Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 4
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 11 2022 lúc 17:10:38 | Update: 22 giờ trước (1:12:28) | IP: 253.62.145.47 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 567 | Lượt Download: 0 | File size: 0.038342 Mb
Nội dung tài liệu
Tải xuốngCác tài liệu liên quan
- Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 8
- Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 11
- Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 7
- Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 6
- Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 5
- Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 4
- Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 3
- Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 2
- Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 9 năm 2021
- Đề thi học kì 2 Hóa 9 trường THCS Lê Hồng Phong năm 2021-2022
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
Đề kiểm tra học kì 1 hóa 9 - Đề số 4
Biết: Ba = 137, Na = 23, K = 39, Fe = 56, C = 12, H =1, O= 16, S = 32, Cl =35,5, Mg =24, Al =27; Zn = 65, Cu = 64
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:
A. CO | B. CO2 | C. SO2 | D. CO2 và SO2 |
Câu 2. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?
A. Na2SO3 và HCl
B. Na2SO3 và Ca(OH)2
C. S và O2 (đốt S)
D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)
Câu 3. Dãy các chất đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là:
A. NaCl, Zn, AgNO3, KOH
B. Al2O3, Mg, NaOH, Na2CO3
C. HCl, BaO, Al, CuSO4
D. AgNO3, KOH, Al, H3PO4
Câu 3. Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trọng như: chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nito và kali cho cây trồng,... Công thức hóa học của diêm tiêu là
A. KCl | B. K2CO3 | C. KClO3 | D. KNO3 |
Câu 4. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp các kim loại theo thứ tự mức hoạt động hóa học giảm dần
A. K, Al, Mg, Cu, Fe
B. Na, K, Al, Zn, Ag
C. K, Mg, Fe, Cu, Au
D. Na, Cu, Al, Fe, Zn
Câu 5. Dung dịch AlCl3 bị lẫn dung dịch FeCl2. Dùng kim loại nào dưới đây để loại bỏ lương FeCl2 ra khỏi dung dịch AlCl3 là tốt nhất?
A. Fe | B. Cu | C. Al | D. Zn |
Câu 6. Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là
A. KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4 và Ca(H2PO4)2
B. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2 và Ca(H2PO4)2
C. K2SO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2
D. KNO3, NH4Cl, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2
Câu 7. Cho 12,6 gam Na2SO3 tác dụng với H2SO4 dư. Thể tích SO2 thu được (đktc) là:
A. 1.12 lít | B. 2,24 lít | C. 4,48 lít | D. 3,36 lít |
Câu 8. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt được 3 chất bột: CaO, CaCO3 và BaSO4
A. HCl | B. NaOH | C. KCl | D. BaCl2 |
Câu 9. Trong nước máy thường thấy có mùi của khí clo. Người ta đã sử dụng tính chất nào sau đây của clo để xử lí nước?
A. Clo là một phi kim mạnh.
B. Clo ít tan trong nước
C. Nước clo có tính sát trùng
D Clo là chất khí không độc
Câu 10. Sục CO2 đến dư vào nước vôi trong thấy
A. ban đầu kết tủa trắng, kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa lại tan dần và cuối cùng thu được dung dịch trong suốt
B. ban đầu có kêt tủa trắng, kết tủa tăng dần và đạt kết tủa cực đại
C. Khí CO2 bị hấp thụ, không có kết tủa
D. có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan
Câu 11. Trộn bột C vừa đủ với hỗn hợp bột gồm Al2O3, CuO và FeO, sau đó cho hỗn hợp vào ống sứ nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn. Chất rắn thu được trong ống sứ là
A. Al, Fe, Cu
B. Al, FeO, Cu
C. Al2O3, FeO, Cu
D. Al2O3, Fe, Cu
Câu 12. Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng
A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH
B. H2O và dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH và H2O
D. Dung dịch CuCl2 và H2O
Phần 2. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Viết các phương trình hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
FeS2 → Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3
Câu 2. (2,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 7,04 gam hỗn hợp K và Ba vào nước thu được 400 ml dung dịch X và 1,344 lít khí H2 (đktc)
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3. (1,5 điểm)
a) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 chất rắn dạng bột, riêng biệt sau: Fe, Ag, Al
b) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho 1 mẩu Na vào dung dịch CuSO4. Viết phương trình hóa học xảy ra
(Cho biết: K = 39; Ca = 40; H = 1; Ba = 137; S = 32; O =16, Cl = 35,5, Fe = 56)
---------- Hết ----------
Đáp án đề thi học kì 1 hóa 9 năm học 2020 - 2021 Đề 4
Phần 1. Trắc nghiệm
1A | 2B | 3D | 4C | 5C | 6A |
7B | 8A | 9C | 10A | 11D | 12A |
Phần 2. Tự luận
Câu 1.
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Câu 2.
a) Phương trình hóa học phản ứng xảy ra:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
b) nH2 = 0,06 mol
Gọi x, y là số mol lần lượt của K và Ba
2K + 2H2O → 2KOH + H2 (1)
x → x/2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 (2)
y → y
Khối lượng hỗn hợp ban đầu là:
39x + 137y = 7,04 (3)
Số mol H2 thu được là: x/2 + y = 0,06 (4)
Giải hệ phương trình (3), (4) thu được
Câu 3.
Cho 3 chất bột trên tác dụng với dung dịch NaOH, chất nào xảy ra phản ứng, có khí thoát ra là Al, Fe và Ag không phản ứng với dung dịch NaOH.
2Al + NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, chất nào xảy ra phản ứng, có khí thoát ra là Fe, Ag không tác dụng với dung dịch HCl
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b) Khi cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4, Na sẽ phản ứng với H2O trong dung dịch tạo thành NaOH và có khí H2 thoát ra.
2Na + H2O → 2NaOH + H2
Sau đó, NaOH tạo thành với dung dịch CuSO4, tạo thành Cu(OH)2 kết tủa màu xanh lơ.
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4