Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chuyên Hạ Long - Quảng Ninh, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:34:11 | Được cập nhật: 2 giờ trước (5:47:44) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1279 | Lượt Download: 60 | File size: 0.103936 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - KHỐI 11
NĂM 2018
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề có 02 trang, gồm 12 câu)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
ĐỀ ĐỀ XUẤT

Câu 1 (2 điểm): Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá,
nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều
lần. Tại sao vậy?
b. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì độc đáo? Đặc điểm này dẫn
tới sự khác nhau về nhu cầu nước ở thực vật CAM và các nhóm thực vật khác như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Quang hợp
Trình bày các đặc điểm khác nhau giữa PSI và PSII, và cho biết vì sao cây cần nhiều
ATP hoặc thiếu NADP+ thì hoạt động của hệ quang hóa I lại mạnh hơn hoạt động của hệ
quang hóa II?
Câu 3 (1 điểm): Hô hấp
a. Hoạt động của coenzim NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì
khác nhau?
b. Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường
thường xuyên thiếu oxi?
Câu 4 (2 điểm): Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật
a. Trình bày cơ chế tạo quả không hạt.
b. Trong điều kiện đêm dài, sự ra hoa của cây ngày dài và cây ngày ngắn sẽ như thế nào
khi chiếu ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại?
Câu 5 (1 điểm): Cảm ứng ở thực vật
Một số cơ thể thực vật vùng ôn đới có thể đáp ứng với điều kiện môi trường lạnh bằng
những cách nào?
Câu 6 (2 điểm): Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
a. Vì sao tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein?
b. Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được tiêm hoocmôn
tuyến tuỵ với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tuỵ, giải thích vì
sao con vật vẫn chết.
c. Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân li HbO 2, giải thích tại sao khi lao động cơ
bắp thì cơ vân nhận được nhiều O2 hơn so với lúc cơ thể nghỉ ngơi.
d. Trong không khí có nhiều khí CO có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp O 2 cho cơ
vân hay không ?
Câu 7 (2 điểm): Tuần hoàn
Tim của thai nhi người có một lỗ giữa tâm thất trái và phải (thông liên thất). Trong một

1

số trường hợp, lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ này không được phẫu
thuật sửa lại, nó có thể ảnh hưởng tới nồng độ O 2 máu từ tim đi vào hệ thống tuần hoàn như
thế nào? Hoạt động của tim và phổi sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích.
Câu 8 (2 điểm): Bài tiết, cân bằng nội môi
a. Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở
ngại, thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường?
b. Ở người huyết áp cao, nếu sử dụng thuốc ức chế đặc hiệu enzym xúc tác biến đổi
angiotensinogen thành angiotensin II thì huyết áp giảm trở lại bình thường. Tại sao?
Câu 9 (2 điểm): Cảm ứng ở động vật
a. Nếu có nhiều kích thích liên tục, kéo dài qua xinap thì xung thần kinh không được dẫn
truyền qua xinap nữa hoặc được dẫn truyền kém đi rất nhiều (hiện tượng mỏi xinap). Giải thích.
b. Dựa vào hiểu biết về cơ chế truyền tin qua xinap, cho biết những yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình này. Giải thích.
Câu 10 (1 điểm): Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật
Một nhà khoa học muốn phát triển thuốc tránh thai cho nam giới bằng cách tác động lên
tuyến yên. Thuốc tránh thai đó cần phải tác động lên loại hoocmôn nào của tuyến yên? Giải thích.
Câu 11 (2 điểm): Nội tiết
a. Cho biết những phản ứng của cơ thể khi bị căng thẳng (stress).
b. Tại sao những người bị bệnh tiểu đường có pH máu thấp hơn người bình thường?
Câu 12 (1 điểm): Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật)
Dùng ống hút để hút dịch nghiền lá cây (trong cồn 90 0) sau đó chấm đều lên vạch chấm
của giấy sắc ký (vị trí đường chấm rời phía dưới của hình 1). Đầu phía dưới của giấy sắc ký
được nhúng vào dung dịch sắc ký. Dung dịch sẽ thấm vào giấy và dịch chuyển theo chiều mũi
tên. Sự dịch chuyển này kéo theo các chất có trong dịch nghiền.
Kết quả sau một thời gian trên tờ giấy sắc ký xuất hiện các vạch màu khác nhau theo thứ tự từ
1 đến 4 như hình 1
1
2
3
4
Hình 1

- Các vạch màu 1, 2, 3 và 4 ứng với những chất gì? Giải thích.
- Trình bày vai trò sinh lý của chất số 3 đối với hoạt động sống của cây.
.....................HẾT.....................

2

Hình 1

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Hướng dẫn chấm
1
a. Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng:
- Các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ
dàng hơn nhiều so với các phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước. Như
vậy vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi
mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó.
- Kết quả là hàng trăm khí khổng trên một mm 2 lá sẽ có tổng chu vi lớn
hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua
khí khổng là chính và với vận tốc lớn.
b.- Điểm độc đáo : Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán
sa mạc trong điều kiện thiếu nguồn nước. Ở nhóm thực vật này, hiện
tượng đóng khí khổng vào ban ngày có tác dụng tiết kiệm nước dẫn tới
quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm.
- Sự khác nhau về nhu cầu nước ở các nhóm thực vật : C 3 là cao, C4 bằng
1/2 C3, CAM thấp hơn C4.
2
Quang hóa I
Quang hóa II
Hệ sắc tố
Hệ sắc tố I- Chủ Có cả Dla, DLb, carotenoit.
yếu là DL. Hấp thụ Hấp thụ ánh sáng xanh tím
ánh sáng dài, thuộc (430nm) và đỏ (680nm)
vùng ánh sáng đỏ
(680-700nm)
Trung tâm phản P700
P680, P700
ứng (nơi nhận
điện tử của các
sắc tố khi nó
truyền đt đi)
Đường đi của Vòng: xuất phát từ Không vòng: từ hệ sắc tố II
điện tử
hệ sắc tố I → →
chất
nhận
e

P700→ chất nhận PQ→cyb3→cytf→PC→P700
e→Fed →cytb6f→ → Fed→NADP+→ tạo ATP
PC → hệ sắc tố I
và NADPH
Điện tử lấp chỗ trống là lấy từ
H2O.
Sản phẩm
ATP
ATP, O2, NADPH
Mức tiến hóa
Thấp hơn: chỉ thấy Cao hơn: thấy ở tảo và thực
3

Điểm
0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25
0,25

3

4

ở vi khuẩn quang vật do đa dạng về nguồn cung
hợp (QH không cấp H+ cũng như đa dạng về
thải O2)
sản phẩm
* Cây cần nhiều ATP hoặc thiếu NADP + thì hoạt động của hệ quang hóa
I lại mạnh hơn hoạt động của hệ quang hóa II.
- PSI tạo ATP nhiều hơn nên cần nhiều thì nó phải hoạt động mạnh hơn.
- Tạo nhiều sản phẩm hơn nên theo nguyên tắc bù trừ, nó hoạt động
mạnh hơn.
a. Trong hô hấp tế bào, NADH đi vào chuỗi truyền điện tử (e-) để tổng
hợp ATP, chất nhận H+ và e- cuối cùng là oxi.
- Trong quá trình lên men, NADH không đi vào chuỗi truyền e- mà
nhường H+ và e- tới sản phẩm trung gian để hình thành axit lactic hoặc
rượu.
b. Một số thực vật: Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí.
+ Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân
xuống rễ.
+ Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt, mắm.
a. - Trong tự nhiên :
+ Không qua thụ tinh: ở hoa cái: cánh hoa, nhị hoa, vòi nhụy khô và rụng
đi, bầu lớn lên thành quả như ở dứa, chuối.
Một số loại quả không hạt hình thành nhờ sự kích thích của các hạt phấn
rơi trên núm nhụy, nhưng sau đó không có quá trình thụ tinh xảy ra,
chẳng hạn như ở nho.
+ Qua thụ tinh nhưng sau đó phôi không phát triển mà bị thui đi như ở
nho, đào, anh đào và có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp.
+ Do đột biến đa bội lẻ hoặc đột biến lệch bội.
- Trong nhân tạo: xử lý túi phôi chưa thụ tinh hoặc vào phôi đã thụ tinh ở
giai đoạn đầu bằng cách cung cấp hoặc thay thế nguồn phytôhoocmôn
của phôi hạt bằng các chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh.
b. - Ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại thể hiện trong sắc tố enzim
phytocrom 660 và phytocrom 730. Hai loại phytocrom chuyển hoá cho
nhau kích thích sự ra hoa.
- P660 (ánh sáng đỏ) chiếu bổ sung vào đêm dài sẽ thúc đẩy sự ra hoa của
cây ngày dài.
- Ánh sáng hồng ngoại (P730) chiếu bổ sung vào đêm dài sẽ thúc đẩy sự ra
hoa của cây ngày ngắn.
4

