Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Vùng cao Việt Bắc, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:19:32 | Được cập nhật: hôm qua lúc 12:59:13 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 3012 | Lượt Download: 114 | File size: 0.805376 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 10

KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ

NĂM HỌC 2017 – 2018

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

Thời gian làm bài 180 phút

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

(Đề này có 03 trang)

Câu 1. Thành phần hóa học tế bào ( 2 điểm)
1. Các phức hệ protein cấu tạo nên chuỗi dẫn chuyền điện tử có nguồn gốc từ đâu? Trình bày
ngắn gọn quá trình tổng hợp, vận chuyển các loại protein đó đến màng trong ty thể.
2. Có 3 lọ đựng 3 loại dung dịch không ghi nhãn gồm: glucozo, saccarozo và lòng trắng
trứng. Với 2 lọ hóa chất là NaOH và CuSO4. Bạn hãy nêu cách tiến hành để phân biệt 2 lọ
dung dịch trên.
Câu 2. Cấu trúc tế bào ( 2điểm)
1. Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết bào
quan đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó
không hoạt động hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
2. Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được tách ra từ mô
người bệnh ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein phân chia không ngừng. Hãy bố trí
thí nghiệm dùng 2 loại tế bào này chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
Câu 3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) ( 2 điểm)
Cho quá trình sau:
a.

H
ình trên mô tả quá trình nào?
b. Trình bày cơ chế làm hoạt động phức hệ ATP-synthase?
c. Nếu làm giảm pH ở xoang thylakoid thì điều gì xảy ra?
d. ATP được tạo ra ở đâu?
Câu 4. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) ( 2 điểm)

Người ta tiến hành một thí
nghiệm
để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ
H+ và
Màng ngoài
sự sinh tổng hợp ATP ở ti thể. Ti thể
được
Xoang gian
phân lập từ tế bào rồi được đặt vào môi
trường
Màng trong
màng
có pH=8 (ống nghiệm A), rồi tức thì
được
Chất nền
chuyển sang môi trường có pH=7 (ống
nghiệm
B) và sự tổng hợp ATP ở ống nghiệm B
được
ghi nhận.
4.1. Hãy cho biết: mỗi phát biểu dưới
đây là
Ti thể
đúng hay sai? Giải thích.
a. Ở ống B, ATP được tổng hợp trong
chất
nền ti thể.
b. Ở ống B, ATP được tổng hợp mà
không
nhất thiết cần chuỗi chuyền điện tử.
c. Nếu ti thể ở ống A được chuyển sang
môi
trường có pH=9, sự tổng hợp ATP sẽ
xuất
hiện ở xoang gian màng.
d. Nếu tiếp tục giữ ti thể trong ống A và glucose được bổ sung thì ATP được tổng hợp.
4.2. Nếu tiến hành thí nghiệm tương tự đối với lục lạp, sự tổng hợp ATP có xảy ra không?
Giải thích.
Câu 5. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành ( 2 điểm)
5.1. Khi quả lê chín, chất điều hòa tăng trưởng thực vật êtylen (C 2H4) được tạo ra, êtylen kích
thích tổng hợp enzyme xenlulaza phân hủy vách tế bào thúc đẩy nhanh quá trình chín của quả
và có thể truyền tín hiệu đến các tế bào, quả lân cận.
a. Êtylen được vận chuyển qua màng bằng cách nào? Giải thích?
b. Thụ thể của êtylen nằm ở đâu trong tế bào? Giải thích? Quá trình trên được thực hiện theo
cơ chế nào?
5.2. Phương án thực hành
- Một bạn học sinh khi học về chất truyền tin đã khẳng định rằng: Chất truyền tin thứ hai
dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế
bào… đó chính là ion Ca2+. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất
truyền tin đó ?
Câu 6. Phân bào (2 điểm)
1. Nêu các nhân tố có tác động điều chỉnh chu kì tế bào?
2. Trong quá trình phân bào, em hiểu như thế nào là vi ống thể động, vi ống không thể động?
Chức năng của chúng là gì?
Câu 7. Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV (2 điểm)
Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn
này trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH 4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam
MgSO4; 0,1 gam CaCl2; 5,0 gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi

