Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Biên Hòa - Hà Nam, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:10:21 | Được cập nhật: 9 giờ trước (23:24:02) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1606 | Lượt Download: 44 | File size: 0.310272 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 10 câu, 03 trang)
(ĐỀ GIỚI THIỆU)

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào
1. Các hệ thống sống có những liên kết hóa học chủ yếu nào? Có ý kiến
cho rằng liên kết yếu có vai trò quan trọng đảm bảo tính bề vững của các hệ
thống sống. Dựa vào cơ sở nào để nói như vậy?
2. Nêu những đặc tính lí hóa giúp ADN có ưu thế tiến hoá hơn ARN trong
vai trò lưu giữ thông tin di truyền?
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
1. Thành phần cấu trúc nào (yếu tố nào) trong màng tế bào quyết định tính
lỏng của màng tế bào?
2. Oxy hóa chất béo khi cơ thể cạn kiện nguồn năng lượng glucose là một
giải phát tuyệt vời ở một số loài kể cả con người. Việc oxy hóa chất béo ngoài ty
thể còn do 1 bào quan nữa phụ trách. Hãy cho biết bào quan đó là gì ? Quá trình
oxy hóa diễn ra như thế nào ?
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
1. Gọi tên phương thức đồng hóa và viết phương trình tổng hợp
cacbonhidrat ở:
a. Tảo Chlorella
b. Vi khuẩn Nitrosomonas
2. Phân biệt hai phương thức đồng hóa trên đây?
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
1. Chứng minh các sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp tế bào là
nguyên liệu cho các quá trình sinh tổng hợp các chất khác?
2. Phân biệt các con đường phân giải chất hữu cơ trong tế bào?
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
1

1. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp
ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào. Hãy cho biết đó là chất
nào? Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo cách này?
2. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất
truyền tin đó?
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
1. Khi nói về phân bào nguyên phân ở tế bào động vật, có ý kiến cho rằng:
“Ở kỳ sau của quá trình phân bào, 2 chromatit của 1 nhiễm sắc thể kép tách nhau
ra ở tâm động và trượt về 2 cực của tế bào”. Theo em thì ý kiến đó đúng hay sai?
Hãy đưa ra 1 dẫn chứng để chứng minh cho nhận định của em?
2. Các nhà khoa học cho rằng khối u gây bệnh ung ở người được phát sinh
từ một tế bào bị đột biến. Dựa trên cơ sở này hãy cho biết mô nào trong cơ thể
người hay bị ung thư và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát sinh ung thư?
Giải thích.
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
1. a. Vi khuẩn có những đặc điểm nào để thích nghi đa dạng và hiệu quả
nhất với môi trường sống?
b. Penicilin và lyzozim có thể tác động rõ rệt đến quá trình tổng hợp thành
vi khuẩn Gram dương nhưng vì sao lại ít gây tác động đến vi khuẩn Gram âm?
2. Xác định kiểu dinh dưỡng của những đối tượng vi sinh vật sau đây:
a. Một vi khuẩn chỉ cần Metionin như một nguồn dinh dưỡng hữu cơ và
sống trong các hang động không có ánh sáng.
b. Một loài VSV chỉ sinh trưởng tốt trong điều kiện có ánh sáng, nguồn
nước dồi dào và không đòi hỏi các chất hữu cơ
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
1. Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, lấy dịch huyền phù của trực
khuẩn cỏ khô (Bacillus subtilis) ở cuối pha log (cho vào ống nghiệm 1) và dịch
huyền phù được lấy cuối pha cân bằng động (cho vào ống nghiệm 2). Hai ống
nghiệm đều được cho thêm lyzozim, sau đó đặt trong tủ ấm ở 37 0C trong 3 giờ.

