Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 1 Vật lý 8 trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2019-2020

86ee6355356d1854edb2c2b40b5301c2
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 4 2022 lúc 23:26:19 | Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 7:22:06 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 128 | Lượt Download: 7 | File size: 0.106496 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT Quận Cẩm Lệ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2011 - 2012

ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ NH 2019 - 2020

I. Mục đích của đề kiểm tra:

- Đối với HS:

+ Nắm được hệ thống những kiến thức cớ bản trong HKI và có khả năng vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng trong thực tế và giải bài tập.

+ Rèn luyện tính trung thực, nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và khả năng phát triển tư duy.

- Đối với Gv: Đánh giá chất lượng học tập của HS và thu nhận sự phản hồi kiến thức từ học sinh để điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

Hình thức đề kiểm tra :

Kết hợp TNKQ và tự luận ( 40% TNKQ, 60% TL)

BẢNG TRỌNG SỐ

Nội dung

Tổng số tiết

Tiết LT

Chỉ số

Trọng số

Số câu

Điểm số

LT

VD

LT

VD

LT

VD

LT

VD

1.Chuyển động cơ học- Chuyển động đều - chuyển động không đều.

3

3

2.1

0.9

11.7

5

4

1

1.6

0.4

2. Biểu diễn lực- Sự cân bằng lực-quán tính – Lực ma sát.

6

4

2.8

3.2

15.6

17.7

5

3

2

1.2

3. Áp suất-áp suất chất lỏng-bình thông nhau- Áp suất khí quyển.

3

3

2.1

0.9

11.7

5

4

1

1.6

0.4

4. Lực đẩy Ác-si-mét- Sự nổi.

6

3

2.1

3.9

11.7

21.6

4

3

1.6

1.2

Tổng

18

13

9.1

8.9

50.7

49.3

19

11

6.2

3.8

II. MA TRẬN ĐỀ THI

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chuyển động cơ

- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.

- Nêu được ý nghĩa của tốc độ và nêu được đơn vị đo tốc độ.

- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.

- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

- Nêu ví dụ về chuyển động cơ học.

- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. tính tương đối của chuyển động cơ.

- Vận dụng được công thức v =

- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.

Câu hỏi

1 câu

C1

1 câu

C8

½ câu

C2a

½ câu

C2b

3 câu

Số điểm

0,5đ

0,5đ

3,0đ

Tỉ lệ

5%

5%

10%

10%

30%

Lực

- Nêu được lực là đại lượng vectơ.

- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.

- Nêu được quán tính của một vật là gì.

- Nhận biết các loại lực ma sát.

- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.

- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

- Biểu diễn được lực bằng vectơ.

Câu hỏi

1 câu

C7

1 câu

C4

2câu

Số điểm

0,5đ

0,5đ

Tỉ lệ

5%

5%

10%

Áp suất

- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao

- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. - Nêu được điều kiện nổi của vật.

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

- Vận dụng được công thức p =

- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d. Để giải bài tập.

- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d. Để giải bài tập và giải thích hiện tượng trong thực tế.

Câu hỏi

1câu

C1

2 câu

C3,C5

1 câu

C1

1câu

C6

1 câu

C3

1 câu

C4

7 câu

Số điểm

0,5 đ

1,5đ

0,5đ

1,5đ

Tỉ lệ

5%

10%

15%

5%

15%

10%

60%

Tổng số câu hỏi

2 câu

4 câu

4,5 câu

1,5 câu

12 câu

Tổng số điểm

1 điểm

3 điểm

4,0 điểm

2,0 điểm

10 điểm

Tổng số tỉ lệ

10%

30%

40%

20%

100%

III. ĐỀ RA

Trường: THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I

Họ và tên: ………………………......... Môn kiểm tra: VẬT LÍ – Lớp 8

Lớp: 8 - …….. (NH 2019 – 2020) Thời gian làm bài: 45 phút

Phần A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

  1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:

A. Tiết diện của các nhánh bằng nhau.

B. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.

C. Độ dày của các nhánh như nhau.

D. Độ dài của các nhánh bằng nhau.

Câu 2. Khi nói Trái đất quay quanh Mặt trời, ta đã chọn vật nào làm mốc?

