Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 1 Sử 7 trường THCS Long Biên năm 2019-2020

482eaa4a8d61a0a21928a1e2e315ebb1
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 8 2021 lúc 21:16:07 | Được cập nhật: 22 tháng 3 lúc 4:10:39 | IP: 14.165.3.160 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 392 | Lượt Download: 3 | File size: 0.055808 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Mã đề 001 TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ XÃ HỘI Mã đề 001 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Tiết theo PPCT: 49 Thời gian: 45 phút Ngày KT:…../5/2020 I. TRẮC NGHIỆM Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan. Câu 1: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là: A. Phật giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Nho giáo D. Đạo giáo Câu 2: Vì sao quân Minh chấp nhận tạm hoà hoãn với Lê Lợi? A. Vì quân Minh suy yếu. B. Quân Minh tạm hoà để dùng kế mới là mua chuộc các thủ lĩnh nghĩa quân. C. Do lực lượng quân ta lớn mạnh. D. Quân Minh nản lòng vì đánh không thắng Câu 3: Đặc điểm quan trọng của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần là gì? A. Yếu thế, và lực lượng không đủ sức đoàn kêt nhân dân. B. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều nhưng chưa liên kết được với nhau, rời rạc, lẻ tẻ. C. Lực lượng các cuộc khởi nghĩa còn non yếu. D. Nội bộ lãnh đạo chia rẽ, dẫn tới mất đoàn kết. Câu 4: Nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh? A. Phù Trần diệt Hồ. B. Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh. C. Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế. D. Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh. Câu 5: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích: A. ổn định chính trị ở nước ta. B. phát triển văn hóa ở nước ta. C. phát triển kinh tế ở nước ta. D. sáp nhập nước ta vào Trung Quốc. Câu 6: Sau chiến tranh, Lê Thái Tổ đã cho ngay 25 vạn lính về quê để: A. sum họp gia đình sau bao năm chinh chiến. B. chuẩn bị phục vụ cho chính sách “ngụ binh ư nông”. C. giúp việc phục hồi và phát triển nông nghiệp. D. giảm gánh nặng cho quân đội. Câu 7: Trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? A. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. B. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi. C. Khởi nghĩa Trần Nguyên Khang. D. Khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 8: Chính quyền Lê sơ hoàn chỉnh và cực thịnh nhất vào thời vua: A. Lê Nhân Tông. B. Lê Thái Tổ. C. Lê Thái Tông. D. Lê Thánh Tông Câu 9: Nội dung chính của Luật “Hồng Đức” là gì? A. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. B. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C. Khuyến khích phát triển kinh tế. D. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị vua, quan lại, địa chủ. Câu 10:Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh là A. Vì nhà Hồ không được lòng dân. B. Vì cải cách của Hồ Quý Ly thất bại. C. Vì nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. D. quân Minh đông, mạnh. Câu 11: Thời Lê Sơ, tình hình văn học chữ Nôm như thế nào? A. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh B. Văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. C. Văn học chữ Nôm bắt đầu phát triển. D. Văn học chữ Nôm bắt đầu hình thành. Trang 1/2 Mã đề 001 Câu 12:Nét tiêu biểu khoa cử đời Hồng Đức (Vua Lê Thánh Tông) là: A. tổ chức được nhiều kỳ thi. B. cách lấy đỗ rộng rãi, chọn người công bằng, không sót người tài, không lầm người kém. C. đỗ nhiều tiến sĩ, trạng nguyên. D. dùng thi cử để tuyển dụng người tài, quan lại. Câu 13: Chính sách “Ngụ binh ư nông” là: A. khi có ngoại xâm, tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hoà bình, tất cả về làm ruộng. B. khi có chiến tranh tất cả binh linh tại ngũ, khi hòa binh luân phiên về làm ruộng. C. khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều tại ngũ chiến đấu. D. coi trọng việc binh hơn việc nông. Câu 14: Chiến thắng quyết định thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn là A. Tốt Động. B. Chúc Động. C. Chi Lăng, Xương Giang. D. Đông Quan. Câu 15: Chặn đánh đạo quân của Vương Thông, ta chủ yếu dùng cách đánh gì? A. Rút lui dần, chờ thời cơ B. Lập tuyến phòng thủ. C. Chủ động mai phục, phục kích D. Chủ động tấn công. Câu 16. Biểu hiện nào thuộc về chính sách đồng hóa của nhà Minh với dân tộc ta? A. Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ. B. Thiêu huỷ sách quý của ta, mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị. C. Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình. D. Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì . Câu 17: Quốc gia Đại Việc thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á. B. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á. C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á. D. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á. Câu 18: Tại sao Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như Tướng quốc, Đại tổng quản? A. Vua muốn thay đổi không theo lệ cũ. B. Để tránh việc gây chia rẽ trong triều. C. Để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh quan liêu. D. Để vua trực tiếp nắm quyền. Câu 19: Tại sao trong điều lệ lập chợ quy định “Những ngày họp chợ mới không được trùng với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ cũ”? A. Tránh tình trạng tranh giành khách hàng B. Để tạo điều kiện cho chợ mới phát triển. C. Để mọi người có thêm cơ hội, thời gian mua bán. D. Để bảo vệ những phiên chợ cũ. Câu 20 Thời Lê sơ, sử học có rất nhiều tác phẩm. Điều đó có ý nghĩa gì? A. Thể hiện sự quan tâm của nhà nước và các nhà sử học đối với lịch sử. B. Có rất nhiều nhà sử học. C. Thể hiện sự phong phú, đa dạng của công việc viết sử. D. Nhà nước khuyến khích viết sử. II. TỰ LUẬN Câu 1 ( 2 điểm): Trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Câu 2 ( 1 điểm): Vì sao đến nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong vẫn có điều kiện phát triển? Câu 3 (2 điểm): Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông và nhận xét. Trang 2/2