Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Vật lý 7 trường THCS Quới Điền năm 2018-2019

f43bcd5e2da45d957f532fdb1a68a05d
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 4 2022 lúc 13:15:55 | Được cập nhật: hôm kia lúc 0:02:40 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 25 | Lượt Download: 0 | File size: 0.047616 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THCS Quới Điền
Họ và tên:………………...

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: VẬT LÝ 7
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề phụ)
ĐIỂM

LỜI PHÊ
.............................................
.............................................

Chữ ký giám thị
………………………………..........
Số tờ làm bài:………………

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) (Đề kiểm tra gồm 02 tờ, học sinh làm bài trắc
nghiệm trực tiếp trên tờ 1, nộp lại bài làm trắc nghiệm sau 15 phút kể từ lúc tính giờ
làm bài và nộp bài làm tự luận sau khi kết thúc thời gian kiểm tra)
Câu 1: Trong các cách nào sau đây làm thước nhựa nhiễm điện
A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn
B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần
C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa
D. Đưa thước lại gần nam châm
Câu 2: Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiễm điện dương vì:
A. Vật đó mất bớt điện tích dương
B. Vật đó nhận thêm điện tích dương
C. Vật đó mất bớt electron
D.Vật đó nhận thêm electron
Câu 3: Dòng điện là:
A. Dòng dịch chuyển có hướng
B. Dòng electron dịch chuyển
C. Dòng các điện tích dịch chuyển không có hướng
D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện:
A. Cốc thủy tinh
B. Ruột bút chì
C. Thanh gỗ khô
D. Chén sứ
Câu 5: Nguyên tử có cấu tạo gồm
A. Electron
B. Hạt nhân và electron
C. Hạt nhân
D. Hiện tại khoa học chưa tìm ra được cấu tạo
Câu 6 : Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:
A . Hạt nhân mang điện tích dương, electron mang điện tích âm
B. Êlectrôn âm và electron dương
C. Hạt nhân âm và hạt nhân dương
D. Ion âm và ion dương
Câu 7: Tác dụng phát sáng của dòng điện được ứng dụng để:
A. Chế tạo bóng đèn
B. Chế tạo nam châm
C. Mạ điện
D. Chế tạo quạt điện

Câu 8: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích ?
A. Quạt điện
B. Bàn là điện
C. Bếp điện
D. Nồi cơm điện
Câu 9: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây:
A. Làm nóng dây dẫn
B. Hút các vụn giấy
C. Làm quay kim nam châm
D. Làm tê liệt thần kinh
Câu 10: Hoạt động của nồi cơm điện dựa trên tác dụng nào của dòng điện ?
A .Tác dụng nhiệt và tác dụng từ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học
D. Tác dụng sinh lí và tác dụng từ
Câu 11: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi
A. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện
B. mạch điện có dây dẫn ngắn
C. mạch điện không có cầu chì
D. mạch điện dùng acquy để thắp sáng
Câu 12: Việc làm không đảm bảo an toàn về điện là
A. sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện
B. lắp cầu dao tự động để bảo vệ mạng điện
C. ngắt cầu dao điện khi cần lắp đặt các thiết bị dùng điện
D. sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì

TỰ LUẬN: 7,0 điểm
Câu 1: (2,0 điểm)
Theo em làm thế nào để biết được vật đó đang nhiễm điện. Hãy giải thích cách
làm của em.
Câu 2: (2,0 điểm)
Sử dụng các kí hiệu qui ước, vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Một nguồn điện có 2
pin, 1 bóng đèn và một công tắc K trong trường hợp đèn sáng. Hãy xác định chiều của
dòng điện trong sơ đồ.
Câu 3: (2,0 điểm)
Muốn đo hiệu điện thế 2 đầu dụng cụ điện ta dùng dụng cụ gì ? Nêu cách mắc
dụng cụ này trong mạch điện.
Câu 4: (1,0 điểm)
Nêu 2 ứng dụng thực tế về tác dụng sinh lý của dòng điện mà em biết.
Hết

Đáp án

I. Trắc nghiệm (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án B C
D
B
B
A
A
A
B
B
A
D
II. Tự luận
Câu 1:
Cách 1: Dùng bút thử nhiễm điện kiểm tra nhiễm điện. Nếu đèn bút thử sáng
chứng tỏ vật đó bị nhiễm điện. Nếu đèn không sáng chứng tỏ vật đó không bị nhiễm
điện.
Cách 2: Vật bị nhiễm hút các mẩu giấy. Nếu vật bị nhiễm điện vật sẽ hút các
mẩu giấy vụn, nếu vật chưa nhiễm điện sẽ không hút các mẩu giấy vụn đó.
Câu 2: Mỗi kí hiệu đúng được 0,5 điểm
Câu 3: Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện. Mắc chốt dương
của vôn kế về phía cực dương của nguồn điện, mắc chốt âm của vôn kế về phía cực âm
của nguồn điện. Vôn kế mắc song song với dụng cụ dùng điện.
Câu 4: Đo điện tâm đồ, châm cứu, sơ cấp cứu, lò giết mổ heo,…