loại 2.10-5 gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác
nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37 oC và giữ trong 24
giờ, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng.
a. Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho electron; các chất thêm vào
môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streprococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào ?
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streprococcus
faecalis ?
Câu 8. Sinh trưởng, sinh sản của VSV (2 điểm)
Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.
- Ống 1 chứa dịch phagơ
- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng
- Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch
dinh dưỡng. (đã đánh dấu tương ứng.)
a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch.
b. Gọi tên phagơ và tế bào vi khuẩn theo mối quan hệ giữa chúng.
c. Giải thích các hiện tượng.
Câu 9. Virut (2 điểm)
Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP c), một loại gây bệnh như
bệnh bò điên (PrPsc). Chúng không có khả năng sao chép nhưng tự lây lan được.
a. Prion PrPsc có tự nhân lên giống virut không? Tại sao?
b. Prion có tính chất gì?
c. Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như bệnh nhiễm trùng
khác được không? Tại sao?
d. Nhiều loại virut gây bệnh nguy hiểm như HIV, SARS, H5N1, Ebola, MERS, Zika xuất
hiện trong thời gian gần đây có phải là virut mới không? Giải thích.
e. Nếu có 2 chủng cúm H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có thể tạo
thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1 đã có ở người và H7N3 là chỉ gây bệnh ở gia
cầm, em hãy dự đoán chủng mới nào có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.
Câu 10. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2 điểm)
a. Dưỡng bào (tế bào mast) là một tác nhân quan trọng trong đáp ứng dị ứng, các tế bào này
thường phân bố ở đâu trong cơ thể? Hóa chất được giải phóng từ các dưỡng bào trực tiếp gây
dị ứng là gì? Ở hệ miễn dịch của động vật có xương sống có một loại tế bào có chức năng
tương tự như tế bào mast, đó là tế bào nào?
b. Tóm tắt cơ chế gây đáp ứng dị ứng và các triệu chứng của nó.
Người ra đề : Bùi Thị Thu Thủy - SĐT: 0912.101.766
Người phản biện đề: Hoàng Tú Hằng- SĐT 0986.833.009

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
NĂM HỌC 2017 – 2018
(Đáp án này có 7 trang)

