Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề ôn thi học kì 2 Hóa 11 năm 2021-2022

8278dd04ebe2b11544811b84e6c5f0b6
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 7 2022 lúc 22:51:11 | Được cập nhật: 1 giờ trước (22:21:38) | IP: 248.216.172.95 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 36 | Lượt Download: 1 | File size: 0.204695 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ ÔN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi: HÓA HỌC - Lớp 11.

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………….

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32;

Cl =35,5; K=39; Fe=56; Ba=137.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm):

Câu 1: Số nguyên tử cacbon trong phân tử etan là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của anken là dễ tham gia

A. phản ứng thế. B. phản ứng cộng.

C. phản ứng thủy phân. D. phản ứng trùng ngưng.

Câu 3: Số liên kết đôi C=C trong phân tử buta-1,3-đien là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 4: Công thức phân tử của benzen là

A. C6H6. B. C5H8. C. C7H8. D. CH4.

Câu 5: Khi đun nóng, toluen không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. H2 (xúc tác). B. KMnO4. C. Br2 (xúc tác). D. NaOH.

Câu 6: Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất lỏng?

A. Metan. B. Bezen. C. Etilen. D. Axetilen.

Câu 7: Ancol etylic tác dụng với Na, thu được hiđro và chất nào sau đây?

A. C2H5OH. B. C2H5ONa. C. CH3OH. D. CH3ONa.

Câu 8: Tên thay thế của C2H5OH là

A. etanol. B. metanol. C. propanol. D. phenol.

Câu 9: Ancol nào sau đây là ancol bậc II?

A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. CH3CH(OH)CH3. D. CH3CH2CH2OH.

Câu 10: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

A. Ancol etylic. B. Etan. C. Propan. D. Phenol.

Câu 11: Phenol rất độc, do đó khi sử dụng phenol phải hết sức cẩn thận. Công thức phân tử của phenol là

A. C2H6O. B. C6H6O. C. C3H8O. D. C2H4O2.

Câu 12: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?

A. HCHO. B. CH3OH. C. C6H5OH. D. CH3COOH.

Câu 13: Chất X có công thức cấu tạo là CH3CH2CHO. Tên gọi của X là

A. metanal. B. etanal. C. propanal. D. butanal.

Câu 14: Chất nào sau đây là anđehit?

A. metanal. B. propanol. C. axit propanoic. D. phenol.

Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa đỏ?

A. Ancol etylic. B. Etanal. C. Axit axetic. D. Phenol.

Câu 16: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Axit fomic. B. Etanol. C. Etanal. D. Etan.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol C3H8, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 0,54. B. 0,81. C. 2,16. D. 1,08.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tính chất hóa học đặc trưng của anken là dễ tham gia phản ứng cộng.

B. Trùng hợp butađien ở điều kiện thích hợp thu được cao su buna.

C. Các ankin đều tham gia phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3.

D. Isopren thuộc loại hiđrocacbon không no.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện thường, các hiđrocacbon thơm đểu là chất lỏng.

B. Công thức phân tử của benzen là C8H8.

C. Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.

D. Công thức phân tử chung dãy đồng đẳng của benzen là CnH2n-2 (n).

Câu 20: Benzen tác dụng với Br2 (Fe, t0) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là.

A. o-bromtoluen. B. toluen. C. Hexan. D. brombenzen.

Câu 21: Cho m gam ancol X (C2H5OH) tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được 0,448 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m

A. 2,40. B. 0,60. C. 1,84. D. 0,92.

Câu 22: Đun propan -1-ol với H2SO4 đặc ở 1800C, thu được chất nào sau đây?

A. Propen. B. Eten. C. Propan. D. Propin.

Câu 23: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 tạo axit picric?

A. Benzen. B. Etanol. C. Axit axetic. D. Phenol.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng.

B. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H2.

C. Phenol tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2.

D. Phenol tác dụng với Na tạo khí H2.

Câu 25: Cho 0,66 gam CH3CHO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 1,62. B. 0,81. C. 3,24. D. 4,75.