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

5

6

7

- Nếu chiếu bổ sung xen kẽ hai loại ánh sáng này thì tác dụng của lần
chiếu cuối cùng là có ý nghĩa và tác dụng quan trọng nhất.
Thực vật đáp ứng với điều kiện môi trường lạnh bằng cách:
- Thay đổi thành phần lipit của màng: tăng tỉ lệ các axit béo không bão
hòa → ngăn chặn sự hình thành tinh thể → giúp màng linh động ở nhiệt
độ thấp.
- Bào tương chứa lượng chất tan nhiều hơn so với dung dịch rất loãng
trong thành tế bào → hạ thấp điểm đóng băng của dung dịch.
- Trước khi mùa đông bắt đầu, tế bào làm tăng mức các chất tan đặc hiệu
tế bào chất (các loại đường) → giảm mất nước khỏi tế bào; sự không bão
hòa lipit màng tăng lên → mức linh động màng tăng.
a.
- Tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein
vì:
+ Tripxinogen được hoạt hoá bởi enterokinaza trở thành tripxin, nó có
tác dụng cắt các liên kết peptit, biến đổi protein thành các đoạn peptit.
+ Tripxin hoạt hoá chymotripxinogen thành chymotripxin.
+ Tripxin hoạt hoá procacboxipeptidaza thành cacboxipeptidaza (dạng
hoạt động tiêu hoá protein)
b. Mặc dù tiêm hoocmôn tuyến tuỵ nhưng con vật vẫn chết vì tuyến tuỵ
là một tuyến pha vừa tiết hoocmôn để điều hoà lượng đường trong máu,
vừa tiết dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn, nên mặc dù có tiêm hoocmôn
nhưng không có dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn.
c.
- Phân áp O2 ở cơ vân giảm làm tăng quá trình phân li của HbO 2 → Hb +
O2
- pH giảm cũng làm tăng quá trình phân li.
- Hiệu ứng Bohr.
d. CO làm giảm khả năng cung cấp oxi cho cơ vân. CO gắn với Hb làm
cho khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu trong máu giảm.
- Nồng độ O2 máu từ tim thấp bất thường vì máu nghèo ôxi từ tâm thất
phải chuyển sang tâm thất trái hòa trộn với màu nhiều O2 đi nuôi cơ thể.
- Tăng áp động mạch phổi:
Giải thích: Khi tâm thất co, một lượng máu từ tâm thất trái qua lỗ TLT
sang tâm thất phải; do áp lực tâm thu của tâm thất trái cao hơn nhiều so
với tâm thất phải → Tâm thất phải tăng áp lực và thể tích → Tăng áp
động mạch phổi;
5

0,25

0,5

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5

8

9

- Hở van động mạch chủ, suy tim, giãn tim,...
Giải thích: Cho đến khi áp lực tâm thất phải cao hơn bên tâm thất trái thì
dòng máu qua lỗ TLT bị đảo ngược, tức là máu đi từ tâm thất phải sang
tâm thất trái → giảm ôxi trong máu đi nuôi cơ thể → tim phải tăng
cường co bóp → kéo dài → suy tim, giãn tim...
a.
- Cầu thận chỉ lọc được dễ dàng khi có áp suất lọc, mà áp suất lọc =
huyết áp - (áp suất keo + áp suất thuỷ tĩnh của dịch lọc trong nang Bao
man). Huyết áp thấp thì áp suất lọc càng thấp nên trở ngại cho quá trình
lọc máu tạo nước tiểu đầu. Thận đáp ứng lại bằng cách tiết ra renin điều
chỉnh huyết áp qua hệ thống renin-angiotensin-aldosteron (RAAS) để tạo
thành Angiotensin II. Chất này làm co mạch máu dẫn đến tăng huyết áp .
- Angiotensin II cũng kích thích tuyến thượng thận tăng tiết hoocmon
aldosteron và hoocmon này tác động lên ống lượn xa làm tăng tái hấp thu
Na+ và nước ở ống lượn xa dẫn đến tăng thể tích máu và tăng huyết áp.
b.
- Thuốc ức chế làm giảm hình thành angiotensin II trong máu. Nồng độ
thấp angiotensin II sẽ giảm kích thích lên phần vỏ tuyến trên thận làm
giảm tiết aldosteron.
- Aldosteron giảm làm giảm tái hấp thu Na + ở ống lượn xa, tăng thải Na +
và nước theo nước tiểu, dẫn đến thể tích máu giảm, huyết áp giảm.
a.
- Nếu có nhiều kích thích liên tục, kéo dài qua xinap thì lượng chất trung
gian hóa học được sản xuất ra không kịp bù lại lượng đã bị tiêu hao; khi
đó xung động không được dẫn truyền qua xinap nữa hoặc được dẫn
truyền kém đi rất nhiều.
b. Những yếu tố ảnh hưởng lên dẫn truyền ở xinap
+ Ion Canxi: làm cho các túi chứa chất trung gian hóa học dễ di chuyển
tới màng trước xinap nên làm tăng dẫn truyền xinap. Ion magie gây tác
dụng ngược lại.
+ pH: Nơron rất nhạy cảm với pH trong khe xinap. pH kiềm làm tăng
tính hưng phấn của nơron. VD: khi pH máu động mạch tăng lên đến 7,0
– 8,0 thì thường xuất hiện co giật do tăng tính hưng phấn nơron. Cơn
động kinh dễ xuất hiện khi bệnh nhân tăng thở, tăng pH. Ngược lại, pH
axit làm giảm hưng phấn nơ ron. VD: Người bị đái tháo đường, ure huyết
cao thường bị hôn mê khi pH < 7.
+ Thiếu oxy: Chỉ cần thiếu oxy trong vài giây cũng làm cho nơ ron bị
6

