Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Văn 11 trường THPT Tam Quan năm 2015-2016

2bbfc03e03d7c3af1f50073b796c5a16
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 14 tháng 5 2022 lúc 11:12:18 | Được cập nhật: 5 giờ trước (19:34:52) | IP: 14.250.62.92 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 52 | Lượt Download: 0 | File size: 0.090624 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tröôøng THPT Tam Quan KIEÅM TRA HOÏC KÌ II - NAÊM HOÏC: 2015-2016

Toå: Vaên -Söû- Ñòa- CD Moân: Ngöõ vaên K11- Thời gian: 90 phuùt

....... &&&……. ……………&&&…………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ Văn, Khối 11 (CT Chuẩn)

Thời gian: 90 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn 11 của học sinh.

2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 2 theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.

Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:

- Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, nội dung tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học.

- Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức tiếng Việt, Làm văn: nghĩa của câu, đặc điểm loại hình của tiếng Việt, phong cách ngôn ngữ chính luận, thao tác lập luận bác bỏ, thao tác lập luận bình luận,…..

- Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

  • Trắc nghiệm kết hợp tự luận

  • Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm trong 90 phút ở cả hai phần trắc nghiệm và tự luận.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

  • Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 11, học kì 2

  • Chọn các nội dung cần đánh giá.

  • Thực hiện các bước thiết lập ma trận.

  • Xác định khung ma trận:

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

̣n dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

TN

TN

TN

TL

1. Tiếng Việt:

- Nghĩa của câu.

- Đặc điểm loại hình tiếng Việt.

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Nội dung của nghĩa tình thái.

- Các đặc điểm loại hình tiếng Việt.

- Định nghĩa ngôn ngữ chính luận.

Từ đoạn trích, xác định phong cách ngôn ngữ.

3(c2,c7,c8)

1 (c10)

4

0,75

0,25

10% = 1,0

2.Văn học:

- Vội vàng.

- Từ ấy.

- Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Một thời đại trong thi ca.

- Tác giả Pu-skin.

- Nhận biết về tác giả Pu-skin.

- Hiểu về nội dung chính của bài thơ Vội Vàng, Từ Ấy, bài Một thời đại trong thi ca.

- Từ nội dung của tác phẩm lí giải tư tưởng tác giả Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

1(c5)

3(c1,c4,c9)

1 (c6)

5

0,25

0,75

0,25

12.5% = 1,25

3. Làm văn:

- Thao tác lập luận bác bỏ.

- Nghị luận văn học

Nối các cột để hoàn thành các phần trong một bài văn nghị luận bác bỏ.

Nghị luận về một tác phẩm văn học từ đó nêu suy nghĩ cá nhân.

1(c3)

1(Tự luận)

2

0.75

7,0

7.75% = 7,75

…………………………..&&&…………………………….

IV. ĐỀ KIỂM TRA

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là:

  1. Tiếng nói của tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.

  2. Tiếng nói của tình yêu và hạnh phúc.

  3. Tiếng nói của tình cảm cuồng nhiệt.

  4. Tiếng nói của con tim rạo rực của tình yêu đầu đời.

Câu 2: Chọn câu trả lời đầy đủ và chính xác về nội dung của nghĩa tình thái trong câu.

  1. Thái độ, sự đánh giá của người nói được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.

  2. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.

  3. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu hoặc đối với người nghe.

  4. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người nghe.

Câu 3: Nối 2 cột I và II để có được bố cục cho một bài nghị luận bác bỏ:

I II

  1. Mở bài 1. Nêu ý kiến, quan điểm đúng, hoặc rút ra bài học, việc làm cần thiết

  2. Thân bài 2. Nêu rõ ý kiến sai lệch

  3. Kết bài 3. Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ.

Câu 4: Khổ thơ thứ nhất trong bài Từ ấy (Tố Hữu) thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?

  1. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ.

  2. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên.

  3. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.

  4. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca.

Câu 5: Người được xem là: “Mặt trời của thi ca Nga” là ai?

  1. Ta- Go B. Pu-skin

C. Sê-Khốp D. V.Huy-Gô

Câu 6: Phẩm chất nổi bật của Giăng Van-giăng mà Huy gô muốn ca ngợi là gì?

  1. Một con người giàu lòng vị tha

  2. Một sự hi sinh anh dũng

  3. Một người giàu lòng yêu nước

  4. Một người khiêm tốn

Câu 7: Dòng nào sau đây không đúng về đặc điểm loại hình của tiếng Việt?

  1. Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng

  2. Từ không biến đổi hình thái

  3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và các hư từ

  4. Từ có nhiều âm tiết, nhiều nghĩa.

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào /…/ sau để hoàn thành một định nghĩa:

/…./ là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo,… nhằm trình bày, đánh giá những sự kiện, những vấn đề chính trị, xã hội, tư tưởng…theo một quan điểm chính trị nhất định.

Câu 9: Trong đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”, theo Hoài Thanh điều cốt lõi mà thơ mới mang đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ là phong cách thơ mới, đúng hay sai?