A. Mặt trời. B. Trái đất. C. Ngôi sao. D. Một vật trên mặt đất.

Câu 3. Một thùng đựng đầy nước cao 100cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

A. 10000 N/m2 B. 2000 N/m2 C. 80000 N/m2 D. 8000 N/m2

CDrawObject1 âu 4. Hình 1 biểu diễn lực tác dụng lên vật có khối lượng 8 kg

A. Tỉ xích 1cm ứng với 20N.

B. Tỉ xích 1cm ứng với 2N.

C. Tỉ xích 1cm ứng với 4N.

D. Tỉ xích 1cm ứng với 40N.

Câu 5. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía ?

A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại

B. Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài.

C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.

D. Vì vỏ hộp sữa rất mềm.

Câu 6. Một vật khối lượng 250kg, đặt trên mặt đất. Diện tích của vật tác dụng lên mặt đất là 500dm2. Áp suất người đó gây trên mặt đất là:

A. 250N/m2 B. 2500N/m2 C. 500N/m2 D. 5000N/m2

Câu 7. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B. Xe máy chạy trên đường.

C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.

Câu 8. Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12km/h. Quãng đường người đó đi được là:

A. 9km. B. 4km. C. 6km/h. D. 3km.

Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Thả 2 hòn bi sắt giống hệt nhau, 1 hòn bi vào nước và 1 hòn vào thủy ngân. Hỏi hòn bi nào nổi, hòn bi nào chìm? Tại sao?

Câu 2. (2 điểm) Một học sinh chạy xe đạp đến trường đi trên đoạn đường bằng 2,5km hết 12 phút, đoạn đường dốc hết 2 phút biết vận tốc của xe đạp lúc đó bằng 18km/h . a.Tính vận tốc trung bình của xe đạp đi trên quãng đường bằng.

b.Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả hai quãng đường.

Câu 3. (1.5 điểm) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt 50dm3 nhúng vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước 10000N/m3.

Câu 4. (1 điểm) Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi.

Hết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NH 2019 - 2020

MÔN: VẬT LÍ – Lớp 8

Phần A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

D

A

B

C

D

A

Phần B. TỰ LUẬN (7điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1,5đ)

- Hòn bi thả vào nước chìm. Vì dsắt > dnước

- Hòn bi thả vào thủy ngân nổi. Vì dsắt < dHg

0,75đ

0,75đ

Câu 2

(2 đ)

Tóm tắt:

S1 = 2,5km

t1 = 12 phút= 1/5h

v2 = 18km/h

t2 = 2= 1/30h

DrawObject2 v1= ? v2= ? vtb= ?

Giải

a. Vận tốc xe đạp đi trên đoạn đường bằng là.

V1= s1/t1= 2,5/1/5= 12.5 km/h

b. Độ dài đoạn đường dốc là.

S= v.t = 18.1/30= 0,6km

Vận tốc xe đạp đi trên cả hai đoạn đường là.

V1= s1+ s2 /t1 +t2 = 2,5+ 0,6/1/5+1/30= 13,28 km/h

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0.5đ

Câu 3

(1,5đ)

Tóm tắt:

V = 50dm3 = 0,05m3

DrawObject3 d = 10 000N/m3

FA = ? (N)

Giải

 Lực đẩy Ác-si -mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước.

FA = d.V =  10000.0,05 = 500 (N)

0,5đ

Câu 4

(1đ)

Gọi Pđ là trọng lượng cục nước đá khi chưa tan, V1 là thể tích của phần nước bị cục đá chiếm chỗ, dn trọng lượng riêng của nước, FA là lực đẩy Acsimet tác dung lên cục nước đá khi chưa tan.

Pđ = FA= dn .V1 -> V1 = Pđ/ dn (1)

Gọi V2 là thể tích của phần nước do cục đá tan hết tạo thành, gọi P2 là trọng lượng cục nước đá tan hết. Ta có:

V2 = P2/ dn

Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục đá tan hết tạo thành phải bằng nhau nên:

P2 = Pđ và V2 = P2/ dn (2)

Từ (1) và (2) suy ra: V1 = V2. Thể tích của phần nước bị nước đá chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết. Do đó mực nước trong cốc không thay đổi.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