Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ 1 NH 2019-2020

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:04:58 | Được cập nhật: 22 tháng 4 lúc 18:18:55 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1426 | Lượt Download: 42 | File size: 0.026611 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề thi đề xuất
Trường THCS Hưng Công
Họ và tên : Trần Ngọc Trung
Chức vụ : Giáo viên

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút

I.Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có
vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả
giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu kia chỉ
bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.”
( Ngữ văn 6 - tập một, NXBGD 2018)
Câu 1.Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân
gian gì? Hãy kể tên một truyện dân gian cùng thể loại mà em đã học ? (1,0 điểm)
Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy ,chủ yếu sử dụng phương thức
biểu đạt nào ?(0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ rõ các cụm từ được gạch chân trong đoạn trích trên thuộc cụm từ loại
gì ? Các từ : “nọ”, “bé”, “nhỏ” , “kia” là những từ loại gì ? (1,0 điểm)
Câu 4.Hãy nêu sự việc chính của đoạn trích trên ? (0,5 điểm)
Câu 5. (1,0 điểm) Câu chuyện khuyên người đọc:
- Phải biết học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
- Không chủ quan, kiêu ngạo.
Viết đoạn văn từ ba đến năm câu nói về những gì em học được qua lời khuyên
này ?
II.Làm văn (6,0 điểm).
Vào lớp 6, em đã quen thân với một người bạn mới. Hãy kể về người ấy.

----------------------------------Hết--------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KỲ I (2019-2020)
MÔN NGỮ VĂN 6

Phần
I.Đọc hiểu

Câu
1
2
3

4
5

Nội dung

Điểm
4,0 điểm
-Đoạn trích trên thuộc văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng”
0,25 điểm
-Truyện dân gian cùng thể loại: ví dụ “Thày bói xem voi”.... 0,25 điểm
-Văn bản thuộc thể loại truyện dân gian ngụ ngôn.
0,5 điểm
Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba. Đoạn trích chủ yếu 0,5 điểm
sử dụng phương thức biểu đạt : tự sự
-Tên cụm từ của các cụm từ được gạch chân trong đoạn trích 0,5 điểm
trên là cụm danh từ .
-Các từ “nọ”, “kia” là chỉ từ;
0,25 điểm
-Các từ “bé”, “nhỏ” là tính từ .
0,25 điểm
Nêu sự việc chính của đoạn trích : Ếch khi ở trong giếng .
0,5 điểm
Em học được :
- Phải biết học hỏi để có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết.... 0,5điểm
- Không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm ,không chủ 0,5điểm
quan, kiêu ngạo......

II.Làm văn

6,0 điểm
Yêu cầu :
+ Về nội dung:
- Phần mở bài: Giới thiệu về đối tượng được kể
Giới thiệu chung về người bạn.
- Phần thân bài: Kể cụ thể về người bạn
+ Hoàn cảnh quen thân với người bạn.
+ Kể và tả về người bạn (hình dáng, tính tình, sở thích...)
+ Những kỷ niệm giữa em và người bạn
+ Những suy nghĩ về tình bạn
- Phần kết bài: Suy nghĩ về người bạn
Nêu tình cảm, ý nghĩ đối với người bạn.

0,5 điểm
4,0 điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

+ Về hình thức:
- Trình bày sạch sẽ.
- Chữ viết rõ ràng.
+ Về kĩ năng:
- Xác định đúng kiểu bài tự sự.
- Có các kĩ năng làm văn tự sự nói chung (Xây dựng
nhân vật, tình tiết, diễn đạt, dùng từ, chính tả…):
Mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ: mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, trừ
không quá 0,5 điểm
- Biết chọn sự việc tiêu biểu để kể.
- Chuyện phải chặt chẽ, có tính hấp dẫn, giàu cảm xúc.
- Kết cấu rõ ràng, hợp lí.
- Bài làm có đầy đủ 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
CHÚ Ý:
- Học sinh có thể tổ chức bài làm dưới các hình thức
khác nhưng phải đảm bảo các yêu cầu trên.
- Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh.
- Điểm lẻ cho từng phần và cả bài đến 0,25 điểm, làm
tròn điểm theo quy chế.
- Tùy vào mức độ làm bài của học sinh, thầy cô giáo
đánh giá, ghi điểm hợp lí.

