Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 ĐỀ SỐ 6

a88a6ec0ef82f722f1fd91eb444e33e7
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 22:55:05 | Được cập nhật: 16 tháng 4 lúc 12:20:27 | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 47 | Lượt Download: 0 | File size: 0.025094 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN SINH HỌC LỚP 10

Thời gian: 45 phút

Câu 1: Tổng số nu loại G với nu khác bằng 40%. Tỉ lệ % số nu mỗi loại của gen là:

A. A = T = 30%; G = X = 20% B. A = T = 20%; G = X = 20%

C. A = T = 20% ; G = X = 30% D. A = T = 40%; G = X = 20%

Câu 2: Một gen có khối lượng 540000 đvC và có 2320 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng :

A. A = T = 520, G = X = 380 B. A = T = 360, G = X = 540

C. A = T = 380, G = X = 520 D. A = T = 540, G = X = 360

Câu 3: Một gen có 3600 nu và có số nu loại Guanin gấp đôi số nu loại Ađênin. Số nu mỗi loại của gen là:

A. A = T = 800; G = X = 1600 B. A = T = 400; G = X = 800

C. A = T = 300 ; G = X = 600 D. A = T = 600; G = X = 1200

Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

Câu 5: Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây ?

A. Thành tế bào B. Tế bào chất C. Màng sinh chất D. Vỏ nhày

Câu 6: Một gen có chiều dài 1938 A0 và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp khi gen tự nhân đôi 3 lần là :

A. A = T = 1750; G = X = 2380 B. A = T = 2380; G = X = 1750

C. A = T = 2450; G = X = 1540 D. A = T = 1540; G = X = 2450

Câu 7: Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmon insulin ở người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được hoocmon insulin vì mã di truyền có tính:

A. Tính đặc trưng B. Tính phổ biến C. Tính thoái hóa D. Tính đặc hiệu

Câu 8: Protein có mấy bậc cấu trúc không gian?

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 9: Vùng kết thúc của gen có nhiệm vụ:

A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã B. Mang thông tin mã hóa các axit amin

C. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã D. Kiểm soát quá trình phiên mã

Câu 10: Loại bào quan có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:

A. Ti thể B. Ribôxôm C. Lục lạp D. không bào

Câu 11: Một gen nhân đôi đã sử dụng của môi trường 42300 nuclêôtit, các gen con được tạo ra chứa 45120 nuclêôtit. Số lần nhân đôi của gen nói trên là:

A. 6 lần B. 4 lần C. 7 lần D. 5 lần

Câu 12: Quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất không cần cung cấp năng lượng (ATP) là:

A. Vận chuyển thụ động B. Vận chuyển chủ động

C. Xuất bào D. Nhập bào

Câu 13: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất ?

A. Tế bào biểu bì B. Tế bào xương C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào cơ tim

Câu 14: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào)

(1) Chênh lệch nồng của chất A ở trong và ngoài màng

(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A

(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào

(4) Kích thước và hình dạng của tế bào

Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào?

A. 1, 2, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 4

Câu 15: Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ ?

A. Vi khuẩn B. Tế bào thực vật C. Virut D. Tế bào động vật

Câu 16: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:

A. NTBS, bán bảo toàn. B. Bổ sung.

C. Bán bảo toàn. D. Bổ sung và bảo toàn.

Câu 17: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của:

1. ADN dạng xoắn kép     2. ARN thông tin       3. ARN vận chuyển   4. Prôtêin 5. ARN ribôxôm

Câu trả lời đúng:

A. 1, 3, 5 B. 2, 3, 5 C. 1, 2, 4 D.  1, 2, 3

Câu 18: Giữa các nuclêôtit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện liên kết hoá học nối giữa :

A. axít và bazơ B. Đường và đường C. Bazơ và đường D. Đường và axít

Câu 19: Mã di truyền là:

A. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

B. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Câu 20: Loại nucleotit không có trong cấu trúc của ADN là:

A. Ađênin B. Timin C. Xitôzin D. Uraxin

Câu 21: Gen dài 0,6120 chứa bao nhiêu chu kì xoắn?