CÂU

Ý

NỘI DUNG

1

1

Các phức hệ protein cấu tạo nên chuỗi dẫn chuyền điện tử có nguồn gốc từ
đâu? Trình bày ngắn gọn quá trình tổng hợp, vận chuyển các loại protein
đó đến màng trong ty thể.
*Nguồn gốc protein trong ty thể:
- Một số polypeptide của chuỗi dẫn truyền điện tử (7 chuỗi polypeptide của
phức hợp I, 1 polypeptide của phức hợp III, cytochrome oxydase I, II và II
của phức hợp IV, 2 chuỗi polypeptide của phức hợp V (ATP synthase))được
mã hóa bởi hệ gene của ty thể.
– Hầu hết cac chuỗi polypeptide còn lại (80 chuỗi polypeptid) của các phức
hệ protein được mã hóa bởi gene trong nhân và được dịch mã bởi các
ribosome tự do trong tế bào chất sau đó được chuyển vào trong ty thể.
* Quá trình tổng hợp và vận chuyển protein:
- Các chuỗi polypeptide được mã hóa bởi gen ty thể: gene ty thể Š mARN Š
polypeptide Š màng trong ty thể.
- Các chuỗi polypeptide được mã hóa bởi gen ty thể: gene Š mARN (nhân) Š
mARN (tế bào chất) Špolypeptide (tế bào chất) Šđánh dấu polypeptide bằng
trình tự lặp lại gồm 20 – 35 acid amin tích điện dương, được duy trì ở trạng
thái mở nhờ chaperone Hsp 70. Š polypeptide được đánh dấu liên kết với thụ
thể trên bề mặt ty thể được duỗi thẳng Špolypeptide được vận chuyển vào
xoang gian màng nhờ phức hệ protein Tom trên màng ngoài Šphức hệ protein
Tim trên màng trong Š cài phần kỵ nước của polypeptid vào màng trong, phần
ưa nước quay ra xoang gian màng và chất nền ty thể.
Có 3 lọ đựng 3 loại dung dịch không ghi nhãn gồm: glucozo, saccarozo và
lòng trắng trứng. Với 2 lọ hóa chất là NaOH và CuSO 4. Bạn hãy nêu cách
tiến hành để phân biệt 2 lọ dung dịch trên.
* Cách tiến hành:
- Lấy 1 ít dung dịch cho vào ống nghiệm, đánh số.
- Nhỏ vài giọt NaOH vào 3 ống nghiệm, khuấy đều.
- Nhỏ vài giọt CuSO4 vào 3 ống nghiệm, khuấy đều.
* Hiện tượng:
- Ống nghiệm nào xuất hiện màu tím => ống nghiệm đó chứa protein
do phản ứng với CuSO4 trong MT kiềm (phản ứng piure) – đây là phản ứng
đặc trưng cho LK peptit => ống nghiệm đựng lòng trắng trứng.
- Đem 2 ống nghiệm còn lại đun trên ngọn lửa đèn cồn, ống nào cho
kết tủa màu đỏ gạch (Cu2O) thì ống nghiệm đó chứa glucozo (do glucozo có
tính khử).
- Ống nghiệm còn lại là saccarozo.
Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào.
Hãy cho biết bào quan đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc

2

2

1

BIỂU
ĐIỂM

0,5

0,5

0.25

0,75

2

3

của bào quan đó? Nếu bào quan đó không hoạt động hoặc bị vỡ có thể gây
hậu quả gì?
- Bào quan đó là lizoxom.
- Nguồn gốc của bào quan này: từ bộ máy Gôngi.
- Nếu bào quan đó không hoạt động thì cơ chất trong lizoxom không
được phân giải, không phân được các bào quan, tế bào già, tổn thương, không
tái chế đuợc các sản phẩm cho tế bào, không tiêu hóa được các phân tử lạ,tế
bào lạ dẫn tới ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tế bào, cơ thể gây nên
bệnh lí. Ví dụ: bệnh Tay – Sách: không có enzim tiêu hóa lipit gây thoái hóa
thần kinh, não.
- Nếu bào quan đó bị vỡ:
+ Nếu vỡ ít thì ít ảnh hưởng hoạt động tế bào:vì enzim trong lizoxom ra
tế bào chất gặp môi trường trung tính sẽ bị bất hoạt.
+ Nếu vỡ nhiều thì gây làm tan tế bào, mô gây nguy hiểm cho cơ thể.
Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được
tách ra từ mô người bệnh ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein
phân chia không ngừng. Hãy bố trí thí nghiệm dùng 2 loại tế bào này
chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
Đưa nhân bị bất hoạt của tế bào hồng cầu gà vào tế bào chất của tế bào ung
thư Hela.
→ Kết quả : Tế bào mới được tổ hợp này vẫn tiếp tục sinh trưởng và phân
chia.
- Giải thích: tế bào Hela ở mô người bệnh ung thư phân chia không ngừng do
sự biến đổi trong vật chất di truyền . Nhưng trao đổi chất của tế bào cũng
đóng vai trò rất quan trọng nó góp phần gây nên quá trình phân bào mất kiểm
soát. Do đó bệnh ung thư còn được xem là một bệnh về chuyển hóa chứ
không chỉ là bệnh di truyền đơn thuần. Các nhân tố hoạt hóa gen trong tế bào
chất của tế bào Hela như HDACs với số lượng rất lớn gây ảnh hưởng mạnh
đến quá trình tăng trưởng và chết của tế bào. Ngoài ra những thay đổi trong
ty thể của tế bào ung thư sẽ tiếp tục thúc đẩy các tế bào tăng trưởng và phân
chia ngay cả khi nhân tế bào ung thư được thay thế bằng nhân hồng cầu gà
vốn bị bất hoạt.
- Khi một nhân tế bào hồng cầu của gà được hợp nhất với tế bào ung thư ở
người, một dị tế bào được hình thành với hai nhân có nguồn gốc khác nhau
trong một tế bào chất thông thường. Phân tích tế bào soma lai này ta thấy
rằng nhân tế bào hồng cầu được nhanh chóng kích hoạt lại bởi các nhân tố
hoạt hóa gen trong tế bào chất của tế bào Hela nên có khả năng tổng hợp
AND và ARN. Bằng các phương pháp miễn dịch ta có thể phát hiện việc hình
thành các kháng nguyên cụ thể của gà trong tế bào lai soma .
Thí nghiệm này đã cho thấy mối liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất.
a. Quá trình tổng hợp ATP và chuỗi chuyền điện tử quang hợp tại lớp màng
thylakoid
b. Cơ chế: do thế điện hóa và sự chênh lệch proton H + giữa trong và ngoài
màng thylakoid. H+ được bơm từ chất nền lục lạp vào trong xoang thylakoid
=> nồng độ H+ trong xoang thylakoid lớn hơn nồng độ ngoài chất nền => H +
khuếch tán theo gradien nồng độ từ trong xoang thylakoid ra ngoài chất nền
thông qua phức hệ ATP-synthase
c. Khi giảm pH trong xoang thylakoid tức là làm tăng ion H+, làm tăng