Câu 26: Hiđro hóa hoàn toàn anđehit axetic (xúc tác Ni,to), thu được sản phẩm là

A. axit axetic. B. ancol etylic. C. Etilen. D. propilen.

Câu 27: Chất nào sau đây tác dụng được với NaHCO3 tạo khí CO2?

A. Axit axetic. B. Phenol. C. Metanol. D. Propanal.

Câu 28: Cho 0,5 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm, sau đó nhỏ tiếp từng giọt nước brom, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm, thấy có kết tủa trắng xuất hiện. Chất X là

A. Etanol. B. Phenol. C. Benzen. D. axit axetic.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 29(1 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau

a) C6H5OH + NaOH b) C2H2 + O2(dư)

c) CH2=CH2 + HCl d) CH3COOH + NaHCO3

Câu 30 (1 điểm): A là ancol no, đơn chức mạch hở. Cho 2,4 gam A tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 (ở đktc).

a) Tìm công thức phân tử của A.

b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên của A.

Câu 31 (0,5 điểm): Ancol X (C4H10O) có mạch phân nhánh. Khi oxi hóa X bằng CuO ở điều kiện thích hợp thu được sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thấy thành ống nghiệm có một lớp bạc kim loại sáng bóng.

a) Xác định công thức cấu tạo của X.

b) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 32 (0,5 điểm): Chất X có trong tinh dầu cây Quế - một vị thảo dược quí của tự nhiên. Đốt cháy hoàn toàn 1,98 gam X cần vừa đủ 3,528 lít O2 (ở đktc) thu được CO2 và 1,08 gam H2O.

a) Tìm công thức phân tử của X. Biết MX < 150.

b) Xác định công thức cấu tạo của X. Biết X có phản ứng tráng bạc, phân tử X có vòng bezen và có cấu trúc dạng trans .

-------------HẾT ----------


ĐỀ ÔN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi: HÓA HỌC - Lớp 11.

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………….

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32;

Cl =35,5; K=39; Fe=56; Ba=137.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm):

Mức độ nhận biết (Từ câu 1 đến câu 16)

Câu 1: (I.4.a.4) Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng ankan?

A. C3H4. B. C2H6. C. C4H8. D. C3H6.

Câu 2: (II.1.a.4) Phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon không no là

A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng tách D. Phản ứng cháy

Câu 3: (II.2.a.2) Công thức cấu tạo của isopren là

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2. B. CH2=CH(CH3)-CH2-CH3.

C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=C=CH-CH3.

Câu 4: (III.1.a.2) Tên thông thường của C6H5CH3

A. metyl benzen. B. toluen. C. etyl benzen. D. stiren.

Câu 5: (III.1.a.4) Benzen tác dụng được với chất nào sau đây?

A. Dung dịch brom. B. Dung dịch KMnO4. C. Brom khan (bột Fe). D. Dung dịch NaOH.

Câu 6: (III.1.a.3) Tính chất vật lý nào sau đây không phải của ankyl benzen?

A. Không màu sắc. B. Không mùi.

C. Không tan trong nước. D. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

Câu 7: (IV.1.a.5) Phát biểu không đúng về ứng dụng ancol etylic?

A. Etanol được dùng trong việc sát trùng dụng cụ y tế.

B. Etanol được dùng làm nhiên liệu đốt, nhiên liệu cho động cơ.

C. Etanol được dùng làm dung môi.

D. Etanol công nghiệp được dùng trong pha chế rượu nói chung.

Câu 8: (IV.1.a.2) Tên thay thế của CH3-CH(OH)-CH3

A. propanol. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. isopropylic.

Câu 9: (IV.1.a.3) Ancol X tác dụng với CuO đun nóng tạo thành anđehit. X là ancol bậc

A. 3. B. 2. C. 1. D. 1 hoặc 2.

Câu 10: (IV.2.a.1)Chất nào sau đây thuộc nhóm phenol?

A. C6H5-OC2H5. B. C6H5-CH2-OH. C. CH3-CH2-OH. D. C2H5-C6H4-OH.

Câu 11: (IV.2.a. 2) Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở điều kiện thường, phenol là chất lỏng.