0,25
0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,5

0,5

10

11

mất tính hưng phấn. Điều này thường xảy ra khi gián đoạn tuần hoàn não
bị gián đoạn tạm thời, bệnh nhân bị mất tri giác sau 3 – 5 giây thiếu máu
(có liên quan đến năng lượng cung cấp cho quá trình truyền tin)
+ Các chất hóa học khác (Thuốc,...): Atropin, curare, thrombin,...: gắn
với thụ thể ở màng sau xi náp → phong bế màng sau xi náp → quá trình
truyền tin bị ngừng trệ.
- Thuốc ức chế tiết FSH, vì FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh
trùng.
- Ức chế LH sẽ giảm kích thích lên tế bào Leydig dẫn đến giảm sản sinh
testosteron. Ức chế TSH làm giảm kích thích tuyến giáp, giảm tiroxin...
- Ức chế tiết GH (ít dùng): GH kiểm soát các chức năng chuyển hóa của
tinh hoàn và thúc đẩy sự phân chia các tinh nguyên bào.
a.
*. Các phản ứng báo động ngắn hạn
- Khi bị stress → xung thần kinh truyền về vùng dưới đồi → tăng cường
hoạt động của HTK giao cảm, xung thần kinh từ hệ thống TK giao cảm
truyền đến vùng tủy tuyến trên thận làm tăng giải phóng các hoocmôn
adrênalin (epinephrine) (80%) và noradrenalin (20%) → tăng nhịp tim,
tăng nhịp thở, tăng cường cung cấp máu cho não và cơ xương, giãn các
phế quản nhỏ của phổi và tăng tiết mồ hôi; thúc đẩy quá trình phân giải
glucôzơ ở gan và TB cơ xương, cung cấp luợng glucôzơ lớn cho hô hấp
TB.
* Các phản ứng đề kháng dài hạn
- Các yếu tố giải phóng từ vùng dưới đồi → kích thùy trước tuyến yên
sản sinh ACTH, ACTH theo đường máu đến vùng vỏ tuyến trên thận
kích thích sản sinh corticoit khoáng (aldosterone) và corticoit đường →
làm tăng cung cấp glucôzơ cho hô hấp TB và tăng chuyển hóa cơ bản.
+ Tác dụng của corticoit khoáng (mineralcorticoit) - aldosterone : tái
hấp thu các ion natri và nước ở ống thận, làm tăng khối lượng máu và
huyết áp.
+ Tác dụng của corticoit đường (glucocorticoit): phân cắt các prôtêin và
chuyển các axit amin thành glucôzơ gây tăng đường huyết. Có thể gây ức
chế hệ miễn dịch.
b. Khi bị bệnh tiểu đường glucôzơ vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung
cấp năng lượng chủ yếu là glucôzơ không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ
thể sử dụng nguồn cơ chất là lipit. Tăng phân giải lipit tạo ra nhiều axit
hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.
7

0,5

0,25
0,5
0,25
0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

12

- (1) Carôten.
0,5
- (2) Xantôphin
- (3) Diệp lục a
- (4) Diệp lục b
* Giải thích
0,25
- Khối lượng phân tử: Carôten < xantôphin < diệp lục a< diệp lục b.
- Tốc độ di chuyển của mỗi chất tỉ lệ nghịch với khối lượng
* Vai trò sinh lí của diệp lục a
0,25
- Giữ vai trò là trung tâm của phản ứng quang hóa ở pha sáng
- Tham gia trực tiếp biến đổi quang năng thành hóa năng trong ATP và
NADPH.

Người ra đề
1. Trần Thị Bình. 0978869468.
2. Nguyễn Thị Tần. 0972866131.
Giáo viên tổ Sinh học – Trường THPT chuyên Hạ Long

8