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0, 5
0, 5

0, 5

4

1

2

5

1

gradient do đó quá trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra cả khi không có chuỗi
chuyền điện tử không xảy ra.
d. ATP được tạo ra ở ngoài màng thylakoid (trong chất nền lục lạp)
Hãy cho biết: mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Đúng. Vì ở ống nghiệm B, nồng độ H+ ở xoang gian màng cao hơn trong
chất nền, H+ sẽ vào trong chất nền theo chiều gradient nồng độ qua kênh
ATP-synthetase (nằm trên màng trong ti thể) → xúc tác phản ứng phosphoryl
hóa ADP tạo ATP.
b. Đúng. Vì thí nghiệm đã tạo ra sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 bên của
màng trong (xoang gian màng cao hơn chất nền) là điều kiện cần thiết để tổng
hợp ATP. Vì vậy, sự tổng hợp ATP lúc này không cần đến hoạt động của
chuỗi dẫn chuyền điện tử.
c. Sai. Vì vị trí liên kết với H + của ATP- synthetase nằm hướng về phía xoang
gian màng và núm xúc tác của phức hệ ATP-synthetase nằm hướng về phía
chất nền ti thể=> H+ chỉ có thể xuôi chiều gradient nồng độ từ xoang gian
màng vào chất nền ti thể và ATP-synthetase chỉ xúc tác tổng hợp ATP ở trong
chất nền.
- Vì vậy, nếu cho vào môi trường có pH = 9 thì H+ không thể xuôi chiều nồng
độ từ chất nền vào xoang gian màng → không thể tổng hợp ATP ở xoang
gian màng.
d. Sai. Vì bổ sung glucose nhưng không có các enzyme xúc tác quá trình
đường phân thì không thể tạo thành acid pyruvic – nguồn nguyên liệu tham
gia chu trình Krebs ở ti thể → không có sự tạo thành NADH, FADH2 cung
cấp cho chuỗi chuyền electron → không có sự tạo thành ATP.
Nếu tiến hành thí nghiệm tương tự đối với lục lạp, sự tổng hợp ATP có xảy
ra không? Giải thích.
Trên màng thylakoid, vị trí liên kết với H + của ATP- synthetase nằm hướng
về xoang thylakoid, núm xúc tác nằm hướng về phía chất nền => H + chỉ có
thể xuôi chiều gradient nồng độ từ xoang thylakoid vào chất nền lục lạp →
ATP-synthetase chỉ xúc tác tổng hợp ATP ở trong chất nền.
- Khi tiến hành thí nghiệm tương tự với lục lạp thì sẽ thu được kết quả:
pH ở xoang ngoài = pH chất nền = 7
pH xoang thylakoid = 8.
+
=>H không thể xuôi chiều nồng độ từ chất nền vào xoang thylakoid →
không thể tổng hợp ATP.
Khi quả lê chín, chất điều hòa tăng trưởng thực vật êtylen (C2H4) được tạo
ra, êtylen kích thích tổng hợp enzyme xenlulaza phân hủy vách tế bào thúc
đẩy nhanh quá trình chín của quả và có thể truyền tín hiệu đến các tế bào,
quả lân cận.
a. Êtylen được vận chuyển qua màng bằng cách nào? Giải thích?
b. Thụ thể của êtylen nằm ở đâu trong tế bào? Giải thích? Quá trình trên
được thực hiện theo cơ chế nào?
a. – Êtilen (C2H4) khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit.
- Vì êtilen là chất có kích thước nhỏ và không phân cực.
b. - Thụ thể của êtilen nằm ở tế bào chất hoặc trong nhân.
- Vì êtilen là chất không phân cực, kích thước nhỏ nên khuếch tán trực tiếp
qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất và lớp màng kép của nhân để vào
nhân tế bào. Sau khi vào nhân thì hoạt hóa gen tổng hợp enzyme xenlulaza.