2

Em hãy dự đoán kết quả quan sát được khi làm tiêu bản sống các vi khuẩn ở hai
ống nghiệm trên?
2. Hãy phân loại VSV dựa vào nhu cầu đối với O2 ? Mức độ ảnh hưởng của
O2 đối với VSV phụ thuộc vào điều gì?
Câu 9 (2,0 điểm). Virus
1. Tại sao một số phage độc lại trở thành phage ôn hòa và tham gia vào
hệ gen của vật chủ?
2. Bằng cách nào một số virut có thể sinh sản mà không có sự tổng hợp
ADN? Biện pháp nào khả quan nhất để có thể hạn chế sự nhân lên của những
virut đó trong tế bào chủ?
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Bổ thể là gì? Cơ chế hình thành và chức năng của bổ thể trong miễn
dịch?
2. Nêu các phương thức lẩn tránh hệ miễn dịch của mầm bệnh?
-------------- Hết ---------------Họ và tên thí sinh: ……………………………….SBD:……………………….
Họ và tên giám thị số 1: …………………………….…………
Họ và tên giám thị số 2: ……………………………………..

Họ và tên người ra đề: Nguyễn Thùy Dương – 0936322126
Phạm Thị Vân
– 0985277107

3

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(ĐÁP ÁN

(Đề thi gồm 10 câu, 09 trang)

ĐỀ GIỚI THIỆU)

Câu

Nội dung

1

a. Các hệ thống sống có những liên kết hóa học chủ yếu nào? Có ý

(2
điểm)

kiến cho rằng liên kết yếu có vai trò quan trọng đảm bảo tính bề vững

Điểm

của các hệ thống sống. Dựa vào cơ sở nào để nói như vậy?
b. Nêu những đặc tính lí hóa giúp ADN có ưu thế tiến hoá hơn ARN
trong vai trò lưu giữ thông tin di truyền?
a. Các loại liên kết hóa học chủ yếu trong hệ thống sống gồm
- - Liên kết bền vững: liên kết cộng hóa trị có năng lượng liên kết lớn
(lớn hơn 7kcal/mol)

0,25

- - Liên kết yếu là các liên kết có mức năng lượng thấp (từ 2 – 5
kcal/mol) ba gồm: liên kết hidro, liên kết ion, tương tác vandevan,
liên kết kị nước.

0,25

- Các liên kết yếu có vai trò quan trọng đảm bảo tính bền vững của
các hệ thống sống vì:
- Năng lượng liên kết yếu nhỏ (2 – 5kcal/mol) dễ dàng bị phá vỡ để các
hợp chất thực hiện được chức năng sinh học (tính mềm dẻo của hệ

0,5

thống sống).Nếu năng lượng liên kết quá lớn, tần số phá vỡ các liên
kết này giảm xuống → đe dọa sự tồn tại của tế bào.
- Số lượng liên kết lớn đảm bảo tính ổn định của hệ thống sống.
→ Liên kết yếu đảm bảo cho các hệ thống sống vừa có tính ổn định,

4

vừa có tính mềm dẻo
b. – ARN có thành phần đường là ribose khác với thành phần đường
của AND là deoxyribose. Đường deoxyribose không có gốc – OH ở
vị trí C2’  gốc phản ứng mạnh và có tính ưa nước  ARN kém bền
hơn ADN trong môi trường nước.
- Thành phần bazơ của ARN U được thay thế bằng T trong AND. Về
cấu trúc hóa học, T khác U vì được bổ sung thêm gốc metyl  gốc kị
nước, kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép giúp AND bền hơn ARN

0,25

- ADN có cấu trúc dạng sợi kép, ARN thường có cấu trúc mạch đơn
giúp ác cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ dạng hơn  thông tin di
truyền ít có xu hướng tự biến đổi hơn.
- Bazơ nitơ U chỉ cần một biến đổi hóa học duy nhất (amin hóa hoặc
metyl hóa) để chuyeẻn hóa tương ứng thành X và T; trong khi đó T

0,25

cần 1 biến đổi hóa học (loại metyl hoá) để chuyển thành U, nhưng
cần đồng thời biến đổi hóa học ( vừa loại metyl hóa và loại amin hóa)

0,25

để chuyển hóa thành X  ADN có xu hướng lưu giữ thông tin bền
vững hơn.

