Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Vật lý 7 trường THCS Đoàn Thị Điểm năm 2018-2019

61d9b5ecf34b40eb0e2c3abea4cc70ee
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 4 2022 lúc 13:39:47 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 0:04:10 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 79 | Lượt Download: 1 | File size: 0.102424 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 − 2019

Môn kiểm tra: VẬT LÝ 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ SỐ 1 (gồm 04 trang)

Họ tên học sinh: ………………………………………. Lớp: ………….

Lưu ý : Học sinh được phép sử dụng máy tính cầm tay.

I. TRẮC NGHIỆM

Điền chữ cái đứng trước đáp án mà con chọn vào bảng sau: (5 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20

Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy B. Cái gương

C. Mặt trời D. Bóng đèn đang bật

Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:

A. Luôn truyền theo đường gấp khúc

B. Luôn truyền theo đường thẳng

C. Luôn truyền theo đường cong

D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc

Câu 4: Góc phản xạ luôn:

A. Lớn hơn góc tới B. Nhỏ hơn góc tới

C. Bằng góc tới. D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới

Câu 5: Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị

A. 600 B. 400 C. 300 D. 200

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:

A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật

B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật

C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật

D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Câu 7: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm.

Ảnh của ngọn nến cách gương:

A. 14 cm B. 8cm C. 16 cm D. 20cm

Câu 8: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn. B. Ảnh thật, hứng được trên màn

C. Ảnh ảo, hứng được trên màn. D. Ảnh thật, không hứng được trên màn

Câu 9:  Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:

A. ảnh ảo lớn hơn vật B. ảnh thật nhỏ hơn vật

C. ảnh thật lớn hơn vật D. ảnh ảo nhỏ hơn vật

Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?

A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn

B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật

C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng

D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước

Câu 11: Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:

A. Dây đàn B. Hộp đàn

C. Ngón tay gảy đàn D. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn

Câu 12 : Hộp đàn ghi ta có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho đàn

B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra

C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn

D. Để người nghệ sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.

Câu 13: Nguồn âm của cây sáo trúc là:

A. Các lỗ sáo

B. Miệng người thổi sáo

C. Lớp không khí trong ống sáo

D. Lớp không khí ngoài ống sáo

Câu 14: Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là:

A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm sau khi thấy tia chớp

B. Do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh

C. Do vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng

D. Do mắt ta nhìn được từ rất xa còn âm thanh thì chỉ đến gần tai mới nghe được

Câu 15 : Khi nói một vật dao động với tần số 70Hz có nghĩa là:

A. Trong 1 phút vật thực hiện 70 dao động.

B. Trong 1 giờ vật thực hiện 70 dao động.

C. Trong 70 giây vật thực hiện 1 dao động.

D. Trong 1 giây vật thực hiện 70 dao động.

Câu 16: Ta nghe được những âm có tần số

A. từ 200 Hz đến 20.000 Hz B. từ 20 Hz đến 20.000 Hz.

C. từ 2 Hz đến 2000 Hz. A. từ 2 Hz đến 20.000 Hz.

Câu 17: Âm phản xạ là:

A. Âm dội lại khi gặp vật chắn B. Âm đi xuyên qua vật chắn

C. Âm đi vòng qua vật chắn D. Các loại âm trên

Câu 18 : Chọn đáp án đúng :

A. Tiếng vang là âm dội lại khi gặp một vật chắn

B. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cùng một lúc với âm phát ra

C. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng thời gian nhỏ hơn 1/15 giây

D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng ít nhất là 1/15 giây

Câu 19: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Miếng xốp B. Đệm cao su C. Rèm nhung D. Cửa kính

Câu 20 :Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng sấm rền

B. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài

C. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy

D. Tiếng sóng biển ầm ầm

Câu 21: Đánh dấu(Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai : (1đ)

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí
2. Nước không truyền được âm
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su

Câu 22: Chọn từ thích hợp trong những từ sau để vào chỗ trống:

(tần số, biên độ dao động, Hz, dB, trầm, bổng, to, nhỏ)

1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là……………………………….

2. Đơn vị đo độ to của âm là…………………….

3. Âm càng…………………………thì biên độ dao động càng lớn.

4. Âm càng………………………….thì biên độ dao động càng nhỏ.

