Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa HKII môn Sinh trường THPT Trần Phú TPHCM năm học 2020-2021

d6435d4d78eb5b281b3a374b89280002
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 11 tháng 7 2021 lúc 21:41:21 | Được cập nhật: 22 giờ trước (20:38:36) | IP: 113.182.106.103 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 320 | Lượt Download: 4 | File size: 0.464896 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐĂNG KÝ HỌC 9+ MÔN SINH SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN ĐỀ TỔNG ÔN TẬP ĂN CHẮC 8+ SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN LIVESTREAM : 5H SÁNG BUỔI SỐ 12 HOTLINE : 0399036696 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hình thành loài theo con đường cách li sinh thái chủ yếu gặp ở A. Chỉ thực vật, thường là thực vật bậc cao. B. Chỉ các động vật bậc cao. C. Các loài ít di động xa. D. Nhiều loại động vật và thực vật. Câu 2: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp A1a1, A2a2,A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 20cm, cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao của cây thấp nhất là: A. 120 cm. B. 90 cm. C. 80 cm. D. 60 cm. Câu 3: Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt đối với quần thể có kích thước nhỏ là: A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Di-nhập gen. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 4: Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về: A. Phôi sinh học. B. Giải phẫu so sánh. C. Địa lý sinh vật học. D. Sinh học phân tử. Câu 5: Ở 1 loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 245 cây hoa trắng: 315 cây hoa đỏ. Nếu cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng. B. 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng. C. 25% hoa đỏ: 75% hoa trắng. D. 100% hoa đỏ. Câu 6: Biến động di truyền là hiện tượng A. Di- nhập gen ở một quần thể lớn làm thay đổi tần số alen. B. Đột biến phát sinh rất mạnh trong quần thể lớn làm thay đổi tần số alen. C. Thay đổi tần số alen trong quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên. D. Môi trường thay đổi, làm thay đổi giá trị thích nghi của gen nên làm thay đổi tần số alen. Câu 7: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biếu sau đây đúng? I. Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp, hoa đỏ. II. Phép lai AaBb  Aabb thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen là 2:2:1:1:1:1. III. Phép lai AaBb  Aabb thu được F1 có 4 loại kiểu hình. IV. Phép lai AaBb  Aabb thu được F1 có kiểu hình thân cao hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/16. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Cộng đồng LuyỆN thi đại học môn SINH: https://www.facebook.com/groups/sinhthaykien ĐĂNG KÝ HỌC 9+ MÔN SINH SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN Câu 8: Những bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? (1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền . (2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. (3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đêu được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. (4) Prôtêin của các loài sinh vật nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. (5) Tất cả các cơ thể sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. A. 2, 3 và 5. B. 1,2 và 5. C. 1,3 và 4. D. 2,4 và 5. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lý)? A. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới. B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở cả động vật và thực vật. C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài. D. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng dẫn khác nhau. Câu 10: Một cá thể có kiểu gen Ab giảm phân sinh ra giao tử AB với tỉ lệ 13%. Biết không xảy ra đột biến. aB Tần số hoán vị gen là: A. 30%. B. 40%. C. 26%. D. 15%. Câu 11: Cho một số hiện tượng sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở Châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác nhau có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Những hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của cách ly trước hợp tử: A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (1) và (4). Câu 12: Cách li sau hợp tử là: A. Những trở ngại tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. B. Những trở ngại xuất hiện biến dị tổ hợp. C. Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau. D. Những trở ngại ngăn cản sự tạo thành hợp tử. Câu 13: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là A. Ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử. B. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. C. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. D. Ngăn cản con lai hình thành giao tử. Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ? A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. D. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm. Cộng đồng LuyỆN thi đại học môn SINH: https://www.facebook.com/groups/sinhthaykien ĐĂNG KÝ HỌC 9+ MÔN SINH SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN Câu 15: Một cơ thể có 2 cặp gen dị hợp giảm phân tạo ra giao tử Ab chiếm 10%. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu? A. 15%. B. 30%. C. 40%. D. 20%. Câu 16: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình? A. AaBB  aaBb. B. Aabb  aaBb. C. AABB  Aabb. D. AaBb  aaBb. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa? A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật. B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa. C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới. D. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới. Câu 18: Hình thành loài mới theo phương thức lai xa kết hợp đa bội quá trong tự nhiên có trình tự: A. Lai xa  con lai xa  thể song nhị bội  loài mới. B. Lai xa  thể lai xa  thể song nhị bội  đa bội hóa  cách li  loài mới. C. Lai xa  thể lai xa  đa bội hóa  thể song nhị bội  cách li  loài mới. D. Lai xa  thể song lưỡng bội  đa bội hóa  loài mới. Câu 19: Trong các phát biểu sau đây, có boa nhiêu phát biểu không đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại: (1) Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. (2) Trong một quần thể đa hình, chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (3) Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. (4) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 20: Những ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Cánh dơi và cánh côn trùng. B. Gai cây xương rồng và gai cây hoa hồng. C. Mang cá và mang tôm. D. Chi trước của mèo và cánh tay người. Câu 21: Chọn câu đúng về vai trò cách li địa lí? A. Cách li địa lí có thể dẫn đến sự hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. B. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản. C. Môi trường địa lý khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành kiểu gen của các quần thể thích nghi. D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới. Cộng đồng LuyỆN thi đại học môn SINH: https://www.facebook.com/groups/sinhthaykien ĐĂNG KÝ HỌC 9+ MÔN SINH SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN Câu 22: Trình tự các nucleotit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã cấu trúc của nhóm anzim dehydrogenaza ở người và loài vượn người như sau: Người: XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG Gorila: XGT – TGT – TGG – GTT– TGT– TAT Đười ươi: TGT– TGG – TGG – GTX – TGT – GAT Tinh tinh: XGT – TGT– TGG – GTT – TGT – TGG Nếu trình tự các nu của người làm gốc để sắp xếp mức độ gần gũi về nguồn gốc thì trật tự đó là: A. Gorila – Đười ươi- Tinh tinh- Người. B. Người- Tinh tinh- Gorila- Đười ươi. C. Ngươi- Gorila- Đười ươi- Tinh tinh. D. Người- Đười ươi- Gorila- Tinh tinh. Câu 23: Đối với tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên: A. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. B. Cung cấp nguyên liệu di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. C. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. D. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 24: Cho biết mỗi cặp gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P : AaBbdd  AabbDD, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở F1 có tỉ lệ kiểu gen là A. 3:3:1:1. B. 1:1:1:1. C. 2:2:1:1:1:1. D. 1:1. Câu 25: Ở một loài thực vật, kiểu gen có cả hai gen trội (A và B) thì cho hoa màu đỏ, kiểu gen chỉ có 1 gen trội (A và B) hoặc đồng hợp lặn  aabb thì cho hoa màu trắng. Biết rằng 2 cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Nếu cho loài hoa đỏ dị hợp cả 2 cặp gen tự thụ phấn thì tỉ lệ hoa đỏ ở đời con là A. 1 / 16. B. 9 / 16. C. 6 / 16. D. 3 / 16. Câu 26: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho phép lai: P : AaBb  Aabb thu được F1, biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, ở F1 kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 3 / 16. B. 9 / 16. C. 3 / 8. D. 1 / 2. Câu 27: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với nhau được F2 gồm: 162 bí quả dẹt:108 bí quả tròn:18 bí quả dài. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ bí quả tròn đồng hợp thu được trong tổng số bí quả tròn ở F2 là A. 9 / 16. B. 3 / 8. C. 1 / 2. D. 1 / 3. Câu 28: Cơ quan tương đồng là những cơ quan: A. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. Có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. C. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. D. Có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Cộng đồng LuyỆN thi đại học môn SINH: https://www.facebook.com/groups/sinhthaykien ĐĂNG KÝ HỌC 9+ MÔN SINH SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29: Theo di truyền học hiện đại, biến dị cá thể được gọi là gì? Câu 30: Những nhân tố tiến hóa nào có thể làm xuất hiện alen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể? Câu 31: Kể tên các nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? Câu 32: Nhân tố tiến hóa nào là nhân tố chính và có hướng? Câu 33: Kết quả của tiến hóa nhỏ là? Câu 34: Kể tên các con đường hình thành loài cùng khu vực địa lý Câu 35: Cho biết tên con đường hình thành loài mới nhanh nhất trong tự nhiên? Câu 36: Đối với loài sinh sản hữu tính, tiêu chuẩn nào là chính xác và khách quan nhất để phân biệt hai loài thân thuộc? Câu 37: Theo ĐacUyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là gì? Câu 38: Nếu tần số alen không thay đổi qua các thế hệ thì quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào? Câu 39: Nếu tần số alen không thay đổi qua các thế hệ thì quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào? Câu 40: Phép lai ♀AaBbDdEe×♂aaBbddEe, ở F1 cho tỉ lệ kiểu gen giống bố aaBbddEe là bao nhiêu? Cộng đồng LuyỆN thi đại học môn SINH: https://www.facebook.com/groups/sinhthaykien