Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 Sinh 12 trường THPT Thống Nhất

9329f548b437e325b996e745c9cf5360
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 28 tháng 7 2022 lúc 17:40:05 | Được cập nhật: 23 tháng 3 lúc 9:00:11 | IP: 2001:ee0:4ba5:2c20:656f:8278:25d8:bb55 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 118 | Lượt Download: 2 | File size: 0.252928 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
Tên học phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 45 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi
132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã sinh viên: .............................
Link video giải: https://youtu.be/CQBhY96hCLI

Câu 1: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của
sinh vật.
B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
C. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.
D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.
Câu 2: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Ve kí sinh trên chó. Ve sống ở môi trường:
A. Môi trường đất
B. môi trường sinh vật
C. Môi trường nước
D. Môi trường trên cạn
Câu 4: Đặc trưng nào không phải là đặc trưng sinh thái của quần thể?
A. Tần số của các alen về một gen nào đó.
B. Tỷ lệ giới tính.
C. Kiểu phân bố các cá thể trong quần thể.
D. Mật độ cá thể.
Câu 5: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, nhân tố tiến hoá nào sau đây nếu diễn ra
thường xuyên sẽ làm chậm sự hình thành loài mới?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Di - nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Đột biến.
Câu 6: Lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. Đây
là ví dụ minh hoạ của
A. Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì
B. Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì
C. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên sinh vật
D. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể
Câu 7: Hình sau mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo
rừng Canada (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình sau, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo
rừng Canađa là biến động theo chu kì.
II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canada phụ thuộc vào sự tăng hay giảm số
lượng cá thể của quần thể thỏ.
Trang 1/5 - Mã đề thi 132

III. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lượng
cá thể của quần thể mèo rừng
IV. Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo rừng Canađa.
A. 1.
B2
C.3.
D. 4.
Câu 8: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen
và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu
diệt quần thể.
D. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành loài mới
Câu 9: Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp
nào sau đây là phù hợp?
A. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.
B. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.
C. Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng.
D. Nuôi nhiều loài cá có quan hệ dinh dưỡng (loài cá này ăn loài cá kia).
Câu 10: Nếu 2 quần thể của cùng 1 loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau, thì
lâu dần, các nhân tố tiến hoá tác động làm phân hoá vốn gen của 2 quần thể. Đến 1 lúc nào đó, nếu sự
khác biệt về vốn gen làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Đây là con đường hình
thành loài bằng:
A. Cách li sinh thái
B. Cách li tập tính
C. Lai xa và đa bội hoá
D. Cách li địa lí
Câu 11: Em hãy chọn cụm từ đúng để điền vào dấu ….. “Các nhân tố sinh thái …….không bị chi phối
bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể.”
A. Hữu sinh
B. Vô sinh
C. Trực tiếp
D. Gián tiếp
Câu 12: Bằng chứng tiến hoá nào sau đây được coi là bằng chứng tiến hoá trực tiếp?
A. Hoá thạch
B. Sinh học phân tử
C. Giải phẫu so sánh
D. Tế bào học
Câu 13: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho
hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2), (3).
B. (1), (4).
C. (3), (4).
D. (1), (2).
Câu 14: Các nhà khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên xuất hiện, đó là
A. ADN
B. Lipit
C. ARN
D. Glucozo
Câu 15: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian
chuyển tiếp.
B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.
C. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.
D. Loài mới được hình thành khác khu vực địa lí với loài gốc.
Câu 16: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi
A. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
B. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
C. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.
D. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).
Câu 17: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ
thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
Trang 2/5 - Mã đề thi 132

B. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống
không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất
tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
Câu 18: Khi nói về chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cả hai nhân tố đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
II. Chỉ có một nhân tố có khả năng làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
III. Cả hai nhân tố đều có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn ra khỏi quần thể lưỡng bội.
IV. Cả hai nhân tố đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 19: Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp mèo sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ở Nhật Bản.
B. Tập hợp cỏ sống trong rừng Cúc Phương.
C. Tập hợp thông nhựa sống trên một quả đồi ở Côn Sơn, Hải Dương
D. Tập hợp cá sống trong một cái ao.
Câu 20: Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là:
A. H.habilis
B. H.sapiens
C. H.erectus
D. H.neanderthalensis
Câu 21: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Vi khuẩn đất.
B. Sinh vật kí sinh - vật chủ.
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
D. Nhiệt độ môi trường.
Câu 22: Con người nhanh chóng trở thành loài thống thị trong tự nhiên, vì con người có sự tiến hoá :
A. Hoá học
B. Tiền sinh học
C. Văn hoá
D. Sinh học
Câu 23: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật
B. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN.
C. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
D. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 24: Khi nói về nhân tố di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Di - nhập gen luôn làm tăng tần số alen trội của quần thể.
B. Di - nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen có lợi.
C. Sự phát tán hạt phấn ở thực vật chính là một hình thức di - nhập gen.
D. Di - nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của
quần thể.
Câu 25: Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
C. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 26: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà
không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 27: Khi nói về kích thước của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.
B. Kích thước của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi
trường.
C. Kích thước cơ thể càng lớn thì kích thước quần thể càng nhỏ.
D. Kích thước của quần thể voi là số lượng con voi trong 1 quần thể.
Câu 28: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. các alen có hại trong quần thể.
B. các alen của kiểu gen.
Trang 3/5 - Mã đề thi 132

C. kiểu hình của cơ thể.
D. kiểu gen của cơ thể.
Câu 29: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là
A. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.
B. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển.
D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ
sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường
sống.
D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng
sinh sản của cá thể
Câu 31: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại
cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
A. đột biến.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 32: Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau:

Quan sát 3 tháp tuổi trên có thể biết được
A. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy thoái).
B. quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy thoái).
C. quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái).
D. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái).
Câu 33: Trong quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí, nhân tố nào sau đây giúp duy trì sự khác biệt
về vốn gen giữa các quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di - nhập gen.
D. Cách li địa lí.
Câu 34: Khi nói về nhóm tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Việc nghiên cứu nhóm tuổi cho phép đánh giá xu hướng phát triển của quần thể sinh vật.
B. Khi nguồn sống khan hiếm, nhóm tuổi trước sinh sản có xu hướng tăng nhanh.
C. Người ta dựa vào tuổi sinh lí để xây dựng tháp tuổi.
D. Cấu trúc tuổi của quần thể chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của loài sinh vật.
Câu 35: Giả sử ở 1 nơi nào đó trên trái đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô
cơ trong tự nhiên, thì từ các chất này vẫn không thể hình thành nên tế bào sơ khai. Lí do là vì:
A. Các chất hữu cơ ngày nay không giống chất hữu cơ thời nguyên thuỷ
B. Các chất hữu cơ bị vi sinh vật phân huỷ trước khi có thể hình thành tế bào sơ khai
C. Ngày nay, trái đất không có tia lửa điện như thời nguyên thuỷ.
D. Ngày nay không còn môi trường nước giống thời nguyên thuỷ
Câu 36: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
Thành
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
Thế hệ F5
phần kiểu gen
AA
0,64
0,64
0,2
0,16
0,16
Aa
0,32
0,32
0,4
0,48
0,48
aa
0,04
0,04
0,4
0,36
0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. đột biến.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối ngẫu nhiên.
Trang 4/5 - Mã đề thi 132

Câu 37: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
theo chu kì?
(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng
(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
(4) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá
chết hàng loạt.
A. 4.
B. 2.
C. 3
D. 1.
Câu 38: Thí nghiệm của Milo và Uray chứng minh điều gì?
A. Trong điều kiện khí hậu nguyên thuỷ, các chất hữu cơ có thể được hình thành từ các chất vô cơ.
B. Tiến hoá hoá học có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào và bất cứ thời gian nào.
C. Không thể thu được chất hữu cơ nếu không có tia lửa điện.
D. Trong điều kiện khí hậu nguyên thuỷ, các chất vô cơ có thể được hình thành từ các chất hữu cơ.
Câu 39: Trong các tiêu chuẩn để phân biệt loài, tiêu chuẩn nào sau đây phù hợp với vi khuẩn?
A. Sinh học phân tử
B. Cách li sinh sản
C. Hình thái
D. Sinh lí-hoá sinh
Câu 40: Giai đoạn tiến hoá hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ gọi là giai đoạn tiến
hoá:
A. Hoá học
B. Tiền sinh học
C. Sinh học
D. Tiền hoá học
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 5/5 - Mã đề thi 132