0, 5
0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5
0,5

2

6

1

2

7

Phương án thực hành
- Một bạn học sinh khi học về chất truyền tin đã khẳng định rằng: Chất
truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co
cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… đó chính là ion Ca 2+. Hãy
thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền tin đó ?
Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
- Bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp ứng co cơ và bổ sung thêm chất
ức chế hoạt tính enzim photpholipaza C ở mô cơ 1 - Sau đó thấy kết quả
+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca 2+ bào tương không
thay đổi
+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca bào tương tăng.
Nêu các nhân tố có tác động điều chỉnh chu kì tế bào?
* Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào : Gồm 2 họ protein
- Các kinaza phụ thuộc cylin ( Cdk - gọi tắt là kinaza) có tác dụng phát động
các quá trình tiền thân bằng cách gây photphoryl hoá nhiều protein đặc trưng
tại gốc serin và treonin.
- Các cyclin ( xuất hiện theo chu kì tê bào) : đóng vai trò kiểm tra hoạt tính
photphoryl hoá của Cdk với protein đích.
-> Khi Cyclin liên kết với Cdk thành 1 phức hệ thì Cdk ở trạng thái hoạt tính
Khi Cyclin tách khỏi Cdk thì Cdk mất hoạt tính.
-> tế bào điều chỉnh chu kì phân bào bằng cơ chế tổng hợp và phân giải pro
cyclin cùng với cơ chế tạo phức hệ và giải phức hệ cyclin - Cdk.
* Các nhân tố sinh trưởng : gây hoạt hoá các gen chủ yếu là các gen mã hoá
cho cyclin và Cdk.
* Nhân tố ức chế : ức chế hoạt tính của phức hệ Cyclin- cdk .
- Trong quá trình phân bào, em hiểu như thế nào là vi ống thể động, vi ống
không thể động? Chức năng của chúng là gì?
Trong quá trình phân bào, em hiểu như thế nào là vi ống thể động, vi ống không thể động?
Chức năng của chúng là gì?