0,25
2
(2
Điểm)

1. Thành phần cấu trúc nào (yếu tố nào) trong màng tế bào quyết
định tính lỏng của màng tế bào?
2. Oxy hóa chất béo khi cơ thể cạn kiện nguồn năng lượng glucose là
một giải pháp tuyệt vời ở một số loài kể cả con người. Việc oxy hóa
chất béo ngoài ty thể còn do 1 bào quan nữa phụ trách. Hãy cho biết
đó là bào quan gì ? Quá trình oxy diễn ra như thế nào ?
1. Thành phần cấu trúc trong màng tế bào quyết định tính lỏng là :
- Trong màng tế bào sinh vật nhân thực do các loại axit béo:
Phospholipit màng, sterol (cholesterol hoặc các sterol khác) quy định.
Nhưng những thành phần này lại chịu tác động của nhiệt độ:
0,5
+ Trường hợp nhiệt độ thấp:
 Tăng thành phần axit béo không no và thành phần sterol
trong màng sẽ làm tăng tính lỏng của màng vì trong đuôi
axit béo không no có các liên kết đôi dạng cis → đuôi axit
béo bị bẻ cong → tăng khoảng cách giữa các đuôi axit béo.
 Thành phần cholesterol: ken giữa các gốc axit béo → ngăn
cản sự bó chặt các đuôi axit béo → tăng tính lỏng của màng.
5

+ Trường hợp nhiệt độ cao:
 Tăng lượng axit béo no
 Cholesterol có vai trò làm hạn chế sự di động của
phospholipid
- Trong màng tế bào vi khuẩn cổ chịu nhiệt, tính lỏng của màng do
thành phần sau quy định:
+ Các protein chịu nhiệt trên màng sinh chất.
+ Tế bào tổng hợp các protein sốc nhiệt giúp bảo vệ protein khỏi
nhiệt độ cao
+ Axit béo là các axit béo no, có mạch nhánh → tăng điểm nóng
chảy

0,5

+ Lipit trong màng vi khuẩn cổ có các liên kết este gắn giữa
glixerol với mạch kị nước.
Lipit của các VK cổ không có các axit béo mà mạch bên của
chúng gồm các đơn vị lặp lại là izopren (hydrocacbon 5C)
→ Glixerol liên kết với các mạch kiểu đi-ete hoặc tetra-ete tạo
thành màng lipit lớp đơn (chứ không phải lớp kép như màng vi
khuẩn và eukaryote) → Sự liên kết mạch bên ngăn cản sự di động
của các phân tử lipit màng → màng chịu được nhiệt độ rất cao (có
thể trên 100°C )
2. – Bào quan đó là peroxisome
- Trái với sự oxy hóa acid béo trong ty thể có khả năng sản xuất ATP,
oxy hóa chất béo ở peroxisome không kết hợp với việc hình thành
ATP

- Con đường phân giải acid béo thành actyl CoA trong peroxisome
cũng tương tự như ty thể. Tuy vậy, peroxisome không có chuỗi vận
chuyển electron và FADH2 sinh ra khi acid bị oxy hóa và được
chuyển ngay lập tức đến O2, nhờ các enzim oxidase sẽ sinh ra
hydrogen peroxide (H2O2). - Bên cạnh các enzim oxidase, trong 0,25
peroxisome chứa rất nhiều catalase để nhanh chóng phân hủy H2O2 0,25
(một chất chuyển hóa rất độc). NADH sinh ra bởi oxy hóa chất béo
được chuyển ra và oxy hóa tại bào tương. Các phân tử acetyl – CoA
0,25
sau đó sẽ di chuyển vào ti thể hoặc ra bào tương để sản xuất
cholesteron.

