Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Sử lớp 9 ĐỀ SỐ 14

e432cf1919a249b17658362a0cc587a8
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 11 2022 lúc 15:24:12 | Update: 7 tháng 12 lúc 10:39:34 | IP: 252.199.129.228 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 132 | Lượt Download: 0 | File size: 0.01739 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 14

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn LỊCH SỬ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi:

Câu 1: Sự khủng hoảng ở Liên Xô bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng:

A. Dầu mỏ B. Lương thực C. Tài chính D. Chính trị

Câu 2: Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Gooc- ba- chốp vào thời gian:

A. Ngày 19/6/1991 B. Ngày 19/7/1991

C. Ngày 19/8/1991 D. Ngày 19/9/1991.

Câu 3: Cộng đồng các quốc gia độc lập ( SNG) gồm có:

A. 10 nước B. 11 nước C. 12 nước D. 13 nước

Câu 4: Chế độ XHCN ở Liên Xô chấm dứt vào thời gian:

A. Ngày 25/9/1991 B. Ngày 25/10/1991

C. Ngày 25/11/1991 D. Ngày 25/12/1991.

Câu 5: Nối thông tin ở hai cột sau cho đúng:

Cột A Cột B
Ngày 8/8/1967 Cộng đồng kinh tế Châu Âu ra đời
Tháng 4/ 1951 Cộng đồng Châu Âu ra đời
Tháng 3/1957 Cộng đồng than- thép Châu Âu được thành lập.
Tháng 7/1967 ASEAN được thành lập
Ngày 3/10/1990 Khối quân sự NATO được thành lập.
Tháng 4/1949 Nước Đức thống nhất hai miền.
Tháng 5/ 1949

Câu 6: Điền thông tin vào chỗ trống để hoàn thành nội dung:

- Mục tiêu của tổ chức ASEAN là: phát triển kinh tế và ………...thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì …………khu vực.

- Tháng 2/1976, các nước ASEAN đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li ( In- đô- nê- xi- a). Hiệp ước xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như: cùng nhau tôn trọng chủ quyền,……..; không can thiệp vào…….., giải quyết các tranh chấp ……….và …………….có kết quả.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: Thế giới sau chiến tranh lạnh chuyển biến theo những xu hướng nào? (2 điểm)

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã phân hóa như thế nào? Em hãy phân tích rõ sự phân hóa đó. (4 điểm).

ĐÁP ÁN

I. Phấn trắc nghiệm:

Câu 1: A. Câu 2: C. Câu 3: B Câu 4: D

Câu 5:

- Ngày 8/8/1967: ASEAN được thành lập.

- Tháng 4/ 1951: Cộng đồng than- thép Châu Âu được thành lập.

- Tháng 3/1957: Cộng đồng kinh tế Châu Âu ra đời.

- Tháng 7/1967: Cộng đồng Châu Âu ra đời.

- Ngày 3/10/1990: Nước Đức thống nhất hai miền.

- Tháng 4/1949: Khối quân sự NATO được thành lập.

Câu 6: Lần lượt điền các từ ngữ sau:

- ….văn hóa…….hòa bình và ổn định.

- ….toàn vẹn lãnh thổ…..công việc nội bộ của nhau…….bằng biện pháp hòa bình…..hợp tác và phát triển.

II. Phần tự luận:

Câu 1: (2đ) .

Thế giới sau chiến tranh lạnh chuyển biến theo các xu hướng sau:

Một là, xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

Hai là, sự tan rã của trật tự hai cực I- an- ta và thế giới đang tiến tơi xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.

Ba là, từ sau Chiến tranh lạnh và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái ( như ở Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi và một số nước ở Trung Á,..)

Câu 2: (4đ)

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội VN ngày càng phân hóa sâu sắc:

Giai cấp địa chủ ở nông thôn ngày càng câu kết chặt chẽ hơn với thực dân Pháp. Chúng chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế, kìm kẹp về chính trị. Cũng có một bộ phận địa chủ yêu nước.

Tầng lớp tư sản ngày càng đông. Phân hóa thành hai bộ phận: Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần yêu nước, song chưa rõ ràng.

Tầng lớp tiểu tư sản thành thị tăng nhanh về số lượng. Nhưng cũng bị tư bản Pháp chèn ép, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, học sinh sinh viên có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ đã trở thành một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.

Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị cướp đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

Giai cấp công nhân ra đời trước chiến tranh, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân VN có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. Đóng vai trò lãnh đạo cách mạng ở nước ta.