Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Thái Bình, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:14:51 | Được cập nhật: 17 giờ trước (0:33:13) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1974 | Lượt Download: 48 | File size: 0.759817 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

THÁI BÌNH

NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Sinh học lớp 10

ĐỀ ĐỀ NGHỊ

(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có 05 trang)

Câu 1: ( 2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1.1. Các lực liên kết khác nhau là rất cần thiết để duy
trì cấu trúc bậc ba của protein. Hình bên cho thấy
một số kiểu liên kết hóa học, hãy kể tên các kiểu liên
kết hóa học tham gia hình thành nên cấu trúc bậc ba
của protein? Trong các kiểu liên kết này thì liên kết
nào là quan trọng nhất? tại sao? (1 điểm)
1.2. Dựa vào cấu tạo, tính chất của nước, hãy giải
thích vì sao nước được coi là dung môi của sự sống.
(1 điểm)
Câu 2: (2 điểm) Cấu trúc tế bào
2.1. Hình vẽ dưới đây vẽ lát cắt ngang của một cấu trúc nhất định trên bề mặt tế bào quan sát
được bằng kính hiển vi điện tử. Hãy cho biết đây là
cấu trúc gì? Cấu trúc này có ở đâu trong các đối
tượng sau: (1 điểm)
Trùng đế giày
Vi khuẩn E.Coli
Quản bào ở cây hạt trần
Tế bào biểu bì ống dẫn trứng ở người
Tế bào khí quản ở người
Tế bào biểu mô ống tiêu hóa ở người
2.2. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở đâu? Nêu chức năng của chúng ở mỗi
cấu trúc đó? (1 điểm)

Câu 3: (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (đồng hóa)
3.1. Trong chu trình Canvin: (1 điểm)
a. Khi tắt ánh sáng: một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào? Giải thích?
b. Khi giảm nồng độ CO2: Một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào?Giải thích?
3.2. Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống . Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng
việc tổng hợp một chất nhất định khi cần? (1 điểm)
Câu 4: (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (dị hóa)
4.1. Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong
môi trường sục khí oxy, rồi sau đó được
chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxy. Nồng
độ của 3 chất: Glucozo -6- photphat, axit
lactic và fructozo - 1,6 –diphotphat được đo
ngay sau khi loại bỏ oxy khỏi môi trường
nuôi cấy? Hãy ghép các đường cong 1,2,3
trên đồ thị cho phù hợp với sự thay đổi nồng
độ 3 chất trên? Giải thích? (1 điểm)
4.2. Hãy phân biệt hóa thẩm tạo ATP tại màng trong của ti thể và hóa thẩm tạo ATP tại màng
tilacoit? (1 điểm)
Câu 5: Truyền tin tế bào + phương án thực hành
5.1. Nêu sự khác biệt giữa các cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt hóa gen.
5.2.Phương án thực hành
Trong thí nghiệm nhận biết tinh bột, lấy 5ml dung dịch hồ tinh bột 1% cho vào ống nghiệm và
cho vào đó vài giọt thuốc thử lugol thì dung dịch chuyển màu xanh đen. Đun ống nghiệm trên
ngọn lửa đèn cồn đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn, khi để nguội về nhiệt độ phòng lại xuất
hiện màu xanh đen. Lặp lại thí nghiệm 4 đến 5 lần thì dung dịch mất màu hoàn toàn.
a. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
b. Chứng minh cho giải thích trên bằng thực nghiệm?
Câu 6: (2 điểm) Phân bào

6.1. Đồ thị nào dưới đây phản ánh sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể khi một tế
bào trải qua phân chia nguyên phân? Giải thích tại sao? (1 điểm)

6.2. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa NST ở kì giữa của nguyên phân với NST
ở kì giữa của giảm phân 2 trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình thường? (1 điểm)
Câu 7: (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
Có 6 chủng vi khuẩn khị khí được phân lập từ đất (kí hiệu từ A đến F) được phân tích để tìm
hiểu vai trò của chúng trong chu trình nito. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi trường nước thịt
khác nhau. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh để quan sát sự thay đổi
trong môi trường và kết quả thu được như sau:

STT
1

Môi trường

Các chủng vi khuẩn

dinh dưỡng

A

B

C

D

E

F

Nước thịt có peptone

+,

+,

-

+,

-

+,

tăng pH

tăng pH

tăng pH

Tăng pH

2

Nước thịt có amoniac

-

-

+, NO2-

-

-

3

Nước thịt có nitrit

-

-

-

-

+, NO3- -

4

Nước thịt có nitrat

+,

+

-

+

-

sinh khí

+,
sinh khí

a. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn? Giải thích? (1 điểm)
b. Tại sao quá trình sinh trưởng của các chủng A,B, D, F trên môi trường nước thịt có pepton lại
làm tăng pH của môi trường? (0,5 điểm)
c. Khí sinh ra trong môi trường khi nuôi cấy chủng A và F là khí gì? Hãy cho biết kiểu hô hấp
của hai chủng vi khuẩn này? (0,5 điểm)
Câu 8: (2 điểm) Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Phân tích kiểu dinh dưỡng của các chủng vi khuẩn I và II dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy
chúng trên các môi trường A,B và C có thành phần tính theo g/l:
Môi trường A: (NH4)3PO4 - 0,2; KH2PO4 - 1; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5
Môi trường B: Môi trường A + Xitrat trisodic - 2
Môi trường C: Môi trường A + các chất sau: Glucozo, Biotin – 10-8; Histidin – 10-5; Methionin
– 2.10-5; Acid nicotinic – 10-6; Triptophan – 2.10-5
Sau khi cấy, nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ và thời gian phù hợp, người ta được các kết quả ghi
trong bảng sau
Môi trường

A

B

C

Chủng I

Không mọc

Mọc

Mọc

Chủng II

Không mọc

Không mọc

Mọc

8.1. Gọi tên hai chủng vi khuẩn I và II theo nhu cầu với các nhân tố sinh trưởng?

8.2. Người ta thêm vào 5ml môi trường B 106 tế bào staphylococcus và 102 tế bào của chủng vi
khuẩn II sau 6h nuôi cấy số lượng của mỗi chủng (không kể pha tiềm phát) đếm được là 8.10 8
staphylococcus và 3.103 chủng II trong 1ml. Hãy tính:
a. Thời gian thế hệ của staphylococcus và chủng vi khuẩn II
b. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm
Câu 9: (2 điểm) Virut
9.1. Có 2 chủng vi khuẩn E.Coli, chủng I có khả năng kháng penixillin, chủng II có khả năng
kháng cloramphenicol
Thí nghiệm 1: Tiến hành thí nghiệm sau 24h nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn trong chung một bình
nuôi, phân lập từ bình này thu được chủng vi khuẩn mới (III) có khả năng kháng cả penixillin
và cloramphenicol.
Thí nghiệm 2: Nuôi 2 chủng vi khuẩn I và II mỗi chủng được cấy ở một đầu ống nghiệm chữ U,
ở giữa ống nghiệm có một lớp màng ngăn, lớp màng này chỉ cho phép các phân tử có kích
thước nhỏ như phage và ADN đi qua. Sau một thời gian nuôi người ta cũng thu được chủng vi
khuẩn số III như trên.
Thí nghiệm 3: Tiến hành như thí nghiệm số 2 nhưng có bổ sung enzim endonucleaza ngay từ
đầu vào môi trường nuôi cấy. Sau một thời gian nuôi người ta cũng thu được chủng vi khuẩn III
kháng cả 2 loại kháng sinh penixillin và cloramphenicol.
Hỏi chủng vi khuẩn số III được hình thành bằng cách nào?
9.2. Nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người? Vai trò của lớp vỏ này đối
với virut?
Câu 10: (2 điểm) Miễn dịch và bệnh truyền nhiễm
10.1. Trình bày vai trò của các tế bào T độc, tế bào T hỗ trợ, tế bào lympho B trong đáp ứng
miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào ở người?
10.2. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm
virut? Giải thích?
-------------- HẾT -------------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

ĐÁP ÁN ĐỀ DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM HỌC 2017 -2018
Câu 1: ( 2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1.1. Các lực liên kết khác nhau là rất cần thiết để duy trì
cấu trúc bậc ba của protein. Hình trên cho thấy một số
kiểu liên kết hóa học, hãy kể tên các kiểu liên kết hóa học
tham gia hình thành nên cấu trúc bậc ba của protein?
Trong các kiểu liên kết này thì liên kết nào là quan trọng
nhất? tại sao?
Các kiểu liên kết hóa học tham gia hình thành cấu trúc bậc ba của protein:

