Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 1 Văn 11 trường THPT Bùi Dục Tài năm 2018-2019

1ab9643269883bf0414f9672931dd87a
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 5 2022 lúc 13:41:04 | Được cập nhật: 26 tháng 3 lúc 1:45:58 | IP: 14.185.25.86 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 53 | Lượt Download: 0 | File size: 0.077824 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI – GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI – GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11

Tiết 46,47, : Ngày soạn: 12/11/2018

SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ BÀI VIẾT SỐ 3 - NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 11

I. MỤC ĐÍCH

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức về văn học, về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt đã học để viết bài văn

- Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng về các dạng bài nghị luận văn học trong nhà trường phổ thông.

- Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận văn học: Chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận..

2. Kĩ năng :

- Kĩ năng thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin liên quan đến văn bản

- Kĩ năng xây dựng cấu trúc, dàn ý, viết đoạn, viết bài văn NLVH.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

3. Thái độ:

- Hình thành thái độ sống đúng đắn

- Nghiêm túc trong quá trình làm bài

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Hình thức kiểm tra: Tự luận

- Thời gian: 90 phút

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

Chủ đề kiến thức

Nhận biết

Thông hiểu

Cộng

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc hiểu

- Ngữ liệu: Văn bản nghệ thuật, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng

- Tiêu chí chọn ngữ liệu:

+01 văn bản

+Độ dài khoảng 100-200 chữ.

- Nhận diện phương thức biểu đạt của văn bản

- Nhận diện biện pháp tu từ trong VB

-Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản.

- khái quát chủ đề, nội dung chính mà văn bản đề cập

- Rút ra bài học về tư tưởng, nhận thức qua vấn đề được đề cập trong văn bản

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

1,5

15%

2

1,5

15 %

1

1,0

10%

4

4,0

40%

II. Làm văn: Nghị luận văn học

- Viết bài văn nghị luận văn học

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

6,0

60%

1

6,0

60%

Tổng số câu:

Tổng điểm:

Tổng tỉ lệ:

2

1,5

15%

2

1,5

15%

1

1,0

10%

1

6,0

Tỉ lệ: 60%

5

10,0

100%

IV. ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN

I. ĐỌC HIỂU: (4,0đ)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong bài thơ và cho biết đâu là phương thức biểu đạt chủ yếu nhất. (0.5đ)

Câu 2. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ Có tuổi hai mươi thành sóng nước / Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm (1.5 đ)

Câu 3. Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm già khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn. (1.0đ)

Câu 4: Từ bài thơ anh/chị hãy viết đoạn văn (8 – 12 dòng) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của học sinh thanh niên hiện nay đối với đất nước? (1,0 đ)

II. LÀM VĂN (6.0đ)

Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

V. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Các phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0,5

2

- Biện pháp nghệ thuật :

Hoán dụ: có tuổi hai mươi gợi tuổi trẻ, phần đời sôi nổi, nhiệt huyết, ý nghĩa nhất của mỗi người.

- Ẩn dụ: sóng nước: chỉ sự hóa thân của những người lính đã hi sinh; bờ: gợi hình dung về quê hương, Tổ Quốc -> ca ngợi ý nghĩa sự hi sinh của những người lính với dân tộc.

=> Bài thơ gợi hình, gợi cảm, gợi sự xúc động với người đọc.

1,5

3

Thể hiện sự xúc động, xót thương và trân trọng những đồng đội đã hi sinh.

- Ca ngợi sự cống hiến, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ để làm nên nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Những người lính đã ngã xuống nhưng tuổi hai mươi của họ sẽ bất tử cùng Tổ Quốc.

1.0

4

- Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn, quy tắc chính tả, dùng từ, viết câu.

- Trách nhiệm của học sinh thanh niên hiện nay với đất nước:

+ Sống, học tập và cống hiến cho đất nước

+ Rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức, bồi đắp lòng yêu nước

+ Trách nhiệm nghĩa vụ với đất nước phải gắn liền với những việc làm thiết thực, ý nghĩa...

0.25

0.75

II

II.

LÀM VĂN

Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

6,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

0,5

- Không gian phố huyện lúc đêm khuya: Bóng tối tối dày đặc bao trùm lên phố huyện đối lập với ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh. Thế giới bóng tối cũng chính là cuộc sống tăm tối và tù túng đang bao phủ con người

- Cuộc sống của con người nghèo khó, bấp bênh, bế tắc. Nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.

0.5

0.5

- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua:

* Khi tàu đến:

Từ xa: sự xuất hiện của người gác ghi. Ngọn lửa xanh biếc, một làn khói bừng sáng. Tiếng còi vang lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ

Đến gần:Tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới; lố nhố những người, các cửa kính sang trọng. các toa đèn sáng trưng, sang trọng, đồng và kền lấp lánh.

-> Tâm trạng vui mừng, hân hoan, hạnh phúc. Chuyến tàu tới làm cho phố huyện bừng sáng. Ánh sáng và âm thanh náo nhiệt của đoàn tàu đã phá vỡ màn đêm mênh mông và tịch mịch của phố huyện.

* Tàu đi qua:

- Những đốm than đỏ, chiếc đèn xanh… khuất sau rặng tre. Phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối

-> nuối tiếc, lặng theo mơ tưởng về Hà Nội.

Đoàn tàu là biểu tượng về một thế giới tươi sáng và tốt đẹp hơn trong ước mơ của những người dân nơi phố huyện nghèo.

1.0

Tâm trạng của Liên:

- Gần gũi với thiên nhiên, với phố huyện

- Nhớ những kỉ niệm về Hà Nội - “một vùng sáng rực và lấp lánh”

- Cảm thông, dõi theo cuộc sống của những mảnh đời nghèo khổ nơi phố huyện

- Cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua – sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya

- Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, đôn hậu.

- Chờ đợi đoàn tàu trong niềm nuối tiếc về quá khứ, về Hà Nội, những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp, sung túc khi xưa; ước mơ về một thế giới khác đi qua, rực rỡ, vui tươi, tràn đầy âm thanh và ánh sáng.

* Ngh thut: Ngh thut đối lập, miêu tả tâm lí nhân vt, ngôn ng, ging điu

1.0

0.5

Kết thúc vấn đề: qua nhân vật Liên nhà văn bày tỏ sự xót thương sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, cơ cực; sự đồng cảm, trân trọng với ước mơ, khát vọng của con người.

0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

I + II

Tổng điểm

10,0

GV: BÙI THỊ THÙY VÂN