B. Phenol rất độc, gây bỏng da khi tiếp xúc.

C. Phenol rất ít tan trong nước lạnh.

D. Phenol không màu, để lâu chuyển thành màu hồng.

Câu 12:(V.1.a.5) Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?

A. HCHO. B. CH3OH. C. C6H5OH. D. CH3COOH.

Câu 13:(V.1.a.2) Chất X có công thức cấu tạo là CH3CHO. Tên gọi của X là

A. metanal. B. etanal. C. propanal. D. butanal.

Câu 14:(V.1.a.3) Dung dịch nước của fomanđehit (fomon) được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, …. Công thức cấu tạo của fomanđehit là

A. HCHO. B. CH3CHO. C. C2H5CHO. D. (CH3)2CHCHO.

Câu 15: (VI.1.a.1) Chất nào sau đây là axit cacboxylic?

A. C2H5-O-C2H5. B. C2H5CHO. C. C2H5COOH. D. C2H5OH.

Câu 16:(VI.1.a.2) Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Axit fomic. B. Ancol etylic. C. Axit axetic. D. Etan.

Mức độ hiểu (Từ câu 17 đến câu 28)

Câu 17: (II.1.b.5) Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol ankan X, thu được CO2 và 0,54 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C6H14. B. C3H6. C. C3H8. D. C2H6.

Câu 18: (III.2.b.5) Hỗn hợp khí X gồm buta-1,3-đien và axetilen làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Thể tích của X ở đktc là

A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 0,56 lít. D. 3,36 lít.

Câu 19: (III.1.b.3) Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Benzen dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế.

B. Các hidrocacbon thơm khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

C. Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.

D. Stiren làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường.

Câu 20: (III.1.b.4) Toluen tác dụng với Br2 (đun nóng) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là.

A. o-bromtoluen. B. hexan. C. p-bromtoluen. D. benzyl bromua.

Câu 21: (IV.1.b.4) Cho 0,92 gam C2H5OH tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,896. B. 0,448. C. 0,224. D. 0,112.

Câu 21: (IV.1.b.4) Cho 0,92 gam C2H5OH tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,896. B. 0,448. C. 0,224. D. 0,112.

Câu 22: (IV.1.b.3) Đun propan -1-ol với H2SO4 đặc ở 1800C, thu được chất nào sau đây?

A. Propen. B. Eten. C. Propan. D. Propin.

Câu 23: (IV.2.b.4) Cho 9,2 gam phenol tác dụng hoàn toàn với nước Br2 dư thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m là

A. 17,3. B. 33,4. C. 25,4. D. 33,1.

Câu 24: (IV.2.b.3) Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng.

B. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H2.

C. Phenol tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2.

D. Phenol tác dụng với Na tạo khí H2.

Câu 25: (V.1.b.3) Cho 0,66 gam CH3CHO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 1,62. B. 0,81. C. 3,24. D. 4,75.

Câu 26: (V.1.b.2) Hiđro hóa hoàn toàn chất X (xúc tác Ni,to), thu được sản phẩm ancol etylic. X là

A. axit axetic. B. anđehit axetic. C. etilen. D. propilen.

Câu 27: (VI.1.b.2) Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ dung dịch axit axetic vào mẫu đá vôi?

A. Xuất hiện kết tủa trắng. B. Xuất hiện khí không màu.

C. Xuất hiện kết tủa vàng. D. xuất hiện kết tủa trắng và khí không màu.

Câu 28: (VIII.1.b.1) Cho vào ống nghiệm 3-4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2-3 giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Sau đó nhỏ 2-3 giọt dung dịch X vào ống nghiệm và lắc nhẹ, thấy có kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh làm. Chất X là

A. etanol. B. glixerol. C. benzen. D. etanal.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm):

Câu 29 (1,0 điểm): (VII.1.c.1) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (chỉ viết sản phẩm chính):

a) CH2=CH-CH2-CH3 + H2O \(\overset{H^{+},\ t^{0}}{\rightarrow}\) b) CH3COOH + Na →

c) C2H5OH + HCl → d) C6H5OH + NaOH →

Câu 30 (1,0 điểm): (IV.1.c.1,4) Cho ancol X có CTPT là C4H10O. Đehiđrat hóa X ở 170oC, H2SO4 đặc thì thu được hỗn hợp Y gồm 3 anken.

a) Xác định công thức cấu tạo của X và 3 anken.

b) Viết phương trình hóa học xảy ra.

