Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017

65326be62cd36675ca975509527b7dd0
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 10 2022 lúc 19:43:00 | Được cập nhật: 26 tháng 3 lúc 8:58:28 | IP: 254.99.212.12 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 46 | Lượt Download: 3 | File size: 0.09728 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN THI: Sinh 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề lẻ (Dành cho số báo danh lẻ)

Câu 1 (2 điểm)

a. Gen là gì? Cho ví dụ minh họa.

b. Từ 4 loại nu (A, T, G, X) đã tạo ra bao nhiêu bộ ba? Trong đó có 1 số bộ ba không mã hóa cho aa nào, em hãy kể tên các bộ ba đó.

Câu 2 (3 điểm)

a. Thế nào là thể đột biến? Kể tên các dạng đột biến gen?

b. Trình bày cơ chế phát sinh và ý nghĩa của đột biến lệch bội?

c. Hội chứng Đao và hội chứng tơcnơ ở người liên quan đến cặp NST nào, thuộc dạng nào của đột biến lệch bội?

Câu 3 (2 điểm)

a. Nhiễm sắc thể giới tính là gì? Nêu đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X?

b. Cho biết gen a quy định tính trạng dính ngón tay 2 và 3; gen a chỉ nằm trên NST giới tính Y.

Một phụ nữ bình thường kết hôn với một người chồng bị dính ngón tay 2 và 3. Cặp vợ chồng này muốn sinh con không bị tật dính ngón 2 và 3. Bằng kiến thức sinh học, em hãy tư vấn cho cặp vợ chồng này nên sinh con gì? Giải thích tại sao?

Câu 4 (3 điểm)

a. Một loài có bộ NST 2n = 24. Tính số lượng NST ở các dạng: thể một, thể ba, thể tam bội, thể tứ bội?

b. Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

3 …GGA TTX GXA… 5

Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen, trình tự các nuclêôtit trên mARN, trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit? Biết các codon mã hóa các aa tương ứng như sau: XGU - aa Arg; AAG - aa Lys; XXU - aa Pro.

c. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Xét phép lai (P) ♂AaDDEe × ♀ AaDdee. Xác định tỉ lệ kiểu hình giống mẹ ở F1.

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN THI: Sinh 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề chẵn (Dành cho số báo danh chẵn)

Câu 1 (2 điểm)

a. Mã di truyền là gì? Nêu tên bộ ba có chức năng mã hóa aa mêtiônin ở sinh vật nhân thực.

b. Mã di truyền có đặc điểm gì?

Câu 2 (3 điểm)

a. Thế nào là đột biến gen? Nêu nguyên nhân gây ra đột biến gen?

b. Thế nào là đột biến lệch bội? Kể tên 2 dạng đột biến lệch bội?

c. Hội chứng Claiphentơ và hội chứng 3X ở người liên quan đến cặp NST nào, thuộc dạng nào của đột biến lệch bội?

Câu 3 (2 điểm)

a. Trình bày cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể?

b. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người do 1 gen lặn nằm trên NST X quy định.

Một phụ nữ bị bệnh mù màu kết hôn với một người chồng bình thường. Cặp vợ chồng này muốn sinh con không bị mù màu. Bằng kiến thức sinh học, em hãy tư vấn cho cặp vợ chồng này nên sinh con gì? Giải thích tại sao?

Câu 4 (3 điểm)

a. Một loài có bộ NST 2n = 20. Tính số lượng NST ở các dạng: thể một, thể ba, thể tam bội, thể tứ bội?

b. Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

3 …XXX GGG TXG… 5

Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen, trình tự các nuclêôtit trên mARN, trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit? Biết các codon mã hóa các aa tương ứng như sau: GGG – aa Gly; XXX – aa Pro; AGX – aa Ser ;

c. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Xét phép lai (P) ♂ AabbDd x ♀ aaBbDd. Xác định tỉ lệ kiểu hình giống bố ở F1.

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐÁP ÁN HỌC KỲ I SINH 12

NĂM HỌC 2016 – 2017

Đề lẻ

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

a. Gen là 1 đoạn của pt ADN mang TTDT mã hóa 1 phân tử ARN hoặc 1 chuỗi polipeptit.

- Lấy 1 VD đúng VD như: gen Hb là gen mã hóa cho chuỗi polypeptit góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hồng cầu. (có thể lấy VD khác)

b. - Từ 4 loại nu đã tạo ra 43 = 64 bộ 3

- Trong đó có 3 bộ 3 không mã hóa aa nào --> bộ 3 kết thúc là: UAG, UAA, UGA

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,75đ

Câu 2

a. Thể ĐB là những cá thể mang gen ĐB đã biểu hiện ra KH.