A. 246 B. 123 C. 180 D. 128

Câu 22: Một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự nu như sau: TAXGXA . Trật tự các nucleotit của đoạn mạch tương ứng là:

A. TAXGXA B. AXGXAT C. ATGXGT D. AGTXGA

Câu 23: Bào quan có chức năng quang hợp là :

A. Không bào B. Lục lạp C. Nhân con D. Ti thể

Câu 24: Các nguyên tố chiếm phần lớn trong cấu tạo của cơ thể sống là:

A. C, H,O, P B. C, H, N, S C. C, H, O, N D. C, H,O, S

Câu 25: Điều sau đây đúng khi nói về đặc điểm của vi khuẩn là:

A. Cơ thể chưa có cấu tạo tế bào B. Có tốc độ sinh sản rất nhanh

C. Cơ thể đa bào D. Tế bào có nhân chuẩn

Câu 26: Đặc điểm của các cấp tổ chức sống là:

A. Hệ thống mở và tự điều chỉnh B. Liên tục tiến hóa

C. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc D. Cả A,B và C đều đúng

Câu 27: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

A. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.

B. Nối các đoạn Okazaki với nhau.

C. Lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN.

D. Tháo xoắn phân tử ADN.

Câu 28: Vai trò của nước đối với tế bào là:

A. Môi trường diễn ra các phản ứng sinh hóa B. Thành phần cấu tạo nên tế bào

C. Dung môi hòa tan các chất D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 29: Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền:

(1) là mã bộ ba (2) gồm 62 bộ ba (3) có 3 mã kết thúc (4) được dùng trong quá trình phiên mã

(5) Mã hóa 25 loại aa (6) mang tính thoái hóa (7) chỉ có một bộ ba mã hóa cho aa mở đầu

A. 3 B. 4 C. 6 D. 5

Câu 30: Trong môi trường có 3 loại nucleotit là A, G, X có thể tạo thành tối đa bao nhiêu loại bộ ba khác nhau?

A. 27 B. 8 C. 64 D. 37

Câu 31: Chất nào dưới đây thuộc loại đường Pôlisaccarit

A. Xenlulôzơ B. Mantôzơ C. Đisaccarit D. Hêxôzơ

Câu 32: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối là:

A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza

Câu 33: Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là :

A. Có cấu trúc một mạch B. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit

C. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân D. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân

Câu 34: Tự nhân đôi ADN còn được gọi là quá trình:

A. Phiên mã B. Tự sao C. Giải mã D. Sao mã

Câu 35: Trong dung dịch ưu trương, tế bào thực vật có hiện tượng:

A. Co nguyên sinh B. Nhăn nheo C. Trương nước D. Mềm yếu

Câu 36: Lipit là chất có đặc tính

A. Tan nhiều trong nước B. Không tan trong nước

C. Tan rất ít trong nước D. Có ái lực rất mạnh với nước

Câu 37: Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là:

I. Số lượng mạch, số lượng đơn phân.

II. Cấu trúc của 1 đơn phân khác nhau ở đường; trong ADN có T không có U còn trong ARN thì ngược lại.

III. Về liên kết giữa H3PO4 với đường C5.

IV. Về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric.

A.   I, II, III, IV. B.  I, II, IV C.  I, III, IV. D. II, III, IV.

Câu 38: Tế bào bị mất nước trong môi trường nào?

A. Nước tinh khiết B. Nhược trương C. Đẳng trương D. Ưu trương

Câu 39: Phân tử có cấu trúc một mạch và có 3 thùy tròn, một thùy có bộ ba đối mã là:

A. ADN B. rARN C. mARN D. tARN

Câu 40: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là:

A. Khuyếch tán B. Thụ động C. Thực bào D. Tích cực

ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
ĐA A C D A A D B B
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
ĐA C B B A D C A C
Câu 17 18 19 20 21 22 23 24
ĐA A D C D C C B C
Câu 25 26 27 28 29 30 31 32
ĐA B D C D B A A D
Câu 33 34 35 36 37 38 39 40
ĐA A B A B B D D C

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------