Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 1 Văn 12 trường THPT Hương Vinh

db1305dc2db94c560255c8061bcda37c
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 17 tháng 5 2022 lúc 20:02:35 | Được cập nhật: 25 tháng 3 lúc 22:33:26 | IP: 14.165.12.204 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 42 | Lượt Download: 0 | File size: 0.073216 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ÐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT HƯƠNG VINH
--------------------I.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12B4
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

(Ngữ văn 12-Tập một, trang 144, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,75 điểm)
Câu 2. Chỉ ra 01 từ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên. (0,75đ)
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của hai phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 đ)
Câu 4. Anh (chị) hiểu như thế nào về nội dung bốn câu câu thơ: (0,5 đ)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
II.

LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị ) về ý
nghĩa về lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5đ): Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
(Ngữ văn 12-Tập một, trang 88, NXB Giáo dục)

------------- Hết -------------

SỞ GD&ÐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT HƯƠNG VINH
---------------------

Phần Câu
I

1
2
3

4
II

HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 0 trang)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021
– 2022
MÔN NGỮ VĂN 11B8
Nội dung
ĐỌC- HIỂU

Hai dòng thơ còn thiếu:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
-Tác phẩm: Thương vợ
-Tác giả: Trần Tế Xương (Tú Xương)
Các biện pháp tu từ và tác dụng:
- Hình ảnh ẩn dụ: “Thân cò”  Nhấn mạnh nỗi vất vả, lam lũ, nhỏ bé
của bà Tú.
- Đảo ngữ: “Lặn lội”, “eo sèo” Nhấn mạnh sự nhọc nhằn, gian
truân của bà Tú.
- Đối lập: “Khi quãng vắng” > < “Buổi đò đông” Nhấn mạnh sự
vất vả, gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn
chải trong cảnh chen chúc mưu sinh.
Nội dung: Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương, cùng tiếng
cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú
Xương.
1. Yêu cầu về kĩ năng: (Cho điểm kết hợp với phần kiến thức)

Điểm
3,0
0,5
0,5
1,0

1,0
7,0

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng;
văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở
bài, thân bài, kết luận.
2. Yêu cầu kiến thức:
MỞ BÀI

0,5

Giới thiệu về tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo và giới thiệu
vấn đề nghị luận: bi kịch của nhân vật Chí Phèo
THÂN BÀI:
LĐ1: Giới thiệu lai lịch nhân vật
– Xuất thân: Vào đời bằng con số không, lớn lên trong sự cưu mang
của làng Vũ Đại.

1

– Khi 20 tuổi: Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến: Cày cấy thuê
để kiếm sống. Có ước mơ bình dị, có lòng tự trọng
⟹ Là một người nông dân lương thiện.
LĐ2. Bi kịch bị tha hóa của Chí Phèo
* Từ người nông dân hiền lành, lương thiện bị biến thành thằng
lưu manh.
-Nguyên nhân: Bị Bá Kiến đẩy vào tù, bị nhà tù đã nhào nặn, làm tha
hóa Chí.
- Biểu hiện:
+ Nhân hình dị dạng, gớm ghiếc (Gương mặt: Cái đầu trọc lốc, cái
răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm…Trang
phục: Mặc áo tây vàng với quần nái đen, phanh áo để lộ hình xăm…)
+Nhân tính bị hủy hoại: Uống rượu đến say khướt, chửi bới, đánh
nhau, rạch mặt, ăn vạ
⟹ Thằng lưu manh hung hăng, liều lĩnh.
* Từ thằng lưu manh trở thành con quỷ dữ.
- Nguyên nhân: Do sự quỷ quyệt, gian xảo của Bá Kiến, do sự ngờ
nghệch của Chí Phèo.
- Biểu hiện:
– Nhân hình: Biến thành mặt một con vật lạ.
– Nhân tính: Triền miên trong những cơn say, làm tay sai cho Bá

2,5

Kiến, ức hiếp dân lành…. Dân làng Vũ Đại sợ hắn, tránh hắn
(Đoạn văn mở đầu tác phẩm: “Hắn vừa đi vừa chửi…” cho thấy sự
phẫn uất, cô độc và sự tha hóa cực độ của Chí Phèo.)
⟹ Chí Phèo thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
LĐ3. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí
*Gặp Thị Nở Chí Phèo bắt đầu thay đổi:
-Tỉnh dậy sau cơn say: Nghe được âm thanh cuộc sống, có cảm giác
buồn, nhận ra cảnh ngộ của bản thân. →Chất người đã trở lại

2,5

-Nhận bát cháo hành từ Thị Nở: Chí Phèo ngạc nhiên, xúc động, hắn
trở nên hiền lành và muốn được sống hạnh phúc cùng Thị Nở, sống
hòa hợp với mọi người.→ Chí Phèo khao khát hoàn lương - bản chất
lương thiện đã hồi sinh
*Bị Thị Nở tuyệt tình:
-Tâm trạng: Chí Phèo đau đớn, tuyệt vọng….
-Hành động:
+Giết Bá Kiến – hành động trả thù của người nông dân thức tỉnh
+Tự sát vì bế tắc ( Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời làm
người)
⟹ Sinh ra là người nhưng không được làm người.
Về nghệ thuật: Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình
tượng nhân vật Chí Phèo thông qua bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật
sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa
trực tiếp...
KẾT BÀI
Khái quát lại bi kịch của nhân vật, đánh giá về tác phẩm Chí Phèo
và đóng góp của tác giả Nam Cao cho nền Văn học VN hiện đại về
đề tài người nông dân.

0,5

TỔNG ĐIỂM

10.0

Lưu ý: Trên đây là những định hướng cơ bản, giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm. Chú
ý khuyến khích cho bài viết sáng tạo, giàu chất văn.
--------Hết--------