Mỗi ý

Cấu trúc bậc ba là hình dạng chung của chuỗi polypeptit hình thành do sự tương tác đúng
giữa các chuỗi bên của các axit amin vì vậy cấu trúc bậc ba được hình thành chủ yếu cho
bởi các liên kết sau:

0,25đ,

- Liên kết hidro giữa các chuỗi bên phân cực giúp ổn định cấu trúc không gian của tổng
protein

điểm

- Tương tác kị nước: các vùng ưa nước của các axit amin, protein quay ra ngoài tiếp xúc không
với nước, các vùng kị nước quay vào trong và hướng vào nhau giúp tạo hình dạng quá
chung cho protein

0,75đ

- Liên kết ion: giữa các vùng tích điện trái dấu trong các axit amin
- Liên kết disulfide: lưu huỳnh (-S) của 2 axit amin cystein gần nhau liên kết với nhau
giúp giữ vững cấu trúc không gian của protein
Trong các kiểu liên kết trên thì tương tác kị nước là quan trọng nhất vì:

0,25đ

- Tương tác kị nước góp phần tạo nên cấu trúc hình cầu, là cấu hình không gian đặc
trưng của protein để biểu hiện chức năng sinh học bình thường
- Góp phần đưa các axit amin vốn rất xa nhau được lại gần nhau tạo vùng trung tâm
hoạt động chức năng sinh học của protein

1.2. Dựa vào cấu tạo, tính chất của nước, hãy giải thích vì sao nước được coi là dung môi của sự
sống.

- Tính phân cực của nước: đầu oxi tích điện âm, đầu hidro tích điện dương vì vậy nước 0,25
có khả năng hình thành liên kết hidro liên phân tử, điều này làm cho nước trở thành
dung môi lý tưởng của rất nhiều chất và hợp chất.
- Khả năng hydrat hóa của nước: nước có khả năng hình thành lớp màng nước bao 0,25
quanh các hợp chất ion vì vậy nước có khả năng hòa tan các hợp chất ion.
VD: nước hòa tan muối ăn
- Khả năng hòa tan các phân tử không phải là ion phân cực bằng cách tạo liên kết 0,25
hydrogen với các vùng ion và vùng phân cực của các phân tử này.
VD: nước hòa tan đường, enzyme lyzozim
- Nhiều loại hợp chất phân cực hòa tan trong nước tạo thành các chất lỏng sinh học như 0,25
máu, nhựa cây, dịch bào.
Câu 2: Cấu trúc tế bào
2.1. Hình vẽ dưới đây vẽ lát cắt ngang của một cấu trúc nhất định trên bề mặt tế bào quan sát
được bằng kính hiển vi điện tử. Hãy cho biết đây là
cấu trúc gì? Cấu trúc này có ở đâu trong các đối tượng
sau: (1 điểm)
Trùng đế giày
Vi khuẩn E.Coli
Quản bào ở cây hạt trần
Tế bào biểu bì ống dẫn trứng ở người
Tế bào khí quản ở người
Tế bào biểu mô ống tiêu hóa ở người
2.2. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở đâu? Nêu chức năng của chúng ở mỗi
cấu trúc đó?
Trả lời
2.1. Đây là lát cắt ngang của roi hoặc lông vận động ở sinh vật nhân thực

0,5

Cấu trúc trên có mặt trong lông nhung của trùng đế giầy, lông nhung trên tế bào biểu bì 0,5
ống dẫn trứng ở người , lông nhung trong tế bào khí quản ở người

2.2. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Nêu chức năng
của chúng ở mỗi cấu trúc đó?
Bơm proton là một protein xuyên màng có khả năng tạo nên một gradient proton qua
màng sinh học. Trong tế bào bơm proton thường có mặt trong:
- Màng trong của ti thể: Bơm proton bơm H + từ chất nền ti thể vào xoang gian màng tạo 0,25
nên gradient H+ thông qua ATP-synthetaza tổng hợp nên ATP
- Màng tylacoit: Bơm H+ từ chất nền của lục lạp vào xoang tylacoit tạo gradient H+ giữa
0,25

hai bên màng thông qua ATP-synthetaza tổng hợp nên ATP
- Màng Lizoxom: Bơm H+ từ tế bào chất vào trong lizoxom để hoạt hóa các enzyme
thủy phân trong lizoxom

0,25
+

+

- Màng sinh chất: bơm H ra phía ngoài màng tạo gradien H và điện thế màng để:
/ vận chuyển chủ động các chất tan vào trong tế bào (ví dụ vận chuyển chủ động K + vào
tế bào lông hút của rễ)
/ tạo dòng H+ đi vào trong để đồng vận chuyển các chất (ví dụ đồng vận chuyển đường 0,25
saccarozo và H+ vào tế bào kèm và ống rây ở thực vật)
/ tổng hợp ATP
/ làm chuyển động lông, roi

Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (đồng hóa)
3.1. Trong chu trình Canvin:
a. Khi tắt ánh sáng: một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào? Giải thích?
b. Khi giảm nồng độ CO2: Một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào?Giải thích?
3.2. Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống . Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng
việc tổng hợp một chất nhất định khi cần?

3.1. Trong chu trình canvin

0,5

a. Khi tắt ánh sáng: một chất tăng, một chất giảm:
- Chất tăng là APG (axit photphoglyxeric), chất giảm là RiDP (ribolozo diphotphat)
- Vì khi tắt ánh sáng thì pha sáng không xảy ra nên không tạo được các sản phẩm của
pha sáng là ATP và NADPH nên APG tạo ra sẽ không được chuyển thành AlPG và
cuối cùng là không tái tạo được RiDP. Tuy nhiên pha cố định CO 2 vẫn xảy ra nên RiDP
vẫn được chuyển thành APG
Như vậy RiDP sẽ giảm còn APG sẽ tăng
b. Khi giảm nồng độ CO2: một chất tăng, một chất giảm:
- Chất tăng là RiDP (ribolozo diphotphat), chất giảm là APG (axit photphoglyxeric)

0,5

- Vì khi giảm nồng độ CO 2 thì RiDP sẽ không được chuyển thành APG làm cho lượng
APG giảm xuống. Tuy nhiên pha sáng vẫn xảy ra nên vẫn có ATP và NADPH dẫn tới
APG vẫn được chuyển thành AlPG và cuối cùng thành RiDP.
Như vậy lượng RiDP tăng lên còn APG giảm
3.2. Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống . Bằng cơ chế nào tế bào có thể
ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi cần?
Về enzim:
- Cấu tạo chung của một enzim:
+ Enim có bản chất là protein, có cấu trúc không gian phức tạp

0,25

+ Enzim có thể được cấu tạo hoàn toàn từ protein hoặc protein kết hợp với các chất
khác không phải là protein (cofactor)
Phần protein (apoenzim) có cấu trúc không gian đặc thù đặc biệt là trung tâm hoạt tính.
Trung tâm hoạt tính được cấu tạo bởi một số axit amin đặc thù giúp trung tâm có cấu
trúc phù hợp với cơ chất mà enzim xúc tác.

0,25

Phần phi protein (cofactor) có ở nhiều enzim. Cofactor thường liên kết cố định hoặc
tạm thời với enzim để xúc tác phản ứng. Cofactor có thể là các ion kim lươi như Fe, Cu, 0,25
Mn, Ni…hoặc có thể là chất hữu cơ như vitamin thường được gọi là coenzim
+ Một số enzim còn có thêm trung tâm điều chỉnh để điều chỉnh hình thù của trung tâm
hoạt tính.
*Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược âm tính. Sản
phẩm khi được tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzim 0,25
xúc tác cho phản ứng đầu tiên của chuỗi phản ứng tạo ra sản phẩm đó

Câu 4: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (dị hóa)
4.1. Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong
môi trường sục khí oxy, rồi sau đó được
chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxy.
Nồng độ của 3 chất: Glucozo -6- photphat,
axit lactic và fructozo - 1,6 –diphotphat
được đo ngay sau khi loại bỏ oxy khỏi môi
trường nuôi cấy? Hãy ghép các đường cong
1,2,3 trên đồ thị cho phù hợp với sự thay đổi
nồng độ 3 chất trên?
4.2. Hãy phân biệt hóa thẩm tạo ATP tại màng trong của ti thể và hóa thẩm tạo ATP tại màng
tylacoit?
4.1. tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxy, rồi sau đó được chuyển 0,25
nhanh sang điều kiện thiếu oxy thì tế bào sẽ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men.
Quá trình này không có chu trình crep và chuỗi chuyền electron nên lượng ATP bị giảm
mạnh, ATP chỉ được hình thành qua đường phân nhờ photphorin hóa mức cơ chất.
- Đường cong số 1: tăng nhanh trong 0,5 phút đầu sau đó không đổi chứng tỏ đây là sự 0,25
thay đổi nồng độ của axit lactic vì khi tế bào cơ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men
thì axit piruvic tạo ra do đường phân sẽ được chuyển thành axit lactic làm cho lượng
axit lactic tăng dần lên. Axit lactic xuất hiện ngay từ phút số 0 chứng tỏ ngay từ đầu tế 0,25