Vi ống thể động
Vi ống không thể động
Khái
- Là những vi ống bám vào thể - Là những vi ống không bám
niệm
động (cấu trúc protein đặc biệt vào thể động của NST.
nằm tại tâm động của NST) của
NST.
- Giúp NST di chuyển về 2 cực - Kéo dài tế bào trong kì sau.
Chức
của tế bào bằng cách giải trùng
năng
hợp ở đầu thể động.
Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus
faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây:
1,0 gam NH4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam MgSO4; 0,1 gam CaCl2; 5,0 gam
glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10 -5 gam)
và thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác
nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37 oC
và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh

0,5
0,5

0,5

0,25
0,25
1,0

8

trưởng.
a. Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho
electron; các chất thêm vào môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streprococcus
faecalis có kiểu dinh dưỡng nào ?
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với
vi khuẩn Streprococcus faecalis ?
a. Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng:
- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được
tạo ra từ chuyển hóa glucozơ thành axit lăctic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozơ là nguồn cacbon kiến tạo nên
các chất của tế bào.
- Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucozơ là nguồn cho
electron trong lên men lăctic đồng hình.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng, thiếu 1
trong 2 chất trên vi khuẩn không phát triển được.
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò:
Các chất folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng đối với vi khuẩn nêu trên.
Thiếu 1 chất trong 2 chất này thì vi khuẩn không thể tự tổng hợp được và
không sinh trưởng.
Axit folic là một loại vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và pirimidin.
Pyridoxin là vitamin B6 giúp chuyển amin của các axit amin.
Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.
- Ống 1 chứa dịch phagơ
- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng
- Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần
lượt lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng. (đã đánh dấu tương ứng.)
a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch.
b. Gọi tên phagơ và tế bào vi khuẩn theo mối quan hệ giữa chúng.
c. Giải thích các hiện tượng.
a.
- Đĩa 1 : Không có sự xuất hiện khuẩn lạc
- Đĩa 2 : Xuất hiện khuẩn lạc của vi khuẩn.
- Đĩa 3 :
+ TH1 : Ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn
trong suốt trên bề mặt thạch.
+ TH2: Xuất hiện khuẩn lạc.
b.
+ TH1: Phagơ độc - Tế bào sinh tan
+ TH2: Phagơ ôn hoà - Tế bào tiềm tan
c. Giải thích :
- Đĩa 1: Là đĩa cấy dịch phagơ -> có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc, không
sống trên môi trường nhân tạo => không xuất hiện khuẩn lạc.
- Đĩa 2 : Vi khuẩn sinh trưởng trên môi trường dinh dưỡng rắn -> tạo khuẩn
lạc.
- Đĩa 3:
+ TH1: Do có sự xâm nhập, nhân lên của phagơ độc  ban đầu khuẩn lạc vẫn
xuất hiện nhưng khi số lượng phagơ trong tế bào lớn, phá vỡ tế bào -> không

