Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Vật lý 10 năm 2017-2018 đề số 10

5209f712dbaa6879d2442bc19f836fe7
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 24 tháng 9 2022 lúc 23:43:02 | Được cập nhật: 5 giờ trước (19:57:59) | IP: 248.53.211.163 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 46 | Lượt Download: 0 | File size: 0.082115 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TPHCM

TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học: 2017 – 2018

Đề thi có 01 trang Môn: Vật Lí 10 – CB
Thời gian: 45’ (không kể thời gian giao đề)
  1. (1,0 điểm) Thế nào là phân tích lực? Nêu điều kiện cân bằng của chất điểm.

  2. (1,0 điểm) Nêu đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật.

  3. (1,0 điểm) Nêu điều kiện xuất hiện lực ma sát trượt? Vẽ lực ma sát trượt tác dụng lên vật ở hình vẽ dưới đây.

  4. (2,0 điểm) Phát biểu định luật Hooke về lực đàn hồi. Viết công thức và nêu ý nghĩa, đơn vị các đại lượng trong công thức.

Áp dụng: Một lò xo nhẹ có hệ số đàn hồi k = 40N/m treo thẳng đứng, đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn vật nặng khối lượng m = 200g. Lấy g = 10m/s2. Tính độ dãn lò xo khi vật nằm cân bằng?

  1. (1,5 điểm) Phát biểu định luật I Newton. Quán tính là gì?

Áp dụng: Một vật đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì các lực tác dụng mất đi thì vật sẽ như thế nào?

  1. (2,0 điểm) Một xe khối lượng 1,5tấn, bắt đầu khởi hành và chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang sau 10s thì xe đi được quãng đường 25m. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Lấy g = 10m/s2.

  1. Vẽ hình các lực tác dụng lên vật.

  2. Tìm gia tốc của vật.

  3. Tính độ lớn của lực \(\overrightarrow{F}\).

  1. (1,5 điểm) Một vật được ném ngang từ độ cao 20m so với mặt đất, cho g = 10m/s2.

  1. Tính thời gian chuyển động của vật.

  2. Để tầm xa được 10m, ta phải ném vật với vận tốc ban đầu bằng bao nhiêu?

  3. Tính vận tốc của vật khi chạm đất.

-----------HẾT-------

Họ và tên HS:……………………… …………………………………. Lớp:…………

Học sinh không được phép sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN

ĐỀ 9 ĐỀ 10 ĐIỂM

Câu 1

(1,0 điểm)

  • Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt các lực ấy. Lực thay thế gọi là hợp lực.

  • Điều kiện cân bằng của chất điểm là hợp lực của các lực tác dụng lên nó bằng không.

\[\boxed{\overrightarrow{F} = \overrightarrow{F_{1}} + \overrightarrow{F_{2}} + \cdots = \overrightarrow{0}}\]

  • Phân tích lực là thay thế 1 lực bằng 2 hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

  • Điều kiện cân bằng của chất điểm là hợp lực của các lực tác dụng lên nó bằng không.

\[\boxed{\overrightarrow{F} = \overrightarrow{F_{1}} + \overrightarrow{F_{2}} + \cdots = \overrightarrow{0}}\]

0,5

0,25

0,25

Câu 2

(1,0 điểm)

  • Đặc điểm:

  • Điểm đặt: hai đầu lò xo.

  • Phương: trùng trục lò xo.

  • Chiều: ngược chiều biến dạng.

  • Độ lớn: Fđh = k.|∆l|

  • Đặc điểm:

  • Điểm đặt : tại trọng tâm vật.

  • Phương : thẳng đứng.

  • Chiều : từ trên xuống.

  • Độ lớn : P = mg

0,25 x 4

Câu 3

(1,0 điểm)

  • Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt của vật khác, gây cản trở chuyển động của vật.

Vẽ đúng chiều + đúng vị trí

0,5

0,25 x 2

Câu 4

(2,0 điểm)

  • Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

\[\boxed{F = \frac{Gm_{1}m_{2}}{r^{2}}}\]

m1; m2: khối lượng của chất điểm (kg).

r: khoảng cách giữa 2 chất điểm (m)..

: hằng số hấp dẫn.

Áp dụng:

\(F = \frac{Gm_{1}m_{2}}{r^{2}}\)

= 6,67.10-8N

  • Định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

\[\boxed{F_{đh} = k.\left| \mathrm{\Delta}\mathcal{l} \right|}\]

  • F đh : lực đàn hồi của lò xo(N).

  • k: độ cứng của lò xo (N/m).

  • Δℓ: độ biến dạng của lò xo (m).

Áp dụng:

Fđh = P ⇒ k.∆l = mg

∆l = 0,05m

0,5

0,5

0,5 (đúng 2/3)

0,25

0,25

Câu 5

(1,5 điểm)

  • Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

\[\boxed{\overrightarrow{F_{AB}} = - \overrightarrow{F_{BA}}}\]

Áp dụng: hai vật chịu 2 lực như nhau.

  • Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

  • Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Áp dụng : vật tiếp tục CĐTĐ với vận tốc 10m/s.

0,5

0,5

0,5

Câu 6

(2,0 điểm)

a. Hình vẽ (đủ 4 lực có véc tơ)

b. Gia tốc: công thức + kết quả ( a = 0,5m/s2)

c. Biểu thức định luật II Newton. Oy: N = P = mg = 200N

Ox : Fk = ma + Fms = 170N

a. Hình vẽ (đủ 4 lực có véc tơ)

b. Gia tốc: công thức + kết quả ( a = 0,5m/s2)

c. Biểu thức định luật II Newton. Oy: N = P = mg = 15000N

Ox : Fk = ma + Fms = 1350N

0,5

0,25 x 2

0,25

0,25

0,5

Câu 7

(1,5 điểm)

Thời gian: công thức + kquả (t = 3s)

Tầm xa: công thức + kết quả (L = 45m)

Vận tốc chạm đất: công thức + kết quả (v = 15\(\sqrt{5}\)m/s).

Thời gian: công thức + kết quả (t = 2s)

Vận tốc ban đầu: công thức + kết quả (v0 = 5m/s)

Vận tốc chạm đất: công thức + kết quả (v = 5\(\sqrt{17}\)m/s).

0,25 x2

0,25 x2

0,25 x2

Lưu ý: Học sinh có thể làm không giống như đáp án nhưng đúng vẫn cho trọn điểm.

Thiếu hoặc sai mỗi đơn vị trừ 0,25đ nhưng không trừ quá 0,5đ trên toàn bài thi.