bào cơ đã thực hiện quá trình lên men.
- Đường cong số 3: ứng với sự thay đổi nồng độ của glucozo-6-photphat vì lượng ATP
giảm mạnh dẫn tới quá trình photphorin hóa glucozo thành glucozo-6-photphat bị giảm 0,25
nhanh so với khi tế bào còn hô hấp hiếu khí, thêm vào đó glucozo-6-photphat vẫn
chuyển thành fructozo - 1,6 –diphotphat.
- Đường cong số 2: ứng với sự thay đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat vì trong 0,5
phút đầu đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat tăng lên do glucozo-6-photphat
chuyển thành nhưng từ phút thứ 0,5 khi lượng glucozo-6-photphat giảm mạnh sẽ không
glucozo-6-photphat thành fructozo - 1,6 – diphotphat.
4.2. Phân biệt hóa thẩm tạo ATP tại ti thể và hóa thẩm tạo ATP ở lục lạp
Điểm phân biệt

Hóa thẩm tại ti thể

Hóa thẩm tại lục lạp

Điểm

Vị trí

Màng trong ti thể

Màng thylakoid

0,25

Nguồn gốc H+

Các chất hữu cơ

Nước

Nguồn năng lượng

Chất hóa học

Ánh sáng

Chiều vận chuyển Từ chất nền vào xoang gian Từ chất nền vào xoang 0,25
H+

màng nhờ các phức hệ thylakoid qua các phức hệ
protein sau đó H+ từ xoang xitocrom sau đó H+ từ
gian màng vào chất nền qua xoang tilacoit qua ATPATP –synthetaza để tổng synthetaza vào chất nền

Thành phần chuỗi

hợp ATP

để tổng hợp ATP

NADH

Plastoquinion -> hệ 0,25

dehydrogenaza

-> xitocrom->

hệ

-> plastoxianin,

ubiquinon

hệ xitocrom
Chất nhận e cuối O2

Feredoxin
P700 hoặc NADP+

0,25

cùng
ATP dùng để

Cung cấp cho hoạt động Cung cấp cho pha tối
của tế bào

Câu 5: Truyền tin tế bào + phương án thực hành
5.1. Nêu sự khác biệt giữa các cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt hóa gen. (1 điểm)

Cơ chế chất truyền tin thứ hai
- Thụ thể ở màng sinh chất

Cơ chế hoạt hóa gen

Điểm

- Thụ thể trong tế bào chất 0,25
hoặc trong nhân.

- Chất truyền tin không khuếch - Chất truyền tin khuếch tán 0,25
tán trực tiếp được qua màng (bản trực tiếp được qua màng (bản
chất protein, peptit,...)

chất lipit)

- Đáp ứng nhanh chóng, ngắn - Đáp ứng chậm hơn, lâu hơn.

0,25

hơn.
- Không có sự phiên mã, dịch mã. - Có sự phiên mã, dịch mã.