6

0,25

3
(2
điểm)

1. Gọi tên phương thức đồng hóa và viết phương trình tổng hợp
cacbonhidrat ở:
a. Tảo Chlorella
b. Vi khuẩn Nitrosomonas
2. Phân biệt hai phương thức đồng hóa trên đây?
1:
a. Tảo Chlorella : quang tổng hợp

0.25

Ánh sáng

6CO2 + 12H2O Diệp lục

C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

0.25

Ánh sáng

( có thể viết : CO2 + H2O Diệp lục

(CH2O) + 6O2 )

b. Vi khuẩn Nitrosomonas: hóa tổng hợp
+
4

NH

0.25

2

+ O2  NO + H2O + Q

0.125

+

CO2 + H + Q  (CH2O)

0.125

2.Phân biệt quang tổng hợp – hóa tổng hợp
Điểm so sánh

Quang tổng hợp

Hóa tổng hợp

Nguồn năng
lượng

Ánh sáng

Từ quá trình oxi hóa
các chất vô cơ

Phương trình
tổng quát

CO2 + H2A 
(CH2O) + A +
H2O

A( chất vô cơ ) + O2 
AO2 + Q
CO2 + RH2 + Q 
(CH2O)

Nguồn cho H
và e

+

Mức độ tiến hóa

H2O hoặc chất
khác (H2S)

RH2

Tiến hóa hơn

Kém tiến hóa hơn

0.25
0.25
0.25
0.25

7

4
(2
điểm)

1. Chứng minh các sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp tế bào là
nguyên liệu cho các quá trình sinh tổng hợp các chất khác?
2. Phân biệt các con đường phân giải chất hữu cơ trong tế bào?
1. Các sản phẩm quan trọng từ quá trình hô hấp tế bào :
- Axit piruvic : là nguyên liệu để tổng hợp Glyxeron, axit amin 
tổng hợp Lipit và protein,

0.25

- Axetyl CoA : nguyên liệu tổng hợp các axit béo, sterol  tổng hợp
lipit đơn giản và các lipit phức tạp khác

0.25
0.25

- Các axit hữu cơ từ chu trình Crep  tổng hợp các axit amin 
protein

0.25

- Các chất khử (NADH, FADH2) và năng lượng ATP  tham gia
vào nhiều phản ứng sinh tổng hợp khác nhau
2.

1.0
Điểm phân
biệt

Hô hấp hiếu khí

Nơi thực hiện - Tế bào chất,

Hô hấp kị
khí

Lên men

- Tế bào
chất

- Tế bào chất

- Oxi liên
kết

- Các phân tử
hữu cơ

- Màng trong ti
thể (SV nhân
- Màng sinh
thực ), Màng sinh chất (SV
chất (SV nhân
nhân sơ)
sơ)
Chất nhận
electron cuối
cùng

- O2

(SO42- ,
NO3-,…)

Sản phẩm:
- Vật chất

- CO2 và H2O .

- NH3, H2S,
CH4…

-Chất hữu cơ:
Rượu êtylic,
axit lactic…

- Số lượng
ATP/1
Glucoz

- 36 hoặc 38

- < 36

-2

8

Có enzim
SOD và
Catalaza



Chuỗi chuyền Có
electron

Không

Không



Không

Mỗi tiêu chí đúng được 0.25đ, nếu trình bày được đúng từ 4 tiêu
chí trở lên thì được tối đa 1.0đ
5
(2
điểm)

1. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các
đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho
biết đó là chất nào? Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin
theo cách này?
2. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất
truyền tin đó?
1. Chất truyền tin thứ 2 đó là ion Ca2+.
* Các giai đoạn của quá trình truyền tin:
0,25
- Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể kết cặp G- protein làm hoạt hóa
G- protein. G-prtein được hoạt hóa liên kết với photpholipaza C
0.25
- Photpholipaza C được hoạt hóa cắt PIP2 thành:
+ DAG hoạt động như chất truyền tin thứ 2 ở con đường khác.
+ IP3 đi đến liên kết kết với kênh ion Ca2+ dẫn đến mở kênh
0.25
- Ion Ca2+ từ luới nội chất theo gradient đi vào bào tương hoạt hóa
protein tiếp theo từ đó gây các đáp ứng của tế bào.
0.25