II. TỰ LUẬN

Bài 1 a, Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. (1đ)

b, Tại sao ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm chúng thường báo cho nhau bằng cách dậm chân xuống đất. (0,5đ)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 2 : a, Một bạn đứng vỗ tay trước miệng một cái giếng sâu cạn nước. Sau 0,7 s kể từ lúc vỗ tay thì bạn ấy nghe thấy tiếng vang. Hỏi giếng sâu bao nhiêu mét? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. (1đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b, Một người bạn của con đang muốn ghi âm một bài hát. Nhưng căn phòng khá rộng, và có tiếng vang khiến lời hát nghe không được rõ. Con sẽ khuyên bạn làm như thế nào để có thể làm giảm được tiếng vang trong căn phòng? (0,5đ)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

- Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
C B B C A C C A D D
Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20
A B C B D B A D D B

Câu 21: Mỗi ý đúng 0,25đ

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí S
2. Nước không truyền được âm S
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí Đ
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su Đ

Câu 22: Mỗi từ điền đúng 0,25đ

1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động

2. Đơn vị đo độ to của âm là dB

3. Âm càng, to thì biên độ dao động càng lớn.

4. Âm càng nhỏ thì biên độ dao động càng nhỏ.

Bài 1
Vì vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất khí. Nên khi dậm chân xuống đất, cả đàn sẽ nhận được tín hiệu nhanh hơn. 0,5đ
Bài 2

Tóm tắt:

t = 0,7s

v = 340m/s

s = ?

0,25đ

Độ sâu của giếng là:

s = \(\frac{v.t}{2}\) = \(\frac{0,7.\ 340}{2}\) = 119 (m)

0,75đ

Cách cách có thể làm để làm giảm tiếng vang trong phòng:

- Treo rèm nhung

- Trải thảm

- Trang trí tường bằng các họa tiết mềm, sần sùi, gồ ghề.

0,5đ

+

UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 − 2019

Môn kiểm tra: VẬT LÝ 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ SỐ 2 (gồm 04 trang)

Họ tên học sinh: ………………………………………. Lớp: ………….

Lưu ý : Học sinh được phép sử dụng máy tính cầm tay.

I. TRẮC NGHIỆM

Điền chữ cái đứng trước đáp án mà con chọn vào bảng sau: (5 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20

Câu 1: Để nhìn thấy một vật:

A. Vật ấy phải là nguồn sáng B. Vật ấy phải được chiếu sáng

C. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật sáng D. Phải có các tia sáng từ vật đến mắt

Câu 2: Tìm nguồn sáng trong những vật sau:

A. Quyển sách B. Mặt Trời

C. Cái bút D. Mặt Trăng

Câu 3: Ánh sáng truyền thẳng trong :

A. Môi trường trong suốt B. Môi trường đồng tính

C. Môi trường trong suốt và đồng tính D. Môi trường bất kì

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng:

A. Góc phản xạ lớn hơn góc tới

B. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới

C. Góc phản xạ bằng góc tới.

D. Góc phản xạ lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới

Câu 5: Cho góc tới bằng 300. Góc phản xạ có giá trị

A. 600 B. 400 C. 300 D. 200

Câu 6: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có kích thước:

A. Lớn hơn vật B. Bằng vật

C. Nhỏ hơn vật D. Không thể so sánh được

Câu 7: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 8cm.

Ảnh của ngọn nến cách gương:

A. 14 cm B. 8cm C. 16 cm D. 20cm

Câu 8: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất:

A. Ảnh ảo, độ lớn bằng vật

B. Ảnh thật, độ lớn bằng vật

C. Ảnh ảo, lớn hơn vật

D. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật

Câu 9: Ảnh ảo của gương cầu lõm:

A. Bằng vật B. Lớn hơn vật

C. Nhỏ hơn vật D. Có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn vật.

Câu 10: Gương cầu lõm thường được dùng làm dụng cụ khám răng vì:

A.Vì ảnh tạo bởi gương nhỏ hơn vật

B. Vì vùng nhìn thấy của gương rộng

C. Vì gương tạo ra chùm tia phản xạ song song

D. Vì ảnh tạo bởi gương lớn hơn vật

Câu 11: Một vật trong 2s thực hiện được 1200 dao động. Tần số của nó là:

A. 300 Hz       B. 60 Hz

C. 600 Hz       D. 1 Hz

Câu 12 :Khi nghe thấy âm thanh phát ra từ một cái trống, bộ phận nào dao động phát ra âm?

A. Màng trống B. Thùng trống

C. Dùi trống D. Cả ba bộ phận trên

Câu 13 : Thùng trống có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho trống

B. Để trống vững chắc hơn

C. Để trống nhìn đẹp hơn

D.Để khuếch đại âm do màng trống phát ra

Câu 14: Khi bầu trời xám xịt, có sấm chớp nguồn âm ở đây là:

A. Các đám mây

B. Các lớp không khí dãn nở mạnh phát ra âm

C. Gió lớn

D. Hơi nước trong không khí

Câu 15 :Khi ta nói vật nào dao động phát ra âm?

A. lưỡi B. miệng

C. dây âm thanh D. không khí trong miệng

Câu 16 :Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là?

A. 130 dB B. 60 dB

C. 100 dB D. 200 dB

Câu 17: Âm phản xạ là:

A. Âm dội lại khi gặp vật chắn

B. Âm đi xuyên qua vật chắn

C. Âm đi vòng qua vật chắn

D. Các loại âm trên

Câu 18: Chọn đáp án đúng:

A. Tiếng vang là âm dội lại khi gặp một mặt chắn

B. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cùng một lúc với âm phát ra

C. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra ít nhất một khoảng thời gian là 1/15 giây.

D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra ít nhất một khoảng thời gian là 15 giây.

Câu 19: Vật nào dưới đây phản xạ âm kém?

A. Sàn gỗ B. Mặt bàn

C. Rèm nhung D. Cửa kính

Câu 20: Theo con âm thanh nào sau đây không phải là ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng chim hót vào buổi sáng

B. Tiếng máy khoan cắt bê tông kéo dài liên tục gần nhà ở

C. Tiếng họp chợ gần trường học

D. Tiếng ô tô bấm còi liên tục

Câu 21: Đánh dấu(Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai: (1 điểm)

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất lỏng
2. Chân không không truyền được âm
3. Vận tốc truyền âm trong chất khí lớn hơn vận tốc truyền âm trong chất lỏng
4. Đệm cao su là vật phản xạ âm tốt

Câu 22: Chọn từ thích hợp trong những từ sau để vào chỗ trống: (1 điểm)

(tần số, biên độ dao động, Hz, dB, trầm, bổng, to, nhỏ)

1. Số dao động trong một giây gọi là……………………………….

2. Đơn vị đo tần số là…………………..

3. Âm càng……………thì tần số dao động càng lớn.

4. Âm càng……………thì tần số dao động càng nhỏ.

II. TỰ LUẬN

Bài 1 : a, Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng: (1đ)

b,Tại sao ở loài chó, khi ngủ chúng thường có thói quen áp tai xuống đất? (0,5đ) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 2 : a, Một tàu đậu cách đáy biển 900m. Tính thời gian kể từ lúc tàu phát ra siêu âm, cho tới khi tàu nhận được siêu âm phản xạ. Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. (1đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b, Con đang học bài. Nhà hàng xóm hát karaoke rất ồn, khiến con không thể tập trung học bài được. Con sẽ làm gì để làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong trường hợp này? (0,5đ)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

- Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
D B C C C B B A B D
Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20
C A D B C A A C C A

Câu 21: Mỗi ý đúng 0,25đ

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí S
2. Nước không truyền được âm Đ
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí S
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su S

Câu 22: Mỗi từ điền đúng 0,25đ

1. Số dao động trong một giây gọi là tần số

2. Đơn vị đo tần số là Hz

3. Âm càng bổng thì tần số dao động càng lớn.

4. Âm càng trầm thì tần số dao động càng nhỏ.

Bài 1
Vì vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất khí. Nên khi áp tai xuống đất, nó sẽ nhận được tín hiệu âm thanh nhanh hơn. 0,5đ
Bài 2

Tóm tắt:

s = 700m

v = 1500m/s

t = ?

0,25đ

Thời gian kể từ lúc tàu phát ra siêu âm tới khi nhận được siêu âm phản xạ là :

t = \(\frac{2.s}{v}\) = \(\frac{2.900}{1500}\) = 1,2 (s)

0,75đ

Cách làm giảm ô nhiễm tiếng ồn:

- Đóng kín các cửa, cửa nên làm bằng vật liệu cách âm để giảm sự truyền âm vào trong nhà

- Treo rèm ở cửa

- Trong và ngoài nhà nên đặt các vật liệu hấp thụ âm tốt.

0,5đ