1,0

1,0

0,5

0,5
1,0

9

10

còn khuẩn lạc.
+ TH2: Do đây là phagơ ôn hoà không gây tan tế bào vi khuẩn => khuẩn lạc
vẫn xuất hiện và tồn tại.
Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP c), một loại gây
bệnh như bệnh bò điên (PrPsc). Chúng không có khả năng sao chép nhưng
tự lây lan được.
a. Prion PrPsc có tự nhân lên giống virut không? Tại sao?
b. Prion có tính chất gì?
c. Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như
bệnh nhiễm trùng khác được không? Tại sao?
d. Nhiều loại virut gây bệnh nguy hiểm như HIV, SARS, H5N1, Ebola,
MERS, Zika xuất hiện trong thời gian gần đây có phải là virut mới không?
Giải thích.
e. Nếu có 2 chủng cúm H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào
thì có thể tạo thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1 đã có ở người
và H7N3 là chỉ gây bệnh ở gia cầm, em hãy dự đoán chủng mới nào có thể
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.
a. Prion PrPsc nhân lên khác virut vì chúng không chứa axit nuclêic nên không
mã hóa được prion mới mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Do đó,
không cần thiết đi vào cơ thể như virut. Prion gây bệnh tiến sát prion không
gây bệnh, cảm ứng theo một cơ chế còn chưa biết rõ biến prion không gây
bệnh thành prion gây bệnh, tức là chuyển prôtêin từ cấu trúc anpha sang cấu
trúc bêta. Prion gây bệnh mới được tạo thành nối với nhau thành chuỗi (chèn
ép gây hoại tử tế bào não).
b. Các tính chất của prion:
- Hoạt động chậm nên thời gian ủ bệnh lâu (trên 10 năm).
- Khó bị phân hủy bởi nhiệt và enzim prôtêaza
c. Trình tự axit amin của hai loại prion hoàn toàn nhau chỉ có cấu trúc là khác
nhau.
Không. Vì khi bị nhiễm prion, cơ thể không có khả năng tạo kháng thể. Do
đó, bệnh không thể chẩn đoán được bằng phản ứng miễn dịch.
d. Các virut đó không phải là virut mới. Chúng tồn tại trên trái đất từ rất lâu
(Ebola có cách đây 1000 năm). Các virut xuất hiện gần đây trước hết là do đột
biến và sau đó là do sự biến động sinh thái, chuyển từ cộng đồng nhỏ tới cộng
đồng lớn và do động vật truyền sang người. Vì thế người ta gọi các virut này
là virut mới nổi.
e. Các chủng được tạo thành có thể là: H2N1, H7N3, H2N3 và H7N1.
+ H2N1 là chủng đã có ở người nên có thể gây ra bệnh dịch ở người.
+ H7N3 là chủng cúm gia cầm, không gây bệnh cho người.
+ H2N3 và H7N1 là các chủng mới, nếu nhiễm vào người thì các kháng
nguyên của chúng là hoàn toàn mới với người, nên có thể gây dịch lớn ra toàn
vùng, đôi khi là đại dịch rất nghiêm trọng.
a. Dưỡng bào (tế bào mast) là một tác nhân quan trọng trong đáp ứng dị
ứng, các tế bào này thường phân bố ở đâu trong cơ thể? Hóa chất được
giải phóng từ các dưỡng bào trực tiếp gây dị ứng là gì?Ở hệ miễn dịch của
động vật có xương sống có một loại tế bào có chức năng tương tự như tế
bào mast, đó là tế bào nào?
b. Tóm tắt cơ chế gây đáp ứng dị ứng và các triệu chứng của nó.

0,5

0,25
0,25

0,5

0,5

a. - Các dưỡng bào thường phân bố nhiều nhất ở các vị trí mô gần bề mặt của 1,0
cơ thể như da, thành ruột, thành các đường hô hấp
- Loại hóa chất giải phóng từ các tế bào mast trực tiếp gây đáp ứng dị ứng là
Histamin
- Tế bào thuộc hệ miễn dịch của động vật có xương sống có chức năng tương
tự như các tế bào mast đó là các bạch cầu ái kiềm. Khác với các tế bào mast
thường định vị tại các mô dễ tổn thương thì bạch cầu ái kiềm lưu hành trong
máu với số lượng rất ít
b. Cơ chế gây đáp ứng dị ứng và các triệu chứng của nó:
1,0
+ Khi tiếp xúc với dị ứng nguyên lần đầu, cơ thể tiết ra IgE gắn vào thụ thể
của các dưỡng bào (cơ chế tương tự đối với bạch cầu ái kiềm). Nếu gặp lại dị
ứng nguyên đó, kháng thể IgE sẽ nhận diện và liên kết chéo với dị ứng
nguyên, kích thích dưỡng bào giải phóng Histamin gây các triệu chứng dị ứng
+ Histamin là tác nhân kích thích cơ trơn của phế quản, đường ruột, dạ dày,
tử cung, bàng quang co mạnh, đồng thời nó cũng làm các mao mạch giãn ra.
Kết quả là các mô nơi dưỡng bào mất hạt trở nên đỏ và sung tấy, gây cảm
giác ngứa, đau rát

Người ra đề : Bùi Thị Thu Thủy - SĐT: 0912.101.766
Người phản biện đề: Hoàng Tú Hằng- SĐT 0986.833.009