Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Vật lí 6 trường TH-THCS Hòa Phúc năm 2020-2021

c801e153d42ee2728baa2ab4ba2f054f
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 13 tháng 4 2022 lúc 20:47:18 | Được cập nhật: 23 tháng 4 lúc 2:38:55 | IP: 14.185.139.17 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 30 | Lượt Download: 0 | File size: 0.080896 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HOÀNH BỒ

PHÒNG GD & ĐT MINH HÓA

HTRƯỜNG TH&THCS HÓA PHÚC

KIỂM TRA CUỐI KÌ I

NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn: Vật lý – Lớp 6

Thời gian: 45 phút (Không kể giao đề)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Cấp độ

Tên Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Các phép đo

Biết dụng cụ đo, đơn vị đo của các đại lượng.

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.

- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.

Vận dụng D=m/V để giải bài tập đơn giản.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

2

1,0

10%

0,5

1,0

10%

4,5

3,0

30%

Lực

- Lực là gì?

- Nêu được kết quả tác dụng của lực vào vật.

- Hiểu thế nào là lực đàn hồi.

- Hiểu được kết quả của lực khi tác dụng vào vật.

Vận dụng

P=10m để tính được P khi biết m và ngược lại.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2

20%

2

1

10%

0,5

1,0

10%

3,5

4

40%

Máy cơ đơn giản

Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường.

Tác dụng của máy cơ đơn giản.

Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

0,5

1

10%

2

1

10%

0,5

1

10%

3

3

30%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

3,5

4

40%

6

3

30%

1

2

20%

0,5

1

10%

11

10

100%

PHÒNG GD & ĐT MINH HÓA

HTRƯỜNG TH&THCS HÓA PHÚC

KIỂM TRA CUỐI KÌ I

NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn: Vật lý – Lớp 6

Thời gian: 45 phút (Không kể giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Khoanh tròn vào một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài ?

A. Thước B. Lực kế C. Cân D. Bình chia độ

Câu 2: Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:

A. kg B. N/m3 C. m3 D. m.

Câu 3: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt

B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

C. Trọng lượng của một quả nặng

D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.

Câu 4: Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?

A. Quả bóng bị biến dạng

B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi

C. Không có sự biến đổi nào xảy ra

D. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

Câu 5: Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?

  1. Thước 25cm có ĐCNN tới mm B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm

  1. Thước 20cm có ĐCNN tới mm D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm.

Câu 6: Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu trong phòng thí nghiệm:

Bình: Mình chỉ cần một cái cân là đủ.

Lan: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng.

Chi: Sai bét, phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được chứ.

  1. Chỉ có Bình đúng B. Chỉ có Lan đúng

C. Chỉ có Chi đúng D. Cả 3 bạn cùng sai.

Câu 7: Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

  1. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật

  2. Có thể làm giảm trọng lượng của vật

  3. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật

  4. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật

Câu 8: Một bạn nam và một bạn nữ dùng đòn gánh để cùng khiêng một xô nước nặng. Để bạn nữ khiêng được nhẹ nhàng hơn thì:

  1. bạn nam dịch ra xa xô nước hơn

  2. bạn nữ dịch ra xa xô nước hơn

  3. bạn nữ lại gần xô nước hơn.

  4. cả 3 phương án đều đúng

Câu 9: Kết quả đo thể tích của một chất lỏng là 15,4 cm3 . ĐCNN của bình chia độ dùng để đo thể tích là:

A. 0,3 cm3 B. 1cm3 C. 0,2 cm3 D.0,5 cm3

Câu 10: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:

A. Thể tích bình tràn.

B. Thể tích bình chứa.

C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

D. Thể tích nước còn lại tr ong bình tràn.

Câu 11: Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong vật:

A. 5m B. lít C. 10 gói D. 2 kg

Câu 12: Nên dùng cân nào sau đây để kiểm tra lại khối lượng hàng hóa mà mẹ đi chợ mua?

A. Cân đòn có GHĐ 5kg và ĐCNN 50g

B. Cân đòn có GHĐ 10kg và ĐCNN 0,5kg

C. Cân đồng hồ có GHĐ 15kg và ĐCNN 20g

D. Cân đồng hồ có GHĐ 5kg và ĐCNN 20g

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13: (2 điểm) Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực ?

Câu 14: (3,0 điểm) Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3.

a) Tính khối lượng riêng của vật đó.

b) Tính trọng lượng của vật đó.

Câu 15: (2 điểm)

a) Kể tên các loại máy cơ đơi giản?

b) Muốn đưa một thùng dầu nặng 120 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào?

………….HẾT………..

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

C

B

D

A

D

C

B

B

C

D

C

Điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

B. TỰ LUẬN:

Câu

Đáp án

Điểm

13

- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

0,5

- Kết quả tác dụng của lực:

0,5

+ Làm biến đổi chuyển động của vật.

0,5

+ Làm vật biến dạng.

0,5

14

Tóm tắt:

m = 180kg ; V = 1,2 m3

D = ? ; P = ?

1,0

Giải:

Khối lượng riêng của vật là:

D = = 150 (kg/m3)

1,0

Trọng lượng của vật là:

P = 10.m = 10.180 = 1800 (N)

1,0

15

a) Các loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

1,0

b) Dùng mặt phẳng nghiêng

1,0

* Ghi chú: Nếu học sinh làm cách khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa

Hóa Phúc, ngày 20 tháng 12 năm 2020

Giáo viên ra đề 2:

Đinh Thị Thu Đoan

Giáo viên ra đề 1:

Đinh Đức Huyên