Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 ĐỀ SỐ 10

8fd16d1a375b5afe073732f2ada83c86
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 22:55:54 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 2:41:07 | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 64 | Lượt Download: 0 | File size: 0.021037 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 10

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN SINH HỌC LỚP 10

Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1: ATP được xem như là đồng tiền năng lượng vì

A. ATP là hợp chất giàu năng lượng.

B. ATP là dạng năng lượng cung cấp trực tiếp và thường xuyên cho mọi hoạt động sống của tế bào.

C. ATP là hợp chất cao phân tử.

D. ATP có hình dạng giống đồng tiền.

Câu 2: Vì sao nói tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản nhất của thế giới sống?

A. tất cả các tế bào đều có cấu tạo cơ bản giống nhau.

B. có các đặc điểm đặc trưng của sự sống.

C. tế bào có nhiều bào quan với những chức năng quan trọng.

D. Vì tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng.

Câu 3: Gen có 96 chu kỳ xoắn và có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit là A=1/3G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

A.   A = T = 120;  G = X = 360. B.   A = T = 240;  G = X = 720.

C.   A = T = 720;  G = X = 240. D.   A = T = 360;  G = X = 120.

Câu 4: Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là

A. Có cấu trúc một mạch. B. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân.

C. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân. D. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit.

Câu 5: Dấu hiệu nào để phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Có hay không có thành tế bào. B. Có hay không có ribôxôm.

C. Có hay không có màng sinh chất. D. Có hay không có màng nhân.

Câu 6: Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là

A. K, C, Na, P. B. C, H, O, N.

C. Cu, P, H, N. D. Ca, Na, C, N.

Câu 7: ATP là

A. hợp chất tham gia vào tất cả các phản ứng hóa học.

B. hợp chất hóa học được cấu tạo từ ađênin, đường ribôzơ và 2 nhóm photphat.

C. hợp chất cao năng (vì liên kết giữa hai nhóm photphat cuối cùng trong ATP dễ bị bẽ gãy để giải phóng năng lượng).

D. hợp chất hóa học và chứa các liên kết giàu năng lượng.

Câu 8: Thuật ngữ nào bao gồm các thuật ngữ còn lại?

A. Đường đa. B. Đường đôi. C. Đường đơn. D. Cacbohidrat.

Câu 9: Nồng độ natri trong tế bào là 0,3% và nồng độ natri trong dịch ngoại bào là 0,5%. Natri sẽ được vận chuyển vào trong tế bào bằng cách nào?

A. Thẩm thấu. B. Vận chuyển thụ động.

C. Khuếch tán. D. Vận chuyển chủ động.

Câu 10: Theo Whitaker và Magulis, thế giới sống được chia thành những giới sinh vật nào?

A. Giới thực vật, giới động vật, giới nấm, giới nguyên sinh và virut.

B. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật và vi sinh vật.

C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật.

D. Virut, giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật và virut.

Câu 11: Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua bị vón cục và đóng thành từng mảng? Ý nào sau đây được dùng để giải thích cho hiện tượng nói trên?

(1) Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin quay phần kị nước vào trong và phần ưa nước ra bên ngoài.

(2) Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài.

(3) Do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này liên kết với phần kị nước của phân tử kia làm cho chúng kết dính với nhau.

(4) Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần ưa nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài.

(5) Do các phần ưa nước của phân tử này liên kết với phần ưa nước của phân tử kia làm cho chúng kết dính với nhau.

Phương án đúng là

A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (5). D. (1), (4), (5).

Câu 12: Enzim có bị biến đổi khi tham gia xúc tác phản ứng không?

A. Mất năng lượng. B. Không bị biến đổi.

C. Bị sử dụng hoàn toàn. D. Thay đổi cấu hình mãi mãi.

Câu 13: Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi thế gì?

A. Trao đổi chất với môi trường nhanh, sinh trưởng nhanh và sinh sản nhanh.

B. Xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.

C. Tránh sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó nhìn thấy.

D. Tiêu tốn ít thức ăn.

Câu 14: Chức năng của nhân tế bào là

A. vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào.

B. duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

C. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.

D. mang thông tin di truyền.

Câu 15: Khi ta nhỏ vài giọt oxi già ( H2O2) lên lát khoai tây sống trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Hiện tượng đó được giải thích như thế nào?

A. Sủi bọt khí nhiều trên bề mặt lát khoai. Vì enzim catalaza trong lát khoai tây sống có hoạt tính yếu.

B. Không sủi bọt khí trên bề mặt lát khoai. Vì enzim catalaza trong lát khoai tây sống không có hoạt tính mạnh.

C. Sủi bọt khí nhiều trên bề mặt lát khoai. Vì enzim catalaza trong lát khoai tây sống có hoạt tính mạnh.

D. Sủi bọt khí ít trên bề mặt lát khoai. Vì enzim catalaza trong lát khoai tây sống có hoạt tính mạnh.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Trong các bào quan có trong tế bào nhân thực, hãy cho biết bào quan nào được ví như “nhà máy điện” ?

b) Trình bày cấu tạo và chức năng của bào quan đã xác định được trong câu a?

Câu 2. (1,5 điểm)

a) Vận chuyển chủ động là gì?

b) Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 2 tế bào biểu bì vẩy hành (1) và (2) có kích thước và khối lượng bằng nhau cho vào 2 môi trường khác nhau

- Tế bào biểu bì vẩy hành (1) cho vào môi trường nước cất.

- Tế bào biểu bì vẩy hành (2) cho vào môi trường chứa dung dịch nước muối ưu trương.

Em hãy cho biết: Sau 2 giờ thì 2 tế bào biểu bì vẩy hành trên có thay đổi như thế nào? Giải thích.

Câu 3. (1,5 điểm)

Một gen có chiều dài 510 nm và có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với một loại nuclêôtit khác bằng 10% số nucleotit của gen. Hãy xác định:

a) Tổng số nuclêôtit và chu kì xoắn của gen đó.

b) Số liên kết hiđrô của gen đó.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Mã đề: 209

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A
B
C
D

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Bào quan ti thể 0,5 điểm.

b) Nêu được cấu tạo của bào quan ti thể 0,5 điểm.

Nêu được chức năng của bào quan ti thể 0,5 điểm.

Câu 2. (1,5 điểm)

a) Nêu được khái niệm vận chuyển chủ động 0,5 điểm.

b) Nêu đúng và giải thích đúng cho mỗi trường hợp 0,5 điểm.

- Tế bào biểu bì vẩy hành 1 to ra, có kích thước lớn hơn so với ban đầu. Vì ở môi trường nhược trương TB hút nước. 0,5 điểm.

- Tế bào biểu bì vẩy hành 2 teo lại, có kích thước nhỏ hơn so với ban đầu. Vì ở môi trường ưu trương TB mất nước. 0,5 điểm.

Câu 3. (1,5 điểm)

a) Tổng số nuclêôtit và chu kì xoắn của gen đó.

Tổng số nuclêôtit : N= 3000 (nuclêôtit) 0,5 điểm.

Chu kì xoắn của gen : C = 150 (vòng xoắn) 0,5 điểm.

b) Số liên kết hiđrô của gen :

A = 600, G= 900 0,25 điểm.

H= 3900 (liên kết) 0,25 điểm

HẾT