  1. Đúng B. Sai

Câu 10: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích sau:

Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm và đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăn cản phá lực lượng thi pháp Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo công ước Liên Hợp Quốc về biển đảo năm 1982. Chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết, bảo vệ vùng biển, chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc…”

  1. Thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

  2. Thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

  3. Thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

  4. Thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

  1. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người tù, người chiến sĩ cách mạng được thể hiện trong bài Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh. Qua đó anh/ chị suy nghĩ gì về bản thân mình trong cuộc sống hiện nay.

……………………….Hết……………………..

V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

♦ 10 câu, mỗi câu đúng: 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

A-2, B-3, C-1

C

B

A

D

Ngôn ngchính luận

B

C

Phần II: Tự luận (7 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học,

  • Có kết cấu chặt chẽ, bố cục bài viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng, biết kết hợp các thao tác lập luận vào bài viết;

  • Chữ viết rõ ràng, bài viết sạch sẽ;

  • Không mắc nhiều lỗi chính tả, cách dùng từ và ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

Ý

NỘI DUNG

Điểm

1

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tác giả, tác phẩm

0.5

2

Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên

+ Sử dụng tứ thơ cổ điển với nét chấm phá hai hình ảnh: cánh chim, áng mây, nhà thơ đã vẽ ra bức tranh nơi núi rừng vào buổi chiều. Tuy nhiên, nhà thơ cảm nhận sự vật ở trạng thái bên trong (cánh chim mỏi mệt, chòm mây lẻ loi). Như vậy giữa người và vật có sự tương đồng. Cảnh vật là thế còn người tù thì cũng rã rời sau một ngày lê bước đường trường. Sở dĩ có sự tương giao ấy là xuất phát từ tấm lòng nhớ nước thương dân, từ khát vọng tự do mạnh mẽ hơn bao giờ hết của người tù, người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. (Lưu ý: Học sinh cần so sánh giữa nguyên tác và phần dịch thơ để làm rõ ý thơ trên)

+ Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên của Bác, dù trong hoàn cảnh nào con người cũng tìm đến với thiên nhiên để hòa hợp, sẻ chia.

1.0

3

Hai câu thơ cuối: Bức tranh cuộc sống, con người:

+ Bức tranh của “xóm núi” là biểu tượng của cuộc sống bình yên. Hình ảnh người thiếu nữ hiện lên trẻ trung, với vẻ đẹp bình dị, khỏe khoắn trong tư thế lao động miệt mài hăng say. Giữa núi rừng mênh mông, thiếu nữ miền sơn cước hiện lên không bị hòa lẫn vào cảnh vật mà trở thành tâm điểm của cảnh vật.

+ Qua hình ảnh lao động của “cô em xóm núi” thể hiện nỗi niềm xót xa của Bác trước nỗi vất vả, khó khăn của con người lao động. Đó là tình thương bao la của Bác.

+ Cuối bài thơ là hình ảnh “lô dĩ hồng”. Ánh hồng của bếp lửa báo hiệu trời đã tối, nhưng không hề lạnh lẽo mà xua đi sự mệt mỏi, mang lại niềm hi vọng ở tương lai.

2.0

4

Khái quát vấn đề, khẳng định giá trị tư tưởng tác phẩm.

+ Như vậy, vẻ đẹp tâm hồn của người tù, người chiến sĩ cách mạng là tình yêu thiên nhiên, là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ đồng bào, nhớ Tổ Quốc da diết của Bác.

+ Là sự sẻ chia nỗi khổ của người dân lao động và ý chí mạnh mẽ vượt lên cảnh ngộ của riêng mình để nâng niu sự sống con người bằng tất cả sự lạc quan, bản lĩnh của một người tù, người chiến sĩ cách mạng. Đó là tâm hồn nhân đạo cao cả của Bác.

1.0

5

Nghệ thuật:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

+ Thi trung hữu họa

+ Vẻ đẹp cổ điển, hiện đại

+ Từ ngữ cô đọng, hàm súc

+ Điệp liên hoàn.

Lưu ý: Học sinh kết hợp trong quá trình phân tích.

0.5

6

Bài học bản thân: Khẳng định ý chí và nghị lực đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần rèn luyện cho mình một kĩ năng sống. Đặt biệt là nghị lực sống, sống có ý chí để vượt qua khó khăn trong cuộc sống để đi đến thành công trong cuộc đời mình. Do vậy cần có ý thức vươn lên trong học tập, vượt qua thử thách trên đường đời.

2.0

Tổng điểm

7.0

BIỂU ĐIỂM:

  • 7-6 điểm: Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Có dẫn chứng với thơ cổ để phát hiện cái mới trong thơ Bác. Diễn đạt lưu loát, nhuần nhuyễn.

  • 5-3 điểm: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nêu trên, có thể mắc vài lỗi chính tả về dùng từ, đặt câu. Chữ viết rõ ràng.

  • 2-1 điểm: Thiếu 2/3 nội dung yêu cầu, mắc nhiều lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả.

  • 0 điểm: Bài làm lạc đề hoặc không viết được ý nào.

…………………….&&&…………………

6