Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 trường THCS Nguyễn Du

626243df2f727dcb6bb222acf4d2d6d1
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 9 2021 lúc 15:45:53 | Được cập nhật: 25 tháng 3 lúc 22:19:28 | IP: 14.165.3.160 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 344 | Lượt Download: 4 | File size: 0.02357 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 Họ và tên:.......................................................... Môn: LỊCH SỬ 8 Lớp: 8... Thời gian: 45 phút Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng(2 điểm) Câu 1: Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược Việt Nam vào thời gian nào? A. 1/8/1858. B. 5/8/1858 C. 25/8/1858 D.1/9/1858. Câu 2: Mục tiêu tấn công đầu tiên của Thực dân Pháp vào nước ta là ở đâu? A. Thuận An B. Gia Định C. Đà Nẵng D.Hà Nội Câu 3: Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất vào thời gian nào? A. 24/2/1859 B. 24/2/1861. C. 5/6/1862. D.6/5/1862 Câu 4: Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là ai? A. Vua Hàm Nghi B. Tôn Thất Thuyết. C. Phan Đình Phùng. D. Nguyễn Thiện Thuật. Câu 5: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của tác giả nào? A. Trương Định. B. Phan Tôn. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 6: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là ai? A. Đuy - puy. B. Ri-vi-e. C. Gác-ni-ê. D. Hác-măng. Câu 7: Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là ai? A. Vua Hàm Nghi. B. Tôn Thất Thuyết. C. Nguyễn Thiện Thuật. D. Phan Đình Phùng. Câu 8: Sự kiện đánh dấu mở đầu phong trào Cần vương là sự kiện nào? A. Khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ. C. Khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ. D. “Chiếu Cần vương” được ban bố. Câu 9: (1 điểm) Cho các cụm từ (từng bước, hoàn toàn, kiên quyết, đường lối) điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau: A. Từ năm 1858 dến năm 1884 là quá trình Triều đình Huế đi từ đầu hàng……………...đến đầu hàng………..…. trước Thực dân Pháp. B. Khi Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược thì Triều đình Huế có tổ chức kháng chiến nhưng thiếu sự...................... không có .........................sáng suốt, linh hoạt. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào? Nêu các phong trào tiêu biểu đã học.(3đ) Câu 2: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Tại sao quân Triều đình đông mà vẫn không thắng được Pháp? (3đ) Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913)?(1đ) (Học sinh làm bài trực tiếp vào đề này) ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... .......... ........................................................................................................... ...................................................................................................................... ........................................................................... Đáp án và hướng dẫn chấm bài I. Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp D C C A D C B D án Câu 9: Mỗi ý đúng 0,25đ A. Từ năm 1858 dến năm 1884 là quá trình Triều đình Huế đi từ đầu hàng……từng bước……….đến đầu hàng……hoàn toàn….…. trước Thực dân Pháp. B. Khi Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược thì Triều đình Huế có tổ chức kháng chiến nhưng thiếu sự............kiên quyết.......... không có ..............đường lối...........sáng suốt, linh hoạt. II, Tự luận(6 điểm) *Phong trào cần vương bùng nổ và lan rộng: - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân 1,25 Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh điểm nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. - Lãnh đạo là văn thân, sĩ phu yêu nước. - Địa bàn các tỉnh Trung và Bắc Kì - Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. 0,5 - Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai điểm đoạn : Câu 1 + Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ (3đ) trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. + Giai đoạn 2 (1888 - 18%), phong trào quy tụ irons những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các 0,25 tình Bác Trung Kì và Bắc Kì. điểm - Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm 1,0 *Phong trào cần vương tiêu biểu: điểm - Cuộc khởi nghĩa Hương Khê(1885-1895) là cuộc Câu 2 (3đ) khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương - Khởi nghĩa Ba Đình(1886-1887) - Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892) *Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất - Nguyên nhân: + Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra biển Hạ Long đánh dẹp cưới biển + Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy => Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc. - Diễn biến: + Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh 0,75 điểm 0,75 điểm Câu 3 (1đ) thành Hà Nội. + 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. + Nguyễn Tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết. - Kết quả + Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội. + Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. *Quân Triều đình đông mà vẫn không thắng được Pháp vì: - Quân triều đình đông nhưng trang bị vũ khí thô sơ - Triều đình không tỏ chức cho nhân dân kháng chiến. - ...... => Vì vậy, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy không bảo vệ được thành vì diễn ra đơn lẻ không có sự hỗ trợ của các nơi. Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. 0,5 điểm 0,75 điểm 0,25 điểm 1 điểm