- Kể tên các dạng đột biến gen: thay thế cặp Nu, mất cặp Nu, thêm cặp Nu.

b. Cơ chế phát sinh và ý nghĩa của ĐB lệch bội:

- Cơ chế phát sinh: Có thể trình bày bằng sơ đồ hoặc bằng lời như sau:

+ Do sự rối loạn phân bào làm cho 1 cặp NST không phân li trong giảm phân cho 2 loại giao tử: (n-1) và (n+1).

+ Giao tử (n+1) kết hợp với giao tử thường (n) --> H.tử là thể 3 (2n+1). Giao tử (n-1) kết hợp với giao tử thường (n) --> H.tử là thể 1 (2n-1).

- Ý nghĩa:

+ Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa

+ Trong chọn giống có thể sử dụng các cây không nhiễm để đưa các NST theo ý muốn vào cây lai

c. - Hội chứng Đao: liên quan tới cặp NST 21, thể ba

- Hội chứng Tơcnơ: liên quan tới cặp NST 23, thể một

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

Câu 3

a. - Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính …

- Kết quả phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ kiểu hình khác nhau ở hai giới. Tính trạng lặn dễ biểu hiện ở giới XY (Di truyền chéo)

b. Tư vấn cho cặp vợ chồng này nên sinh con gái vì:

- Gen a nằm trên NST Y di truyền thắng -> người bố chỉ truyền giao tử Ya cho con trai do vậy nếu sinh con trai chắc chắn có tật giống bố (dính ngón tay 2 và 3). Nếu sinh con gái chắc chắn bình thường, không bị dính ngón tay 2 và 3.

- Viết SĐL: P ♀XX x ♂XYa

F1 XX : XYa

(con gái BT, con trai bị dính ngón tay)

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 4

a. Thể một 24 – 1 = 23 NST

thể ba 24 + 1 = 25 NST

thể tam bội 3n = 36 NST

thể tứ bội 4n = 48 NST

b. Mạch gốc 3 …GGA TTX GXA… 5

Mạch bổ sung 5XXT AAG XGT3

mARN 5XXU AAG XGU3

Polipeptit ... Pro Lys – Arg ...

c. Xét phép lai (P)

AaDDEe × ♀ AaDdee. Xác định tỉ lệ kiểu hình giống mẹ ở F1.

- Kiểu hình giống mẹ (A – D – ee) = 3/4 * 1 * 1/2 = 3/8

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

Đề chẵn

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

a. Khái niệm mã di truyền...

- Tên bộ 3: AUG (mã mở đầu)

b. Trình bày các đặc điểm của mã di truyền.

- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau.

- Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

- Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, Trừ AUG và UGG.

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 2

a. - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen…

- Nguyên nhân: do tác động lí, hóa hay sinh học ở ngoại cảnh hoặc những rối loạn sinh lí, sinh hóa của tế bào (yếu tố bên trong).

b. Đột biến lệch bội là ĐB làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng

- Kể tên 2 dạng đột biến lệch bội: thể một, thể ba...

c. - Hội chứng Claiphentơ: liên quan tới cặp NST 23, thể ba

- Hội chứng 3X: liên quan tới cặp NST 23, thể ba

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 3

a. Cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể:

- ĐV có vú, ruồi giấm: con cái XX; con đực XY

- ĐV chim, bướm: con cái XY; con đực XX

- Châu chấu: con cái XX; con đực XO (X)

b. Tư vấn cho cặp vợ chồng này nên sinh con gái vì:

- Quy ước ...

- Mẹ bị bệnh mù màu có kiểu gen lặn XmXm ; Bố bình thường có kiểu gen XMY. Nếu sinh con trai chắc chắn bị mù màu do con trai nhận Xm từ mẹ, sinh con gái bình thường (XMXm).

- Viết SĐL: P ♀XmXm x ♂ XMY

F1 XM Xm : XmY(con gái BT : con trai bị mù màu)

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,25đ

Câu 4

a. Thể một 20 – 1 = 19 NST

Thể ba 20 + 1 = 21 NST

Thể tam bội 3n = 30 NST

Thể tứ bội 4n = 40 NST

b. Mạch gốc 3/... XXX GGG TXG... 5/

Mạch bổ sung : 5/ ... GGG XXX AGX ... 3/

mARN 5/ ... GGG XXX AGX ... 3/

Polipeptit ... Gly – Pro – Ser ...

c. P ♂ AabbDd x ♀ aaBbDd

- Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố (A-bbD-) = 1/2 x 1/2 x 3/4 = 3/16

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