2.Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
- Bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp ứng co cơ và bổ sung
thêm chất ức chế hoạt tính enzim photpholipaza C ở mô cơ 1

0.25
0.25

- Sau đó thấy kết quả
+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương
không thay đổi

0.25

+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương tăng.
6
(2
điểm)

0.25

1. Khi nói về phân bào nguyên phân ở tế bào động vật, có ý kiến cho
rằng: “Ở kỳ sau của quá trình phân bào, 2 chromatit của 1 nhiễm sắc
thể kép tách nhau ra ở tâm động và trượt về 2 cực của tế bào”. Theo
em thì ý kiến đó đúng hay sai? Hãy đưa ra 1 dẫn chứng để chứng

9

minh cho nhận định của em?
2. Các nhà khoa học cho rằng khối u gây bệnh ung ở người được phát
sinh từ một tế bào bị đột biến. Dựa trên cơ sở này hãy cho biết mô
nào trong cơ thể người hay bị ung thư và các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng phát sinh hung thư? Giải thích.
1. - Ý kiến đó là sai (không chính xác)
- Trong quá trình phân bào nguyên phân, ở kỳ sau các nhiễm sắc thể
bị kéo về 2 cực của tế bào do sự giải trùng ngưng của thoi phân bào.
- Thí nghiệm: Gary Borisy và cộng sự đã làm thí nghiệm và xác định
được sự phân rã các vi ống thể động bắt đầu từ đầu thể động hay thể
0,25
cực khi nhiễm sắc thể di chuyển về các cực trong quá trình phân chia.
Đầu tiên các tác giả đã nhuộm huỳnh quang vàng các vi ống
của tế bào thận lợn trong kỳ sau sớm.

0,25

Sau đó đánh dấu một đoạn vi ống thể động giữa 1 cực và
nhiễm sắc thể nhờ sử dụng tia laser khử màu thuốc nhuộm này. Quan
sát sự phân bào ở kỳ sau, các tác giả đã thấy sự thay đổi độ dài của vi
ống ở 2 bên đoạn đầu.

0,5

Kết quả: Khi nhiễm sắc thể di chuyển về 2 cực của tế bào, đoạn vi
ống ở phía thể động của thoi phân bào ngắn dần, đoạn vi ống thể
động ở phía đầu cực giữ nguyên độ dài.
2. - Các loại mô biểu bì hay bị ung thư nhu biểu bì lót trong các cơ
quan nội tạng: phôi, ruột ...... Các tế bào của chúng liên tục phân chia
để thay thế các tế bào chết hoặc bị tổn thương nên khả năng phát sinh
và tích luỹ các đột biến cao hơn các tế bào khác. Vì đột biến gen
thường hay phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN. Do vậy, tế bào
càng nhân đôi nhiều càng tích luỹ nhiều đột biến.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát sinh ung thư:
+ Tuổi tác: tuổi càng cao thì tế bào phân chia càng nhiều lần
cũng như có nhiều thời gian tiếp xúc với tác nhân gây đột biến.
+ Tác nhân gây đột biến: Nếu tiếp xúc nhiều với tác nhân đột
biến các loại sẽ gia táng tần số đột biến cũng như khả năng tích luỹ
đột biến.
0,5

10

0,25
0,25
7
(2
điểm)

1. a. Vi khuẩn có những đặc điểm nào để thích nghi đa dạng và hiệu
quả nhất với môi trường sống?
b. Penicilin và lyzozim có thể tác động rõ rệt đến quá trình tổng
hợp thành vi khuẩn Gram dương nhưng vì sao lại ít gây tác động đến
vi khuẩn Gram âm?
2. Xác định kiểu dinh dưỡng của những đối tượng vi sinh vật sau đây:
a. Một vi khuẩn chỉ cần Metionin như một nguồn dinh dưỡng hữu
cơ và sống trong các hang động không có ánh sáng.
b. Một loài VSV chỉ sinh trưởng tốt trong điều kiện có ánh sáng,
nguồn nước dồi dào và không đòi hỏi các chất hữu cơ
1. a. Đặc điểm giúp vi khuẩn thích nghi với điều kiện sống:
- Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hoá vật chất nhanh.

