Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Vật lý 8 năm 2019-2020

dc096e7cc4e84fe9a7273cabe91fc590
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 4 2022 lúc 23:25:57 | Được cập nhật: 13 tháng 4 lúc 13:41:57 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 83 | Lượt Download: 1 | File size: 0.080384 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC

Tiết PPCT: 18 Ngày soạn: 01/01/2020

Tuần dạy: 18 Lớp dạy: 8A, 8B, 8C, 8D, 8E, 8G

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ LỚP 8 NĂM HỌC 2019 – 2020

  1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Phạm vi kiến thức từ tiết 1 đến tiết 16 (từ bài 1 đến hết bài 12 trong SgK Vật lý 8)

1.2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng trình bày một bài kiểm vật lý

1.3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực trong khi làm bài kiểm tra

2. Chuẩn bị:

2.1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Xây dựng ma trận, nội dung kiến thức cần kiểm tra, hướng dẫn chấm và biểu điểm của bài kiểm tra.

- Đề kiểm tra in sẵn

2.2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn tập kĩ nội dung kiến thức đã được giáo viên ôn tập

- Bút, thước kẻ, giấy nháp

3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số của học sinh trong lớp

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3.3. Tiến trình dạy học

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (TN 40%, TL 60%)

- THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ

Chủ đề

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

THẤP

VẬN DỤNG CAO

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chuyển động cơ học

1

0,5 đ

1

0,5 đ

1

0,5 đ

1

1 đ

1

0,5 đ

5

3 đ

Lực-Quán tính

1

0,5 đ

1

0,5 đ

1

1 đ

3

2 đ

Áp suất - Áp suất chất lỏng - Áp suất khí quyển

1

0,5 đ

1

0,5 đ

1

1,5 đ

3

2,5 đ

Lực đẩy Ac-Si-mét.

1

0,5 đ

1

1,5 đ

1

0,5 đ

3

3,5 đ

Tổng

4

2 đ

3

1,5 đ

1

1 đ

1

0,5 đ

3

4 đ

2

1 đ

14

10 đ

  • NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA

PHÒNG GD & ĐT

TRƯỜNG THCS

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Vật lý 8

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Chuyển động cơ học là:

A. Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác .

B. Sự thay đổi phương chiều của vật.

C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.

D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.

Câu 2: Công thức tính vận tốc là:

A. B. C. D.

Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?

A Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.

B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.

C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.

D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.

Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. Lực ma sát lăn. B. Lực ma sát nghỉ.

C. Lực ma sát trượt. D. Lực quán tính.

Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc .

B. Đột ngột tăng vận tốc.

C. Đột ngột rẽ sang phải .

D. Đột ngột rẽ sang trái.

Câu 6: Đơn vị tính áp suất là:

A. Pa. B.N/ m2.

  1. N/m3. D.Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Muốn giảm áp suất thì:

A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

C. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

D. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

Câu 8: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên.

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.

D. Chỉ số 0.

II. Tự luận: ( 6 điểm)

Câu 7 (1,5 điểm): Một học sinh chạy xe đạp với tốc độ trung bình 4m/s. Biết nhà cách trường học 1,2km.

a/ Hỏi chuyển động của học sinh từ nhà đến trường là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao?

b/ Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường.

Câu 8 (1 điểm): Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ácsimét lớn hơn? Vì sao?

Câu 9 (3,5 điểm): Một vật có khối lượng 4200g và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước.

  1. Tìm thể tích của vật.

  2. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d= 10000N/m3.

  3. Nếu thả vật đó vào thủy ngân thì vật đó chìm hay nổi? Tại sao? Cho trọng lượng riêng của thủy ngân là 130000N/m3.

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂM ĐIỂM

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

1...8

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

A

A

D

D

C

B

4

7

a/ Chuyển động của học sinh là chuyển động không đều.

Vì từ nhà đến trường có đoạn học sinh chạy nhanh, có đoạn học sinh chạy chậm.

b/ - Đổi: s = 1,2km = 1200m

-Thời gian học sinh đi từ nhà đến trường:

vtb = t = = (phút)

0,5đ

0,5đ

0,5đ

8

Thỏi nhôm và thỏi thép có cùng khối lượng thì thỏi nhôm sẽ có thể tích lớn hơn, vì khối lượng riêng của thép lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.

Do đó khi nhúng hai thỏi đó vào nước thì lực đẩy Ác si mét đối với thỏi nhôm lớn hơn.

0,5đ

0,5đ

9

a) Thể tích của vật nhúng trong nước là:

m = D . V

=> V =

=> V = = 400 cm3 = 0,0004 (m3 )

b)Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:

FA = d.V = 10000 . 0,0004 = 4 (N)

c) Nếu thả vât đó vào thủy ngân thì vật đó sẽ nổi vì trọng lượng riêng của vật đó nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân. (10,5g/cm3 =10500N/m3, 10500N/m3 < 130000N/m3).

0,5đ

0,5đ

0,5đ

4. Tổng kết và hướng dẫn học tập

4.1. Tổng kết:

- Nhận xét ý thức của học sinh trong tiết kiểm tra

- Thu bài kiểm tra

4.2. Hướng dẫn tự học

- Nhắc học sinh về nhà chuẩn bị đồ dùng học tập cho học kì II sắp tới.