0,25

5.2. Phương án thực hành: (1 điểm)
Trong thí nghiệm nhận biết tinh bột, lấy 5ml dung dịch hồ tinh bột 1% cho vào ống nghiệm và
cho vào đó vài giọt thuốc thử lugol thì dung dịch chuyển màu xanh đen. Đun ống nghiệm trên
ngọn lửa đèn cồn đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn khi để nguội về nhiệt độ phòng lại xuất
hiện màu xanh đen. Lặp lại thí nghiệm 4 đến 5 lần thì dung dịch mất màu hoàn toàn.
a. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
b. Chứng minh giải thích trên bằng thực nghiệm?
Dung dịch hồ tinh bột khi gặp dung dịch thuốc thử lugol (hỗn hợp của KI và I2) thì 0,25
tạo một phức chất có màu xanh, khi đun nóng thì mất màu xanh, khi để nguội lại xuất
hiện màu xanh.
Nguyên nhân là dạng amylozơ của tinh bột tạo cấu hình xoắn ốc và phân tử I2 bị giữ 0,25
trong các xoắn này tạo phức chất có màu xanh. Khi đun nóng thì tinh bột bị giãn xoắn
và mất màu xanh, nhưng nếu để nguội lại tái tạo dạng xoắn nên I2 lại bị giữ trong
xoắn, vì thế xuất hiện màu xanh trở lại.
Sau nhiều lần đun I2 bị thăng hoa hết do đó dung dịch chuyển màu trong suốt.
b. Thí nghiệm chứng minh:
- Nhỏ thêm dung dịch lugol: nếu dung dịch sẽ xuất hiện màu xanh trở lại chứng tỏ 0,25
dung dịch mất màu do iot đã thăng hoa hết.
- Tinh bột không bị thủy phân : chứng minh bằng cách cho vài giọt thuốc thử phêling 0,25
và đun trên ngọn lửa đền cồn nếu không xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch chứng tỏ tinh

bột không bị phân hủy
Câu 6: Phân bào
6.1. Đồ thị nào dưới đây phản ánh sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể khi một tế
bào trải qua phân chia nguyên phân? Giải thích tại sao?

6.2. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa NST ở kì giữa của nguyên phân với NST
ở kì giữa của giảm phân 2 trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình thường? (0,5 điểm)
6.1. Đồ thị hình A giải thích đúng sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể khi 0,25
một tế bào trải qua phân chia nguyên phân vì:
- Ti thể nằm trong tế bào chất của tế bào khi tế bào bước vào kì trung gian tế bào tăng 0,25
trưởng qua sản xuất protein và các bào quan của tế bào chất như ti thể, lưới nội chất vì
vậy nên ti thể cũng được tổng hợp mới tạo ra nhiều ti thể mới làm cho tổng hàm lượng
ADN ti thể trong tế bào tăng lên.
- Tại kì trung gian trong tế bào xảy ra nhiều hoạt động như nhân đôi ADN, nhân đôi 0,25

trung tử, sinh tổng hợp nhiều protein… vì vậy tế bào cần nhiều năng lượng nên ti thể
phải tăng số lượng để đáp ứng như cầu năng lượng của tế bào.
- Sau đó hàm lượng ADN giảm trong pha M vì đây là pha xảy ra phân chia tế bào chất từ 0,25
một tế bào mẹ thành hai tế bào con => lượng tế bào chất chia đôi=> hàm lượng ADN ti
thể trong một tế bào giảm.
6.2. NST ở kì giữa của nguyên phân và NST ở kì giữa của giảm phân II:
* Giống nhau:

0,5

- NST tồn tại ở trạng thái kép gồm 2 cromatit đính với nhau tại tâm động
- Các NST xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo
- Tơ phân bào đính vào NST ở cả 2 phía của tâm động
* Khác nhau:
- NST ở kì giữa của nguyên phân gồm 2 cromatit giống hệt nhau

0,25

- NST ở kì giữa của giảm phân II gồm 2 cromatit có thể khác nhau về cấu trúc do tiếp 0,25
hợp và trao đổi chéo xảy ra tại kì đầu của giảm phân I
Câu 7: (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
Có 6 chủng vi khuẩn khị khí được phân lập từ đất (kí hiệu từ A đến F) được phân tích để tìm
hiểu vai trò của chúng trong chu trình nito. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi trường nước thịt
khác nhau. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh để quan sát sự thay đổi
trong môi trường và kết quả thu được như sau:
STT
1