Đề thi đề xuất
Trường THCS Hưng Công
Họ và tên : Trần Ngọc Trung
Chức vụ : Giáo viên

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút

I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

0,5 điểm

0,5 điểm

"... Giặc đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả
mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một
tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí
dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng
sĩ thúc ngựa đến thẳng nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Giặc chết
như dạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan
vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc ( Sóc Sơn). Đến
đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay
lên trời"
( Ngữ văn 6- tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian
nào? Hãy kể tên một truyện dân gian cùng loại mà em biết ?
Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt là gì?
Câu 3. Xác định nhân vật chính và sự việc trong đoạn trích ?
Câu 4. Tìm bốn từ mượn được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng nhân vật được kể trong đoạn trích trên. Qua
hình tượng đó, em có suy nghĩ như thế nào về ý thức và trách nhiệm của mình đối với quê hương
đất nước khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
II. TẬP LÀM VĂN (5điểm)
Kể về một việc tốt mà em đã làm.

HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Câu
Nội dung
Câu 1
Đoạn trích được trích trong văn bản ”Thánh Gióng”
Văn bản đó thuộc thể loại truyện truyền thuyết.
Truyện dân gian cùng loại: Sơn Tinh Thủy Tinh
Câu 2
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba
Theo phương thức biểu đạt tự sự
Nhân vật chính là Thánh Gióng
Câu 3
Sự việc: Thánh Gióng ra trận, đánh thắng giặc Ân
Câu 4
Bốn từ mượn được sử dụng trong đoạn trích trên.
- Sứ giả
- Tráng sĩ
- Trượng
- Lẫm liệt
Câu 5
- Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau nhưng cần hướng tới
những nội dung sau:
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

0,75đ

Mở bài

Thân bài

Kết bài

ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và
ước mơ của nhân dân ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước
chống giặc ngoại xâm.
- Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước xuất thân bình dị
nhưng cũng rất thần kì. Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất
0,5đ
nước có giặc xâm lược, cùng nhân dân đánh giặc giữ nước. Lập chiến công
phi thường. Người anh hùng Thánh Gióng có sức sống mãnh liệt trong lòng
dân tộc, giặc tan, Gióng một mình một ngựa rồi bay thẳng về trời, trở về cõi
vô biên bất tử. Các dấu tích của những chiến công còn mãi với non sông.
-"Thánh Gióng "ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho
sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng kiên
cường của dân tộc ta.
0,5đ
- Suy nghĩ về ý thức và trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước
khi còn ngồi trên ghế nhà trường: ra sức học tập và rèn luyện để trở thành
những người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước
1,0đ
thêm giàu đẹp hơn.
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm)
A. Yêu cầu chung: Văn kể chuyện
- Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn.
Yêu cầu hs kể chuyện về một việc tốt mà em đã làm (chuyện có thực), yêu
cầu học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời
sống thực tế để làm bài.
- Hình thức: bố cục ba phần, văn phong mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng
chính tả.
- Nội dung cần đảm bảo các yêu cầu sau:
HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu (khái
0,5
quát) được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nêu câu chuyện (một việc tốt mà
em đã làm).
HS chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự sáng tạo của các em.
+ Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện…
+ Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định (về thơi gian, không gian…)
+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh …
+ Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với câu chuyện vừa kể…

0,5

1,0
1,0
1, 0
Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra hoặc nêu cảm nghĩ từ câu chuyện
0,5
vừa kể…

* Lưu ý : Bài viết đảm bảo.

Hình thức có bố cục ba phần, văn phong mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. (0,25 điểm).
- Lập luận tốt.(0,25 điểm).