0,5

- Hệ gen là ADN vòng trần, đơn bội→ dễ phát sinh và biểu hiện đột
biến
- Có thành tế bào  duy trì được áp suất thẩm thấu.
- Có khả năng hình thành nội bào tử hạn chế tác động của điều kiện
bất lợi
- Một số vi khuẩn có plasmid mang một số gen quy định khả năng
đặc biệt: chống chịu, kháng thuốc...
- Nhiều vi khuẩn có hệ thống bơm ion đặc biệt (K+ , Na+ hoặc các ion
khác) để có thể sống ở môi trường khắc nghiệt
( Mỗi ý đúng được 0.125. Chỉ cần nêu từ 4 ý trở lên  cho tối đa
0.5điểm)
b. Tác động của Penixilin: ngăn cản sự tổng hợp chuỗi tetrapeptit
giữa các tấm của peptidoglican
- Tác động của Lizozim: cắt đứt liên kết 1,4-β-glycozit giữa các đơn
vị NAG – NAM của peptidoglican

0.25

11

- Do sự khác nhau trong cấu trúc thành tế bào mỗi nhóm vi khuẩn:
+ Gr +: không có lớp màng ngoài thành (lớp Lipit A), thành tế bào
chủ yếu chứa peptidoglican; có cầu nối pentaglixin  quá trình tổng
hợp thành tế bào chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi penixilin và lizozim

0.25

+ Gr-: thành peptidoglican rất mỏng nằm ở trong, ít cầu nối
tetrapeptit  ít chịu tác động của penixilin và lizozym

0.25

0.25
2. a. Hóa dị dưỡng

0.25

b. Quang tự dưỡng

0.25

8

1. Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, lấy dịch huyền phù của
(2điểm) trực khuẩn cỏ khô (Bacillus subtilis) ở cuối pha log (cho vào ống
nghiệm 1) và dịch huyền phù được lấy cuối pha cân bằng động (cho
vào ống nghiệm 2). Hai ống nghiệm đều được cho thêm lyzozim, sau
đó đặt trong tủ ấm ở 37 0C trong 3 giờ. Em hãy dự đoán kết quả quan
sát được khi làm tiêu bản sống các vi khuẩn ở hai ống nghiệm trên?
2. Hãy phân loại VSV dựa vào nhu cầu đối với O2 ? Mức độ ảnh
hưởng của O2 đối với VSV phụ thuộc vào điều gì?
1. Bacillus subtilis là vi khuẩn Gram dương có sinh nội bào tử
- Ống nghiệm 1 : Lấy dịch huyền phù ở cuối pha log (sinh trưởng
mạnh), chất dinh dưỡng dồi dào, lúc này vi khuẩn chưa hình thành
nội bào tử  khi xử lý lyzozim sẽ thu được tế bào trần.
0.5

- Ống nghiệm 2: Lấy dịch huyền phù ở cuối pha cân bằng động :
chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy, vi khuẩn hình thành
nội bào tử khi xử lý lyzozim, tuy mất thành tế bào nhưng nội bào
tử vẫn sống và khi quan sát trên kính sẽ thấy còn nguyên dạng trực
khuẩn.

0.5

2. Dựa vào nhu cầu đối với oxi chia thành 5 nhóm :
Kị khí bắt buộc: bị chết khi có mặt O2

Kị khí chịu khí: có thể sống khi có O 2 nhưng

không dùng O2 trong TĐC  có hay không có O2 0,75
đều sinh trưởng như nhau
Kị khí tùy tiện: sinh trưởng tốt khi có O2 nhưng


12

vẫn sống được khi không có O2
Vi hiếu khí: sinh trưởng tốt trong nồng độ O2 thấp

Hiếu khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng khi có mặt O2,

đa số các VK
( Mỗi ý 0.125điểm. Tối đa phần này được 0.75điểm. Nếu không giải
thích đặc điểm của mỗi nhóm --> cho tối đa là 0.5đ)
- Ảnh hưởng của O2 đối với VSV phụ thuộc vào con đường trao đổi
chất và hệ enzim của chúng

0,25
9

1. - Virut độc là virut phát triển làm tan tế bào chủ.

