Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 GDCD 7 trường THCS Vinh Khánh năm 2015-2016

4e15c9fddc78982f3906e59db8cd2f4d
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 24 tháng 5 2022 lúc 19:24:01 | Được cập nhật: 11 giờ trước (16:13:12) | IP: 113.189.68.193 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 19 | Lượt Download: 0 | File size: 0.08192 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn : 03/12/15

Ngày KT : 24/12/15

Lớp KT : 7a4,5

TIẾT 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I

I / MỤC TIÊU KIỂM TRA:

1 / Kiến thức :

Đánh giá được mức độ hiểu biết và vận dụng những nội dung cơ bản : Sống giản dị, trung thực, tự trọng, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo, đoàn kết, tương trợ, khoan dung, xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, tự tin, sống và làm việc có kế hoạch.

2 / Kỹ năng :

Đánh giá mức độ vận dụng những nội dung kiến thức với những vấn đề liên quan đến nội dung bài học ở địa phương và giải quyết tình huống.

3 / Thái độ :

Đánh giá được thái độ, tư tưởng, suy nghĩ của học sinh và những vấn đề có liên quan đến nội dung tri thức.

II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA:

Trắc nghiệm kết hợp với tự luận .

III / MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Trung thực

Nhận ra biểu hiện của trung thực

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5%

2. Tự trọng

Nhận ra biểu hiện của tự trọng

Biết phân biệt hành vi thể hiện lòng tự trọng và thiếu tự trọng

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1

0,25

2,5%

1

1

10%

2

1,25

12,5%

3. Yêu thương con người

Nhận ra biểu hiện của yêu thương con người

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5%

4. Xây dựng gia đình văn hóa

Nêu được một số việc làm giúp gia đình hòa thuận, hạnh phúc

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1

2

20%

1

2

20%

5. Tự tin

Nhận ra biểu hiện của tự tin

Hiểu được ý nghĩa của tự tin, cách rèn luyện

Biết nhận xét hành vi của người khác về sự tự tin. Rút ra bài học cho bản thân.

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1

0,25

2,5%

1

3

30%

1

2

20%

3

5,25

52,5%

6. Sống và làm việc có kế hoạch

Biết lựa chọn từ điền vào ô trống để hoàn thành khái niệm

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1

1

10%

1

1

10%

TS câu

TS điểm

Tỷ lệ

5

2

20%

1

1

10%

2

5

50%

1

2

20%

9

10

100%

IV / ĐỀ KT :

TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH

_____________________

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NH 2015 - 2016

MÔN : GDCD, KHỐI 7

Thời gian : 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm

1. Nối phẩm chất đạo đức ở cột A với câu ca dao, tục ngữ ở cột B cho phù hợp: (1 điểm)

Phẩm chất

Nối

Biểu hiện

1. Tự trọng

1…

A. Có cứng mới đứng đầu gió

2. Trung thực

2….

B. Đồng cam cộng khổ

3. Yêu thương con người

3….

C. Con hơn cha là nhà có phúc

4. Tự tin

4….

D. Giấy rách phải giữ lấy lề

E. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

2. Em hãy lựa chọn các từ, cụm từ sau (sắp xếp, xác định, sống và làm việc có kế hoạch, hợp lí, hiệu quả) điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm.(1 điểm)

...........................................................là biết ........................... nhiệm vụ, ................. những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách ............................ để mọi công việc được thực hiện đầy đủ, có chất lượng…

3. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng để phân biệt hành vi thể hiện lòng tự trọng và thiếu tự trọng.(1 điểm)

Hành vi

Tự trọng

Thiếu tự trọng

A. Nói xấu người khác khi không có mặt họ;

B. Luôn cố gắng để hoàn thành công việc được giao;

C. Nên khúm núm, nịnh nọt để lấy lòng người khác;

D. Dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ đúng lời hứa.

II. PHẦN TỰ LUẬN: 7 ĐIỂM

Câu 1 : Bài tập tình huống: (2 điểm)

Giở kiểm tra môn Giáo dục công dân, cả lớp chăm chú làm bài. Tân làm xong, nhìn sang trái thấy Hà làm khác mình. Tân vội vàng chữa lại bài. Sau đó, tân lại quay sang bên phải thấy Tú cũng lại làm khác mình. Tân cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó, cô giáo nhắc nhở cả lớp nộp bài.

Em hãy nhận xét hành vi của Tân? Qua tình huồng trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 2: Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Làm thế nào để có sự hòa thuận trong gia đình? (2 điểm)

Câu 3: Trong cuộc sống, nếu chúng ta thể hiện sự tự tin thì sẽ có lợi gì ? Em rèn luyện tính tự tin bằng cách nào ? Nêu 2 biểu hiện tự tin và 2 biểu hiện thiếu tự tin trong học tập ? (3 điểm)

V / ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 3 ĐIỂM

1. Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm

1D, 2E, 3B, 4A

2.Mỗi từ, cụm từ điền đúng được 0,25 điểm)

Sống và làm việc có kế hoạch, xác định, sắp xếp, hợp lí.

3. Đánh dấu mỗi ý đúng được 0,25 điểm

- Biểu hiện của tự trọng: B,D

- Biểu hiện thiếu tự trọng: A,C

II. PHẦN TỰ LUẬN : 7 ĐIỂM

Câu 1 : 2 điểm.

Có 2 yêu cầu HS trình bày theo cách của mình nhưng đảm bảo được:

Hành vi của Tân là người không có lòng tự tin, Tân không tin tưởng vào bản thân của mình, không dám tự quyết định tin chắc vào kết quả bài làm của mình, hoang mang dao động khi thấy kết quả của mình khác với các bạn. Tân làm bài kiểm tra thiếu nghiêm túc, hậu quả bài sẽ bị điểm kém. (1 điềm)

Rút ra bài học : Thiếu tự tin con người sẽ yếu đuối, nhỏ bé, thiếu sức mạnh, thiếu nghị lực, không làm nên sự nghiệp lớn. (1 điểm)

Câu 2 : 2 điểm (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)

Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Để có sự hòa thuận trong gia đình mỗi người cần phải:

- Tôn trọng sở thich cá nhân của từng thành viên, không can thiệp thô bạo;

- Biết thương yêu, nhường nhịn nhau;

- Trao đổi, góp ý kiến cho nhau khi có những thói quen chưa tốt.

- Biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ công việc của nhau.

Câu 3 : 3 điểm

- Sống tự tin có lợi : Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối.(1 điểm)

- Rèn luyện : Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

+ Chủ động, tự giác học tập và tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể.

+ Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.

- 2 biểu hiện tự tin và 2 biểu hiện thiếu tự tin trong học tập:

Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

+ Giơ tay phát biểu ý kiến

+ Xung phong kiểm tra bài cũ

+ Không dám nhờ thầy cô giảng lại phần chưa hiểu

+ Không dám lên bảng làm bài tập.