Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 1 Vật lý 6 năm 2020-2021

eebd881f2560f453d981f78ed1f4c1c5
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 14 tháng 4 2022 lúc 6:10:09 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 21:38:32 | IP: 14.185.139.17 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 120 | Lượt Download: 1 | File size: 0.098304 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tuần 9 Tiết 9 Ngày soạn: 26/10/2020 Ngày dạy: 02/11/2020 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kiểm tra và đánh giá việc tiếp thu và kĩ năng vận dụng kiến thức của HS qua các bài đã học (Bài 1 đến bài 8). 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính toán, cách lập luận, giải bài tập vật lý. 3. Thái độ: - Giáo dục tính trung thực, độc lập suy nghĩ tích cực và tự giác làm bài. - Thái độ nghiêm túc, cẩn thận. 4. Nội dung trọng tâm bài daỵ: - Kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu, vận dụng kiến thức các bài đã học từ bài 1 đến 8. + Đo độ dài, đo thể tích chất lỏng, đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng chất lỏng. + Lực và khối lượng. 4. Định hướng phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề (năng lực thực nghiệm), năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng kiến thức Vật lý (K1,K2, K3, K4) - Năng lực về sử dụng phương pháp (P3). - Năng lực về trao đổi thông tin (X2). - Năng lực liên quan đến cá thể (C1,C2). II. MA TRẬN ĐỀ - Ma trận đề kiểm tra: (Kèm theo). III. NỘI DUNG KIỂM TRA - Đề kiểm tra: (Kèm theo). IV. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (Kèm theo) V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Đọc và chuẩn bị Bài 9: Lực đàn hồi. + Chuẩn bị dây cao su, lò xo (nếu có). + Tìm hiểu thế nào là vật đàn hồi, lực đàn hồi. --------------------------------------------------------------------------- MA TRẬN ĐỀ: Tên chủ đề Nhận biết TNKQ Thông hiểu TL 1. Đô độ dài. Đo thể tích. - Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng. - Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % 2. Khối lượng. Lực 2 1/3 1,0 1,0 10% 10% - Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. - Nêu được đơn vị đo lực. 2 1 1,0 1,5 10% 15% 5+1/3 4đ 40% Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % TS câu hỏi TS điểm Tỉ lệ % TNKQ Vận d TL - Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. - Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến dạng chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). 6 3,0 30% 6 3,0đ 30% Cấp độ thấp TNKQ TL - Xác định được GHĐ, ĐCNN củ dụng cụ đo độ dài. - Xác định được độ dài trong mộ tình huống thông thường. - Xác định được GHĐ, ĐCNN dụng cụ đo thể tích. - Đo được thể tích của một lư chất lỏng bằng bình chia độ. - Xác định được thể tích của vật không thấm nước bằng bình c độ, bình tràn. 2/3 2 1,0 1,0 10% 10% 2+2/3 2đ 20% I. Trắc nghiệm (6 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng và đầy đủ nhất mà em chọn. (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1: Bác thợ may thường dùng thước nào trong các thước đo sau đây để đo các số đo của cơ thể. A. Thước kẻ. B. Thước dây. C. Thước kẹp. D. Cả ba thước trên. Câu 2: Đơn vị nào dùng để đo lực? A. Mét (m). B. Ki-lô-gam (kg). C. Niu-tơn (N). D. Mi-li-lít (ml). Câu 3: Hai lực nào sau đây gọi là lực cân bằng? A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau. B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên cùng một vật. C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau. D. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên cùng một vật. Câu 4: Hai em học sinh A và B chơi kéo co, sợi dây đứng yên, chọn câu trả lời đúng. A. Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay học sinh A là hai lực cân bằng. B. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu dây là hai lực cân bằng. C. Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai tay của hai em học sinh là hai lực cân bằng. D. Các câu A, B, C đều đúng. Câu 5: Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm 3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm 3. Thể tích hòn sỏi là: A. 45cm3. B. 55cm3. C. 100cm3. D. 155cm3. Câu 6: Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450g. Số đó cho biết: A. Khối lượng của hộp sữa. B. Trọng lượng của hộp sữa. C. Trọng lượng của sữa trong hộp. D. Khối lượng của sữa trong hộp. Câu 7: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây? A. Không làm chuyển động quả banh. B. Không làm biến dạng quả bóng. C. Chỉ làm biến dạng mà không làm biến đổi chuyển động quả bóng. D. Vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng. Câu 8: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực ? A. Xách một xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đọc một trang sách. D. Đẩy một chiếc xe. Câu 9: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: A. Thể tích bình tràn. B. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa C. Thể tích bình chứa. D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn Câu 10: Gió thổi căng phồng một cánh buồm, gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong các lực sau? A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy Câu 11: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là: A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. C. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. D. Độ dài giữa hai vạch bất kí ghi trên thước. Câu 12: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào của lực gây ra sự biến đổi của chuyển động? A. Dùng tay bóp méo quả bóng bàn. B. Dùng tay đẩy viên bi đang đứng yên trên bàn C. Một ô tô đang đứng trên lề đường. D. Kéo một chiếc lò xo làm cho nó dãn ra. II. Phần tự luận (4 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Quan sát dụng cụ bên, em hãy cho biết: a. Tên của dụng cụ đó là gì? Dụng cụ đó dùng để làm gì? b. Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng đó là bao nhiêu? c. Thể tích mực chất lỏng trong bình là bao nhiêu? Câu 2: (1,5 điểm) ) Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Câu 3: (1,0 điểm) Một người muốn cân 500g đường bằng cân Rôbecvan nhưng người đó chỉ có các quả cân loại 600g và 200g và 100g. Em hãy cho biết làm cách nào để cân được khối lượng này chỉ bằng một lần cân? B. Đáp án. I. Trắc nghiệm (6 điểm): (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) 1 B 2 C 3 D 4 B 5 A 6 D 7 D 8 C 9 B 10 D 11 A II. Phần tự luận : 4 điểm Câu 1: (1,5 điểm) a. Dụng cụ đó là bình chia độ, dùng để đo thể tích chất lỏng. b. GHĐ của bình chia độ là: 60 cm3, ĐCNN của bình chia độ là: 2 cm3. c. Thể tích mực chất lỏng trong bình là: 38 cm3. 0,5 điểm. 0,5 điểm. 0,5 điểm. Câu 2: (1,5 điểm) - Trong lực là lực hút của Trái Đất - Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về Trái Đất. 0,5 điểm. 1,0 điểm. 12 B Câu 3 (1,0 điểm) - Điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. 0,25 điểm. - Cho ít đường lên đĩa cần bên trái, bỏ thêm vào đó quả cân 200g. Đĩa cân bên phải để quả cân 600g và quả cân 100g. 0,5 điểm. - Sau đó đổ thêm đường cho vào đĩa cân bên trái sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng chính giữa bảng chia độ. Thì lượng đường trên đĩa cân bên trái là 500g 0,25 điểm * Lưu ý : - Học sinh có cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa. TỔ TRƯỞNG Ngô Văn Hội Phú Thiện, ngày 02 tháng 11 năm 2020 GVBM Trần Thị Thu Cúc