Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 trường TH Việt Dân năm 2019-2020

006fe3504f0314e471a44da48ea1d073
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 24 tháng 4 2022 lúc 23:47:01 | Được cập nhật: 26 tháng 3 lúc 15:20:27 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 71 | Lượt Download: 0 | File size: 0.045595 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH VIỆT DÂN

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 4

NĂM HỌC: 2019 -2020

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ....................................... Lớp 4………………

Trường: ................................................................................

Điẻm Nhận xét
Đọc Viết chung

A. BÀI KIỂM TRA VIẾT: 50 phút

I. Chính tả: Nghe - viết :15 phút (2đ)

Bài: Cánh diều tuổi thơ ( Từ đầu đến...những vì sao sớm) Tiếng Việt 4-Tập

1/Trang 146

II. Tập làm văn: 25 phút ( 8 điểm )

Đề bài : Tả một đồ vật mà em thích 

B. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc thầm và làm bài tập: ( 20 phút)

1.Đọc thầm bài văn sau: (7 điểm)

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:

- Bà ơi!

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

Theo Thạch Lam

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già?( M1 – 0,5 điểm )

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

D. Tóc bạc phơ, nhưng đôi mắt còn sáng,

Câu 2: Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?( M1 – 0,5 điểm)

A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.

C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.

Câu 3: Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?( M 1 – 0,5điểm )

A. Có cảm giác thong thả và bình yên.

B. Có cảm giác được bà che chở.

C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.

Câu 4.: Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?( M2 – 0,5 điểm)

A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.

B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.

C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

Câu 5: Theo em, Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?( M3 – 1 điểm)

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Câu 6: Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?( M4 – 1 điểm)

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Câu 7 :Câu “Cháu về đấy ư ?”được dùng làm gì?( M2 – 0,5 điểm )

A. Dùng để hỏi

B. Dùng để yêu cầu, đề nghị

C. Dùng để thay lời chào

Câu 8: Trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” Có mấy động từ, có mấy tính từ?( M1 – 0,5 điểm)

A. Hai động từ, hai tính từ

B. Hai động từ, một tính từ

C. Một động từ, hai tính từ

Câu 9: Những từ nào cùng nghĩa với từ “hiền”L( M3 – 1 điểm )

A. Hiền hậu, thương yêu

B. Hiền từ, hiền lành

C. Hiền từ, âu yếm

Câu 10: Chọn một từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong câu sau: (hiền lành, hiền hòa, hiền từ, nhân ái)( M2 – 1 điểm )

Dòng sông chảy………………giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bạn Lan lớp em rất………………

Ba em luôn nhìn em với cặp mắt........................

Cụ già ấy là một người.....................................

II.Đọc thành tiếng ( 3 điểm)

Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 70 đến 90 chữ trong số các bài tập đọc trong Tiếng Việt lớp 4 tập I.

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH VIỆT DÂN

MA TRẬN ĐỀ GIỮA HỌC KỲ I - LỚP 4

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: TIẾNG VIỆT

TT

Chủ đề

Mạch KT, KN

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
TN TL TN TL TN TL TN TL
1

Đọc hiểu văn bản:

- Hiểu nội dung bài đọc, ý nghĩa của bài. Tìm hiểu được chi tiết, hình ảnh trong bài.

Số câu 3 1 1 1
Câu số 1,2,3 4 5 6
Số điểm 1,5 0,5 1 1
2

Kiến thức Tiếng Việt:

- Loại từ ( từ ghép, từ láy).

- Xác định nghĩa của các từ , các thành ngữ để trả lời câu hỏi.

- Nắm được kiến thức về dành từ chung, danh từ riêng để làm bài.

Số câu 1 1 1 1
Câu số 8 7 10 9
Số điểm 0,5 0,5 1 1
Tổng Số câu 4 3 2 1
Số điểm 2 2 2 1

PHÒNG GD & ĐT TX ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT DÂN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2019 - 2020

MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT

A. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm).

1. Chính tả : 2 điểm

- Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kỹ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét … ( một lỗi chính tả trừ 0,5 điểm)

- Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn … toàn bài trừ không quá 0,5 điểm

2. Tập làm văn: 8 điểm

Bài tập làm văn tả về đồ vật yêu thích đảm bảo những nội dung sau:

* Mở bài : 1 điểm

- Giới đồ vật định tả :

+ Mở bài trực tiếp.

+ Mở bài gián tiếp.

* Thân bài : 4 điểm

+ Tả bao quát toàn bộ đò vật.

+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.

+ Công dụng của đồ vật

+ Thái độ tình cảm của người viết đối với đồ vật.

* Kết bài : 1 điểm

+ Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ ( 0,5 điểm)

- Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp ( 0,5 điểm)

- Viết bài có sử dụng các biện pháp tu từ ( so sánh , nhân hóa) ( 1 điểm).

- Toàn bài trừ lỗi chính tả và trình bày bẩn không quá 1 điểm

- Tuỳ mức độ làm bài của HS mà Gv có thể ghi các mức điểm:  8 ; 7 ; 6; 5 ; 4 ; 3,…

B. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc hiểu (7 điểm)

Đáp án đúng và biểu điểm:

1 2 3 4 7 8 9
C A C C C A B
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1

Câu 5: Theo em, Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?( M3 – 1 điểm)

Thanh nhận được tình cảm yêu thương ,chăm sóc từ bà.

Câu 6: Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?( M4 – 1 điểm)

Tùy vào cách nói lời cảm ơn và những lời yêu thương nhất với bà để giáo viên cho điểm.

Câu 10: Chọn một từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong câu sau: (hiền lành, hiền hòa, hiền từ, nhân ái)( M2 – 1 điểm )

Dòng sông chảy hiền hòa giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bạn Lan lớp em rất hiền lành.

Ba em luôn nhìn em với cặp mắt hiền từ.

Cụ già ấy là một người hiền từ.

II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: (1 điểm; đạt hai trong ba yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến một yêu cầu: 0 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm, trên 5 lỗi thì mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.

- Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm