Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Sinh 9 trường THCS Phan Thúc Duyện năm 2009-2010

f06f32eb1ba0b2d3a359c08c5a0f6a39
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 9 2021 lúc 16:13:38 | Được cập nhật: hôm kia lúc 7:25:20 | IP: 14.175.222.19 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 151 | Lượt Download: 0 | File size: 0.789504 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN Trường THCS Phan Thúc Duyện ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn :Sinh học 9 Chương I.Các thí nghiệm của Menden -Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menden -Các thí nghiệm, các qui luật, cơ sở di truyền học. Chương II. Nhiễm sắc thể -Cấu tạo hóa học và chức năng của NST -Sự biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào,Nguyên phân,giảm phân. -Sự phát sinh giao tử và thụ tinh. -Cơ chế xác định giới tính -Di truỳen liên kết Chương III.ADN và gen -Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của AND -Khả năng tự nhân đôi của AND -Mối quan hệ giữa gen và tính trạng ChươngIV.Biến dị -Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế phát sinh và hậu quả các loại biến dị -So sánh thường biến với đột biến Chương V. Di truyền học với con người -Nội dung, vai trò của các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người -Nguyên nhân ,biểu hiện,các bệnh và tật di truyền ở người. THIẾT KẾ MA TRẬN Các chủ đề chính Chương I TN của MD Chương II NST Chương III AND và Gen Chương IV Biến dị ChươngV DTH với người Tổng Nhận biết TNKQ TL 1câu 0,5đ 1câu 0,5đ 1câu 1đ 2câu 1đ 1câu 1đ Các mút độ nhận thức Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL 1câu 0,5đ 1câu 1câu 1đ 1đ 1câu 1câu 1đ 2đ 1câu 1câu 1đ 1đ 1câu 0,5đ 3câu 3câu 1câu 1câu 2,5đ 4đ 0,5đ 1đ Tổng 1câu 0,5đ 4câu 3,5đ 3câu 3,5đ 2câu 2đ 1câu 0,5đ 10 câu 10đ Trường THCS Phan Thúc Duyện Họ và tên:………………………………… Lớp:…Chín/……………………………… Phòng thi: - SBD: ĐIỂM : ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2009- 2010 MÔN: SINH VẬT - LỚP: 9 Thời gian: 45 phút NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ I.Chọn câu đúng nhất và khoanh tròn chữ cái đầu câu (2đ) 1. NST giới tính tồn tại ở loại tế bào nào? a.Tế bào sinh dục b.Tế bào sinh dưỡng c.Tế bào thần kinh d.Cả 3 loại trên 2. Ở người mắt nâu (A) là trội so với mắt đen (a).Bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con của họ chắc chắn là mắt đen? a.Bố mắt nâu AA, mẹ mắt nâu Aa b.Bố và mẹ cùng mắt nâu Aa c.Bố và mẹ cùng mắt đen aa d.Bố mắt đen aa,mẹ mắt nâu AA 3. Có thể quan sát hình thái NST rõ nhất ở kì nào trong chu kì tế bào? a.Kì trung gian b.kì đầu c.Kì giữa d.Kì cuối 4. Bệnh Đao là hậu quả của loại đột biến nào? a.Đột biến dị bội thể b.Đột biến gen lặn c.Đột biến cấu trúc NST d.Đột biến đa bội thể II.Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống : (1đ) Trong chu kì tế bào NST tự……………..trong kì trung gian và sau đó phân li trong ……………….nhờ đó nguyên phân tạo nên hai tế bào con có …………giống y như tế bào mẹ. Nhờ có khả năng tự nhân đôi mà NST có chức năng………………………..thông tin di truyền. III.Nối cột A với cột B cho phù hợp (1đ) A B Kết quả 1.Thường biến a.là những biến đổi bên trong cấu trúc của gen thường liên quan 1-> đến một hoặc một số cặp Nu 2.Đột biến gen b.là những biến đổi trong cấu trúc của NST thường liên quan đến 2-> một hoặc một số đoạn ADN 3.Đột biến cấu c.là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể do 3-> trúc NST ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. 4.Đột biến d.là những biến đổi số lượng NST phát sinh ra thể dị bội hoặc 4-> số lượng NST thể đa bội. IV.Tự luận: (6đ) 1. Thể dị bội là gì? Gồm những dạng nào? Vẽ sơ đồ và trình bày cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm.(2đ ) 2. Hãy viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trang? (2đ) 3. Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến (1,5đ) 4. Viết các loại giao tử có thể có của cá thể có kiểu gen AABbCCDd (0,5đ) BÀI LÀM .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... ....................... ĐÁP ÁN –THANG ĐIỂM KIỂM TRA HỌC Kì I NĂM HỌC 09-10 MÔN : SINH HỌC 9 I.Chọn câu đúng nhất 2đ, mỗi câu chọn đúng 0,5 đ 1.d 2.c 3.c 4.a II.Điền từ hoặc cụm từ chính xác 1 đ, mỗi vị trí đúng 0,25 đ (1) Tự nhân đôi (2) Nguyên phân (3) Bộ NST (4) Lưu giữ và truyền đạt III.Nối cột A với cột B đúng 1 đ .Mỗi cột đúng 0,25 đ 1->c 2 -> a 3 -> b 4 -> d IV Tự luận 6 đ Câu 1 (2 đ)- - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. - Thể dị bội gồm các dạng: + thể 1 nhiễm: 2n-1 + thể 3 nhiễm: 2n+1 + thể 4 nhiễm: 2n+2 + thể không nhiễm: 2n-2 - Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm: + Do ở một bên bố hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử đột biến: một loại giao tử mang cả cặp NST tương đồng và một loại giao tử khuyết nhiễm. + Các giao tử đột biến này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tạo hợp tử phát triển thành thể 3 nhiễm và thể một nhiễm. Trường hợp hình thành bệnh Đao và bệnh Tơcnơ khác nhau: bệnh Đao ở người do có thể 3 nhiễm ở cặp NST thứ 21, bệnh Tơcnơ ở người 00 có thể một nhiễm ở cặp NST giới tính XX. Câu 2: (2 đ) - Sơ đồ: Gen (một đoạn ADN)→mARN → Protein → Tính trạng. - Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng: + Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. + Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí cùa tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Tóm lại: thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng. Câu 3: 1,5 đ -Sự khác nhau về nguyên nhân 0,5 đ -Sự kác nhau về tính chất 0,5 đ -Sự khác nhau vai trò 0,5 đ Câu 4: Viết đúng 4 loại giao tử:ABCD , ABCd , AbCD , AbCd (0,5 đ) Nếu viết đúng 1 đến 3 giao tử, mỗi giao tử 0,1 đ