Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Văn 8 trường THCS Quảng Hợp năm 2018-2019

f866842392adf1fa437fb74e347a5b33
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 9 2021 lúc 16:58:46 | Được cập nhật: 26 tháng 3 lúc 1:03:31 | IP: 14.243.135.15 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 327 | Lượt Download: 4 | File size: 0.053062 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH TRƯỜNG THCS QUẢNG HỢP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn - LỚP 8 - MÃ ĐỀ 01 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) SBD: I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ. Con hến, con trai một đời nằm lệch Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng. Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên đầu Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau. ( Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ. Câu 3. Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau ? Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng gi ềng Câu 4. Qua đoạn thơ, em hãy rút ra bài học cuộc sống có ý nghĩa v ới b ản thân mình? II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy vi ết một đo ạn văn ( kho ảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối v ới tâm hồn mỗi con người. Câu 2. (5,0 điểm) Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH TRƯỜNG THCS QUẢNG HỢP ĐÁP ÁN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn - LỚP: 8 MÃ ĐỀ: 01 Phần I HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. 2 Các từ ngữ, hình ảnh : phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm rạ… Điểm 3,0 0,5 0,5 3 - Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan, yêu đời 1,0 - Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. 4 -Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình -Gần gũi, gắn bó với quê hương coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình. LÀM VĂN Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em trình bày về vai trò của quê hương đối với tâm hòn mỗi người. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn, chính tả, dùng từ… Xác định đúng vấn đề nghị luận Triển khai đoạn văn theo nhiều cách, song đảm bảo một số ý sau: - Quê hương- hai tiếng ấy vang lên thật thân thương, nơi ta được sinh ra và lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người. - Quê hương cố ý nghĩa hết sức trang trọng và thiêng liêng đối với tâm hồn con người. Quê hương luôn ấm áp, che chở, dang tay đón nhận khi ta gặp những khó khăn, trắc trở trên bước đường đời. - Quê hương là máu thịt, là tâm hồn ta. Nếu không có tình yêu quê hương, gắn bó với quê hương, luôn có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp, ta sẽ không thể II 1 a b c 1,0 7,0 2,0 0,25 0,25 1, 0 2. thành người với đúng nghĩa của nó. - Đáng buồn cho những ai vì lí do nào đó phải rời bỏ quê hương. Cũng đáng trách cho những ai không yêu quê hương mình. d Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật, có cách diễn đạt độc đáo. I/Mở bài: - Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam: + Chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam. +Chúng ta hãnh diện,trân trọng chiếc áo dài truyền thống này. II/Thân bài: 1.Nguồn gốc, xuất xứ: - Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nghĩa là áo dài đã có từ rất lâu. - Tiền thân của áo dài hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với thời trang của từng thời điểm. 2. Chất liệu vải: phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. 3. Kiểu dáng - Cấu tạo +Áo dài từ cổ xuống đến chân +Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. +Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. +Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. +Khi mặc áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật vóc dáng của người phụ nữ. + Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. - Khẳng định đó là nét đặc trưng khác biệt của chiếc áo dài việt Nam. - Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người. 4. Ý nghĩa. 0,5 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 - Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô. - Áo dài Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. -Từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành tác phẩm mĩ thuật III.Kết bài: - Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam . - Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo *Lưu ý : - Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu cả về bố cục, nội dung. Có tính biểu cảm cao. Trình bày sạch, đẹp. Có thể vấp vài lỗi không đáng trong diễn đạt. - Điểm 3.5-4 : Bài viết đảm bảo nội dung trên, nhưng sức thuyết phục chưa cao. - Điểm 2-3: Xác định được yêu câu của đề ra. Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên nhưng chưa sâu sắc - Điểm 1-2: Xác định được yêu cầu của đề ra. Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên. Trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Bài nộp giấy trắng. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH TRƯỜNG THCS QUẢNG HỢP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: - LỚP 8 - MÃ ĐỀ 02 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) SBD: I.ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Sau tất cả mọi vui buồn chết sống Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống Đang trồng gieo trên khắp nước non ta Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp Người ở giữa cây, cây ở bên người. Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời Cho ta đọc những lời yêu mặt đất. (Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương ) Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2 Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên Câu 3 Chỉ ra hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Câu 4 Em có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả không? Vì sao? “ Người ở giữa cây, cây ở bên người” II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) nói về tầm quan trọng của việc trồng và bảo vệ cây xanh. Câu 2 (5,0 điểm) Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH TRƯỜNG THCS QUẢNG HỢP ĐÁP ÁN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn - LỚP: 8 MÃ ĐỀ: 02 Phầ n I Câu 1 2 3 4 II 1 Nội dung ĐỌC – HIỂU -Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm -Đoạn thơ thể hiện niềm tri ân của tác giả đối với cây. Trong cảm nhận của nhà thơ, cây luôn hiện diện trong cuộc sống, có vai trò quan trọng và có mối liên hệ gắn bó khăng khít với con người. -Hai phép tu từ : điệp từ, nhân hóa ( ngoài ra thí sinh có thể chọn : liệt kê, tiểu đối) -Thí sinh nêu ý kiến riêng của bản thân. Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm của tác giả, nhưng câu trả lời không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. TẬP LÀM VĂN Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) nói về tầm quan trọng của việc trồng cây và bảo vệ cây xanh a) Đảm bảo thể thức của đoạn văn b) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. c) Triển khai nội dung đoạn văn: -Trong cuộc sống mối quan hệ của con người và cây xanh luôn gắn bó. Con người được bao bọc, bảo vệ bởi cây cối và cây cối luôn song hành, gắn bó với con người. -Trong lịch sử dân tộc, cây cối đã cùng với con người đánh giặc, bảo vệ đát nước. - Trong cuộc sống hàng ngày, cây đem lại bóng mát, bầu không khí trong lành, che chở cho con người khỏi thiên tai, lũ lụt, hạn hán - Con người cần có ý thức, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc Điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 0,25 0,25 1,25 2. cây. Đóa cũng là cách để con người bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính mình. d) Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ,có sự liên hệ phù hợp. I/Mở bài: - Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam: + Chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam. +Chúng ta hãnh diện,trân trọng chiếc áo dài truyền thống này. II/Thân bài: 1.Nguồn gốc, xuất xứ: - Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nghĩa là áo dài đã có từ rất lâu. - Tiền thân của áo dài hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với thời trang của từng thời điểm. 2. Chất liệu vải: phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. 3. Kiểu dáng - Cấu tạo +Áo dài từ cổ xuống đến chân +Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. +Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. +Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. +Khi mặc áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật vóc dáng của người phụ nữ. + Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. - Khẳng định đó là nét đặc trưng khác biệt của chiếc áo dài việt Nam. - Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người. 4. Ý nghĩa. - Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô. - Áo dài Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ 0,25 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 Việt Nam. -Từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành tác phẩm mĩ thuật III.Kết bài: - Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam . - Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo *Lưu ý : - Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu cả về bố cục, nội dung. Có tính biểu cảm cao. Trình bày sạch, đẹp. Có thể vấp vài lỗi không đáng trong diễn đạt. - Điểm 3.5-4 : Bài viết đảm bảo nội dung trên, nhưng sức thuyết phục chưa cao. - Điểm 2-3: Xác định được yêu câu của đề ra. Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên nhưng chưa sâu sắc - Điểm 1-2: Xác định được yêu cầu của đề ra. Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên. Trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.