0.125

(2điểm)

- Virut ôn hoà là virut sau khi xâm nhập vào tế bào chủ thì bộ gen 0.125
của chúng xen cài vào bộ gen tế bào chủ, tế bào chủ vẫn sinh trưởng
bình thường.
-Virut độc có thể trở thành virut ôn hòa khi:
+ Trong tế bào của vật chủ khi có phagơ xâm nhập xuất hiện
protein ức chế. Nếu tế bào tổng hợp chất này sớm thì tính độc của 0.5
phagơ không được biểu hiện và trở thành ôn hòa. Và ngược lại khi
chất này sinh ra muộn, phagơ được nhân lên làm tan tế bào (độc)
+ hệ gen của TB chủ có những đoạn gen có trình tự tương đồng với
hệ gen của virut, sự gia nhập sẽ xảy ra ở đoạn tương đồng này
2. - Vật chất di truyền của những virut này là ARN được sao chép
trong các tế bào bị lây nhiễm bởi các enzim do chính hệ gen của virut
mã hóa.

0.5

- Hệ gen của virut (nếu là ARN sợi dương) hoặc bản sao bổ sung của
nó (nếu là ARN sợi âm) có vai trò là mARN để tổng hợp nên các loại
protein virut.

10

0.25

0.25

- Để hạn chế sự nhân lên của các virut này có thể sử dụng những hoạt
chất có tác dụng ức chế hoặc phân giải các enzim đặc thù của virut

0.25

1. Hệ thống bổ thể bao gồm một họ các protein hòa tan trong huyết

0.25

13

(2điểm) tương được hoạt hoá theo trình tự nối tiếp nhau
- Cơ chế hình thành: được tạo ra do phản ứng dây chuyền, được hoạt
hóa theo 3 con đường, kết quả cuối cùng đều tạo ra phức hệ tấn công
màng (MAC)
- Các bổ thể thực hiện các chức năng sau đây:
+ Hoạt hóa tế bào lôi kéo các TBBC  kích thích phản ứng viêm)
+ Làm tan tế bào vi khuẩn: phức hệ MAC tạo ra những ống chọc
thủng màng tế bào  các chất tan và nước xâm nhập vào tế bào 
TB vi khuẩn vỡ
+ Opsonin hóa: - Các protein của bổ thể phủ lên các vi sinh vật tạo
thuận lợi cho các quá trình tiếp cận, bám dính tốt và nuốt các vi sinh
vật bởi các tế bào thực bào,
- Bắt và thu dọn phức hệ kháng nguyên – kháng thể bởi các đại thực
bào

0.25

0.125
0.125

0.125

0.125
2. Phương thức các mầm bệnh lẩn tránh hệ miễn dịch :
- Tạo ra các yếu tố ngăn cản hệ thống bảo vệ của cơ thể: Kháng lại
hiện tượng thực bào, kháng lại hoạt tính của bổ thể, kháng lại các
peptide diệt khuẩn, kháng lại kháng thể,…

0.25

- Tấn công trực tiếp vào các tế bào của hệ thống miễn dịch

0.25

- Thay đổi kháng nguyên: qua đột biến, sắp xếp lại bộ gen, và các
phương thức trao đổi gen khác, cải biến các kháng nguyên để bắt
chước các peptit của cơ thể vật chủ

0.25

- Nhiều virut xâm nhập vào tế bào và sống tiềm ẩn trong tế bào,
không tạo ra bất kì sản phẩm nào  hệ miễn dịch không nhận biết và
không đáp ứng.

0.25

-----------------------------------------------HẾT------------------------------------------Họ và tên người ra đề: Nguyễn Thùy Dương – 0936322126
Phạm Thị Vân

– 0985277107

14