Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 năm 2021-2022

6a1712eae1f8b231cea8588902a7bdf1
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 29 tháng 6 2022 lúc 9:46:36 | Được cập nhật: hôm kia lúc 2:21:16 | IP: 14.165.12.96 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 186 | Lượt Download: 3 | File size: 0.042882 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRUNG TÂM GDNN-GDTX

HUYỆN LỤC NAM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Hóa học – Lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.5 điểm)

Câu 1 (NB): Chất nào sau đây là este?

A. CH3COOH. B. CH3COONa. C. C3H5(OH)3. D. CH3COOCH3.

Câu 2 (NB): Phát biểu nào sau đây đúng: Phản ứng este hóa là phản ứng của

A. Axit hữu cơ và ancol.

B. Axit vô cơ và ancol.

C. Axit no đơn chức và ancol no đơn chức.

D. Axit (vô cơ hay hữu cơ) và ancol.

Câu 3 (NB): Công thức tổng quát của este no đơn chức CnH2n+1COOCmH2m+1. Điều kiện của n, m là

A. n≥0, m≥1. B. n≥1, m≥0. C. n≥0, m≥0. D. n≥1, m≥1.

Câu 4 (NB): Tên gọi của este CH3COOC2H5

A. Etyl fomat. B. Etyl axetat. C. Metyl axetat. D. Metyl fomat.

Câu 5 (NB): Chất nào sau đây là chất béo?

A. Glixerol. B. Tripanmitin. C. Etyl axetat. D. Tinh bột.

Câu 6 (NB): Phản ứng hóa học nào sau đây có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?

A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng oxi hóa hữu hạn.

C. Phản ứng cộng H2. D. Phản ứng cộng Br2.

Câu 7 (NB): Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là

A. 12. B. 6. C. 5. D. 10

Câu 8 (NB): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nhận định về glucozơ?

A. Glucozơ là hợp chất có tính chất của một rượu đa chức.

B. Glucozơ là hợp chất chỉ có tính khử.

C. Glucozơ là hợp chất tạp chức.

D. Glucozơ là hợp chất có tính chất của một anđehit.

Câu 9 (NB): Đồng phân của glucozơ là

A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Mantozơ.

Câu 10 (NB): Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là

A. 5. B. 12. C. 11. D. 22.

Câu 11 (NB): Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Glucozơ.

Câu 12 (NB): Chất nào sau đây là thành phần chính của bông nõn?

A. Saccarozo. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.

Câu 13 (NB): Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit?

A. Saccarozơ. B. Glixerol. C. Glucozơ. D. Fructozơ

Câu 14 (NB): Chất nào sau đây là amin?

A. C2H5NH2. B. HCOOH. C. C2H5OH. D. CH3COOC2H5.

Câu 15 (NB): Chất nào sau đây là amin bậc ba?

A. C2H5NH2. B. CH3NH2. C. CH3NHCH3. D. (CH3)3N.

Câu 16 (NB): Chất nào sau đây là amin thơm

A. C6H5-NH2. B. C2H5-NH-CH3. C. C6H5-CH2-NH2. D. CH3-NH2.

Câu 17 (NB): Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử glyxin là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 18 (NB): Công thức cấu tạo của alanin là:

A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-CH(CH3) –COOH.

C. . D. .

Câu 19 (TH): Este X được tạo bởi ancol etylic và axit axetic. Công thức của X là

A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOC2H5.

Câu 20 (TH): X là chất hữu cơ không làm đổi màu quỳ tím, tham gia phản ứng tráng bạc, tác dụng được với NaOH. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCHO. B. CH3COOH. C. HCOOCH3. D. HCOOH.

Câu 21 (TH): Thuỷ phân tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức

A. C17H35COONa. B. C2H5COONa. C. CH3COONa. D. C15H31COONa.

Câu 22 (TH): Chất béo để lâu bị ôi thiu là do thành phần nào bị oxi hóa bởi oxi không khí?

A. Gốc glixerol. B. Gốc axit no.

C. Liên kết đôi trong chất béo. D. Gốc axit không no (nối đôi C=C).

Câu 23 (TH): Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt cặp chất nào sau đây?

