Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Vật lý 11 TC KT-KT Hồng Lam năm 2021-2022

b98e3613f23cc8cda5f123a651d7219b
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 5 2022 lúc 18:10:08 | Được cập nhật: 8 giờ trước (8:30:35) | IP: 14.185.25.86 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 148 | Lượt Download: 5 | File size: 0.02453 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TC KT-KT HỒNG LAM

KHOA CƠ BẢN

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I –NĂM HỌC

2021-2022

MÔN: VẬT LÍ - LỚP 11

Thời gian làm bài: 50 phút( Không kể thời gian phát đề)

Mã đề: 101

Họ và tên học sinh:...........................................................................

Số báo danh:.....................................................................................

I. TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm)

Câu 1. Công suất có đơn vị là:

A. Cu lông(C). B. Vôn trên mét(V/m).

C. Niutơn(N). D. Oát(W).

Câu 2. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của:

A. các ion âm. B. các ion dương.

C. các nguyên tử. D. các electron tự do.

Câu 3. Dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một vật dẫn. Trong khoảng thời gian 2,0s thì có điện lượng 8,0.10-3 C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Giá trị của I bằng:

A. 4A. B. 4.10-3A. C. 16.10-3A. D. 16A.

Câu 4. Phát biểu nào sau dây là không đúng?

A. electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

B. hạt electron là hạt có khối lượng m=9,1.10-31 kg.

C. hạt electron là hạt có điện tích âm có độ lớn 1,6.10-19 C.

D. nguyên tử có thê mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành iôn.

Câu 5. Một nguồn điện có điện trở trong 1Ω được mắc với điện trở 4Ω thành mạch kín. Suất điện động của nguồn điện là 10V. Cường độ dòng điện trong mạch là:

A. I = 1A. B. I= 3A. C. I = 4A. D. I= 2A.

Câu 6. Một tụ điện có điện dung 2.10-6 F được tích điện ở hiệu điện thế U. Biết điện tích của tụ là

2,5.10-4C. Hiệu điện thế U là:

A. 50V. B. 500V. C. 125V. D. 250V.

Câu 7. Cường độ điện trường có đơn vị là:

A. V/m. B. V.m. C. V. D. N.

Câu 8. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường:

A. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần.

Câu 9. Trên vỏ một tụ điện có ghi 20.10-6F - 200 V. Nối hai bản tụ điện với một hiệu điện thế 150 V. Tụ điện tích được điện tích là:

A. 4.10-3C. B. 6.10-4C. C. 24.10-4C. D. 3.10-3C.

Câu 10. Điện năng được đo bằng:

A. ampe kế. B. vôn kế.

C. công tơ điện. D. tĩnh điện kế.

Câu 11. Trong một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động ξ, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Định luật Ôm cho mạch kín có biểu thức là:

A. \(\ I = \frac{\xi}{R + r}\). B. \(\ I = \frac{\xi}{R - r}\). C. \(\ I = \frac{\xi}{r}\). D. \(\ I = \xi.r\).

Câu 12. Suất điện động của một pin là 1,5V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +4 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.

A. 6 J. B. 3.10-3 J. C. 6.10-3J . D. 3J.

Câu 13. Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho:

A. Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.

D. Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.

Câu 14. Khả năng dẫn điện sắp xếp tốt dần trong môi trường nào sau là đúng:

A. kim loại, chất khí, chất điện phân.

B. chất khí, kim loại, chất điện phân.

C. kim loại, chất điện phân, chất khí.

D. chất khí, chất điện phân, kim loại.

Câu 15. Biết hiệu điện thế UMN = 6V.Hỏi đẳng thức nào dưới đây đúng?

A. VM-VN = 6V. B. VN-VM = 6V. C. VN = 6V. D. VM = 6V.

Câu 16. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng:

A. Trong kĩ thuật mạ điện. B. Trong kĩ thuật đúc điện.

C. Trong ống phóng điện tử. D. Trong kĩ thuật hàn điện.

Câu 17. Dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào?

A. I= q.t. B. I=q.t2. C. I = q2t. D. I =\(\ \frac{q}{t}\).

Câu 18. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó là 2.10-4 N. Độ lớn của điện tích đó là:

A. 0,85.10-3C. B. 1,25.10-3C. C. 1,5.10-3C. D. 2,25.10-3C.

Câu 19. Điện tích q dịch chuyển từ M đến N công của lực điện trường là AMN. Biểu thức hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là:

A. \(U_{MN} = \frac{q}{A_{MN}}\). B. UMN= AMN + q.

C. \(U_{MN} = \frac{A_{MN}}{q}\). D. UMN= q.AMN.

Câu 20. Câu nào dưới đây nói về tính chất điện của kim loại là không đúng?

A. Kim loại là chất dẫn điện.

B. Điện trở suất của kim loại không phụ thuộc vào nhiệt độ.

C. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ôm khi nhiệt độ của dây thay đổi không đáng kể.

D. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.

Câu 21. Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động ?

A. Quạt điện. B. Ấm điện.

C. Acquy đang được nạp điện. D. Bóng đèn dây tóc.

Câu 22. Khi nối hai cực của nguồn điện có công suất 12W với một mạch ngoài thì công do nguồn điện sinh ra trong thời gian 1 phút là :

A. 120J. B. 12J. C. 720J. D. 72J.

Câu 23. Cho một dòng điện cường độ 4A vào bình điện phân dung dịch CuSO4 trong thời gian là 2 phút thì giải phóng bao nhiêu gam đồng? Biết đồng có A= 64; n =2.

A. 0,18g. B. 0,17g. C. 0,19g. D. 0,16g.

Câu 24. Hạt mang tải điện trong chất chất khí là:

A. electron. B. electron, ion dương và ion âm.

C. ion dương và ion âm. D. electron và ion dương.

Câu 25. Mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động ξ sinh ra trong mạch cường độ dòng điện I, nguồn điện sinh công A, thì công thức tính công suất của nguồn điện là:

A. \(P = \frac{\xi}{I}\). B. P = \(\frac{A}{t}\). C. P = A.I D. \(\ P = \xi.I\).

Câu 26. Hạt tải điện trong chất điện phân là:

A. các ion dương, ion âm và các electron.

B. các electron tự do.

C. các nguyên tử.

D. các ion dương và ion âm.

Câu 27. Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6C, đặt trong chân không cách nhau 0,2m thì lực tương tác giữa chúng là:

A. lực hút, có độ lớn 9.10-5N. B. lực hút, có độ lớn 0,9 N.

C. lực đẩy có độ lớn 0,9N. D. lực đẩy, có độ lớn 9.10-5 N .

Câu 28. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

C. Tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

D. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

II. TỰ LUẬN( 3.0 điểm)

Câu 1: Phát biểu và viết biểu thức định luật Fa-ra-đây thứ hai.

Câu 2: Một nguồn điện có suất điện động là E= 6V và điện trở trong r = 0,5Ω. Sử dụng nguồn điện này để thắp sáng bóng đèn 6V-3W.

a) Tính cường độ dòng điện trong mạch khi đó.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn khi đó.

---------------- Hết-----------------

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.