Môi trường

Các chủng vi khuẩn

dinh dưỡng

A

B

C

D

E

F

Nước thịt có peptone

+,

+,

-

+,

-

+,

tăng pH

tăng pH

tăng pH

tăng pH

2

Nước thịt có amoniac

-

-

+, NO2-

-

-

3

Nước thịt có nitrit

-

-

-

-

+, NO3- -

4

Nước thịt có nitrat

+,

+

-

+

-

sinh khí

+,
sinh khí

a. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn? Giải thích?
b. Tại sao quá trình sinh trưởng của các chủng A,B, D, F trên môi trường nước thịt có pepton lại
làm tăng pH của môi trường?
c. Khí sinh ra trong môi trường khi nuôi cấy chủng A và F là khí gì? Hãy cho biết kiểu hô hấp
của hai chủng vi khuẩn này?
a. - Kiểu dinh dưỡng của chủng A, B, D, F là hóa dị dưỡng vì chúng sử dụng hợp chất 0,5
hữu cơ cho quá trình sinh trưởng
- Kiểu dinh dưỡng của chủng C và E là hóa tự dưỡng vì:
Chủng C biến đổi NH4+ thành NO2- và sử dụng năng lượng sinh ra từ quá trình này để 0,25
tổng hợp hợp chất hữu cơ cho sinh trưởng
Chủng E biến đổi NO2- thành NO3- và sử dụng năng lượng sinh ra từ quá trình này để 0,25
tổng hợp hợp chất hữu cơ cho sinh trưởng
b. Quá trình sinh trưởng của các chủng A,B,D,F trên môi trường pepton làm tăng pH 0,5
của môi trường vì nước thịt có bổ sung pepton là môi trường dư thừa hợp chất nitơ và
thiếu hợp chất cacbon, nên những vi khuẩn kị khí sẽ khử amin giải phóng NH 3 (NH4+)
(hay còn gọi là quá trình amôn hóa) để sử dụng cacbohydrat làm nguồn năng lượng và
chính NH4+ đã làm tăng pH của môi trường nuôi cấy.
c. Khí sinh ra trong môi trường khi nuôi cấy chủng A và F là khí N 2 vì chủng A và F là 0,25
hai chủng vi khuẩn sử dụng NO3- làm chất nhận e cuối cùng của hô hấp kị khí.
Hai chủng vi khuẩn A và F là chủng hô hấp kị khí

0,25

Câu 8: (2 điểm) Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Phân tích kiểu dinh dưỡng của các chủng vi khuẩn I và II dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy
chúng trên các môi trường A,B và C có thành phần tính theo g/l:
Môi trường A: (NH4)3PO4 - 0,2; KH2PO4 - 1; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5
Môi trường B: Môi trường A + Xitrat trisodic - 2
Môi trường C: Môi trường A + các chất sau: Glucozo, Biotin – 10-8; Histidin – 10-5; Methionin
– 2.10-5; Acid nicotinic – 10-6; Triptophan – 2.10-5
Sau khi cấy, nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ và thời gian phù hợp, người ta được các kết quả ghi
trong bảng sau

Môi trường

A

B

C

Chủng I

Không mọc

Mọc

Mọc

Chủng II

Không mọc

Không mọc

Mọc

8.1. Gọi tên hai chủng vi khuẩn I và II theo nhu cầu với các nhân tố sinh trưởng?
8.2. Người ta thêm vào 5ml môi trường B 106 tế bào staphylococcus và 102 tế bào của chủng vi
khuẩn II sau 6h nuôi cấy số lượng của mỗi chủng (không kể pha tiềm phát) đếm được là 8.10 8
staphylococcus và 3.103 chủng II trong 1ml. Hãy tính:
a. Thời gian thế hệ của staphylococcus và chủng vi khuẩn II
b. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm
8.1. Chủng vi khuẩn I là chủng nguyên dưỡng, chủng vi khuẩn II là chủng khuyết dưỡng 0,5
8.2
a. thời gian thế hệ của staphylococcus:
số tế bào trong 1ml môi trường B là 106 :5 = 2.105

0,5

số thế hệ sau 6h: 2k = 8.108 / 2.105 = 4096 => k ≈ 12
thời gian thế hệ là 360 : 12 = 30 phút
* thời gian thế hệ của chủng II:

0,5

số tế bào trong 1ml môi trường B là 102 :5 = 20
số thế hệ sau 6h: 2k = 3.103 / 20 = 150 => k ≈ 7
thời gian thế hệ là 360 : 7 = 51 phút
b. Khi chủng II được nuôi trên môi trường B thì không có khả năng sinh trưởng do bị 0,5
thiếu các nhân tố sinh trưởng nhưng khi chủng II được nuôi cấy cùng với
staphylococcus thì lại có khả năng sinh trưởng => giữa chủng II và staphylococcus đã
xảy ra hiện tượng đồng dưỡng. Staphylococcus trong quá trình sinh trưởng có khả năng
tổng hợp các nhân tố sinh trưởng cần cho chủng II
Câu 9: (2 điểm) Virut
9.1. Có 2 chủng vi khuẩn E.Coli, chủng I có khả năng kháng penixillin, chủng II có khả năng
kháng cloramphenicol