A. Glucozơ, glixerol. B. Glucozơ, mantozơ.

C. Saccarozơ, glixerol. D. Glucozơ, fructozơ.

Câu 24 (TH): Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do

A. Trong phân tử saccarozơ có nhóm chức anđehit.

B. Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ.

C. Saccarozơ bị thủy phân thành các anđehit đơn giản.

D. Saccarozơ bị đồng phân hóa thành mantozơ.

Câu 25 (TH): Công thức phân tử C3H9N ứng với bao nhiêu đồng phân bậc 1?

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 26 (TH): Dùng nước brom không phân biệt được 2 chất trong các cặp nào sau đây?

A. Anilin và phenol. B. Anilin và xiclohexylamin.

C. dd anilin và dd NH3. D. Anilin và benzen.

Câu 27 (TH): Khi đun nóng hỗn hợp glixin và alanin sẽ thu được tối đa bao nhiêu loại phân tử tri peptit chứa đồng thời cả 2 loại amino axit trong phân tử?

A. 4. B. 6. C. 5. D. 8.

Câu 28 (TH): Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh:

A. . B. C6H5NH2 .

C.H2N - CH2 - COOH. D. CH3CH2CH2NH2.

Câu 29 (TH): Phát biểu nào s au đây đúng?

A. Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Trong phân tử glucozơ có 4 nhóm ancol (OH).

C. Ở điều kiện thường, saccarozơ là chất rắn kết tinh.

D. Saccarozơ có phản ứng tráng bạc.

Câu 30 (TH): Cho các chất sau: lysin, metylamin, anilin, Gly-Ala. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl?

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2.5 điểm)

Câu 21 (1 điểm) (VD): Hoàn thành các PTHH sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

a) CH3NH2 + HCl

b) H2NCH2COOH + NaOH

Câu 22 (1 điểm) (VD): Cho 18 gam glucozơ tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là bao nhiêu?

Câu 23 (0.5 điểm) (VDC): Đốt cháy hoàn toàn 0,09g một este A đơn chức thu được 0,132g CO2 và 0,054g nước. Xác định công thức phân tử của este?

Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108, N = 14



TRUNG TÂM GDNN-GDTX

HUYỆN LỤC NAM

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Hóa học – Lớp 12

Phần I. Trắc nghiệm (7.5 điểm) - 30 câu mỗi câu đúng 0.25 điểm

Câu 1 D Câu 11 B Câu 21 D
Câu 2 A Câu 12 B Câu 22 D
Câu 3 A Câu 13 A Câu 23 A
Câu 4 B Câu 14 A Câu 24 B
Câu 5 B Câu 15 D Câu 25 D
Câu 6 C Câu 16 A Câu 26 A
Câu 7 B Câu 17 C Câu 27 A
Câu 8 C Câu 18 D Câu 28 D
Câu 9 A Câu 19 D Câu 29 C
Câu 10 B Câu 20 C Câu 30 C

Phần 2 : Tự Luận (2.5 điểm)

Câu Nội dung trình bày Thang điểm

Câu 1

(2 điểm)

a) CH3NH2 + HCl [CH3NH3]+Cl-

b) H2NCH2COOH + NaOH H2NCH2COONa + H2O

0.5

0.5

Câu 2

(1 điểm)

nC6H12O6 = 18/180 = 0,1 (mol)

PTHH:

CH2OH-[CHOH]4-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O

CH2OH-[CHOH]4-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Theo PT: nAg = nC6H12O6 = 0,1 (mol)

mAg = 0,1 × 108 = 10,8 (gam)

0.25

0.25

0.25

0.25

Câu 3

(0.5 điểm)

Ta có: mC = 12 × 0,132 / 44 = 0,036 (g)

mH = 2 × 0,054 / 18 = 0,006 (g)

mO = 0,09 – 0,036 – 0,006 = 0,048 (g)

Gọi CTPT của A là CxHyO2 (x, y € Z+)

Ta có: x : y : 2 = nC : nH : nO

= 0,036/12 : 0,006/1 : 0,048/16

= 0,003 : 0,006 : 0,003

= 2 : 4 : 2

x = 2, y = 4.

Vậy CTPT của A là: C2H4O2

0.25

0.25

(Nếu HS làm bài tập theo phương án khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa)