Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Hóa 9 ĐỀ SỐ 2

0beaeb2d94520caa8fa56b6f08af9577
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 11 2022 lúc 17:10:26 | Được cập nhật: hôm kia lúc 16:11:58 | IP: 253.62.145.47 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 76 | Lượt Download: 0 | File size: 0.021005 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề kiểm tra học kì 1 hóa 9 - Đề số 2

Biết: Ba = 137, Na = 23, K = 39, Fe = 56, C = 12, H =1, O= 16, S = 32, Cl =35,5, Mg =24, Al =27; Zn = 65, Cu = 64

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây

Câu 1. Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg?

A. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4

B. CaCl2, NaCl và Cu(NO3)2

C. CaCl2, NaNO3 và FeCl3

D. Ca(NO3)2, FeCl2 và CuSO4

Câu 2. Để phân biệt được các dung dịch HCl, H2SO4 và Ba(OH)2 chỉ cần dùng kim loại nào sau đây?

A. K B. Na C. Ba D. Cu

Câu 3. Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học

A. K, Ag, Fe, Zn

B. Ag, Fe, K, Zn

C. K, Zn, Fe, Ag

D. Ag, Fe, Zn, K

Câu 4. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan

B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.

C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan

D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.

Câu 5. Cặp chất nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch.

A. NaNO3 và HCl

B. NaNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2

D. BaCO3 và NaCl

Câu 6. Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng

A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH

B. H2O và dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH và H2O

D. Dung dịch CuCl2 và H2O

Câu 7. Muối nào dưới đây không bị nhiệt phân hủy

A. KMnO4 B. KClO3 C. KNO3 D. KCl

Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đốt dây sắt trong bình khí clo dư

(2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội

(3) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

(4) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

Số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là:

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau: 

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

Câu 2. (2 điểm) Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên.

Câu 3. (3 điểm) Cho 2,56 gam Cu vào cốc đựng 40 ml dung dịch AgNO3 1 M. Sau phản khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.

a) Xác định các chất trong dung dịch X và chất rắn Y.

b) Tính nồng độ mol chất tan trong X và giá trị của m. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Phần 1. Trắc nghiệm

1A 2C 3D 4D
5C 6A 7D 8C 

Phần 2. Tự luận

Câu 1

(1) S + O2 SO2

(2) SO2 + O2 SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

(5) SO2 + H2O→ H2SO3

(6) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O

(7) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 2. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.

Bước 1: Nhúng quỳ tím vào 3 dung dịch trên.

Dung dịch không làm đổi màu quỳ là BaCl2

Dùng dịch làm quỳ chuyển sang đỏ là: HCl, H2SO4

Bước 2: Nhỏ dung dịch BaCl2 vừa nhận biết được ở trên vào 2 dung dịch axit

Dung dịch không xảy ra phản ứng là HCl

Dung dịch phản ứng tạo kết tủa trắng là H2SO4 loãng

BaCl2 +H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl

Câu 3.

nCu = 0,04 mol

nAgNO3 = 0,04 mol

a) Phương trình hóa học:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

0,02 ← 0,04 → 0,02 → 0,04

Sau phản ứng, Cu dư, AgNO3 phản ứng hết

Vậy dung dich X: 0,02 mol Cu(NO3)2

Chất rắn Y: 0,04 mol Ag và 0,02 mol Cu dư

b) Nồng độ mol Cu(NO3)2

CM = n/V = 0,02/0,04 = 0,5M

Khối lượng rắn Y

m = mAg + mCu(dư) = 0,04.108 + 0,02.64 = 5,6 gam