Câu 31 (0,5 điểm): (III.2.d.2) Dẫn V lít hỗn hợp khí gồm propen và propin qua dung dịch AgNO3/NH3 (dư), thì thu được 1,47 g kết tủa vàng. Mặt khác, nếu dẫn V lít hỗn hợp đó qua dung dịch Br2 thì có 4,8 g Br2 tham gia phản ứng. Tính giá trị V.

Câu 32 (0,5 điểm): (V.1.d.1) Cho 1,72 gam hỗn hợp anđehit acrylic và anđehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa đủ 1,12 lít H2 (đktc). Cho thêm 0,696 gam anđehit B là đồng đẳng của anđehit fomic vào 1,72 gam hỗn hợp 2 anđehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn được 10,152 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo của B.

----------HẾT ----------


ĐỀ ÔN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi: HÓA HỌC - Lớp 11.

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………….

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32;

Cl =35,5; K=39; Fe=56; Ba=137.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm):

[I.1.a.1]Câu 1: Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. C6H6. B. CaCO3. C. HCl. D. KCN.

[II.1.a.3]Câu 2: Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là

A. (-CH2=CH2-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH=CH-)n. D. (-CH3-CH3-)n .

[II.2.a.1]Câu 3: Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là

A. B. C. D.

[III.1.a.1]Câu 4: Chất nào sau đây là đồng đẳng của benzen?

A. C6H5OH. B. C4H8. C. C6H5CH3. D. C6H5COOH.

[III.1.a.4]Câu 5: Stiren tác dụng được với chất nào sau đây?

A. NaOH. B. Fe. C. Br2. D. NaCl.

[III.1.a.2] Câu 6: Công thức phân tử của toluen là

A. C6H6.      B. C7H8.        C. C8H10.    D. C9H12.

[IV.1.a.1]Câu 7: Chất nào sau đây là ancol etylic?

A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. HCHO.

[IV.1.a.4]Câu 8: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Na. B. KOH. C. CuO. D. O2.

[IV.1.a.2]Câu 9: Ancol đơn chức, no, mạch hở có công thức chung là

A. CnH2nOH. B. CnH2n +1OH. C. CnH2n -1OH. D. CnH2n (OH)2.

[IV.2.a.3]Câu 10: Phenol tác dung được với chất nào sau đây?

A. NaOH. B. HCl. C. NaCl. D. Fe.

[IV.2.a.3]Câu 11: Chất nào sau đây tạo kết tủa với nước brom?

A. Phenol. B. Etilen. C. Benzen. D. Axetilen.

[V.1.a.2]Câu 12: Hợp chất có công thức HCHO có tên gọi là

A. andehit axetic. B. axit fomic C. andehit fomic. D. etanal.

[V.1.a.5]Câu 13: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. C6H5OH. D. C2H5OH.

[V.1.a.6]Câu 14: Dung dịch fomanđehit 40% được dùng làm gì?

A. Bảo quản thực phẩm. B. Ngâm xác động vật làm tiêu bản.

C. Tẩy trắng bánh phở. D. Tráng ruột phích.

[VI.1.a.2]Câu 15: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3OH. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. CH3CHO.

[VI.1.a.3]Câu 16: Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. C6H5OH. D. CH3CHO.

[I.4.b.3]Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. CTPT của X là

A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.

[II.1.b.3]Câu 18: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

A. CH2Br-CH(CH3)- CH2Br . B. CH3-CH(CH3)- CH2Br.

C. CH3-CH(CH3)-CHBr-CH3. D. CH3-CH2-CHBr- CH3.

[III.1.b.1]Câu 19:Công thức cấu tạo ứng với tên gọi nào sau đây?

A. 1-metyl-3-etylbenzen. B. 1-etyl-3-metylbenzen.

C. 1-metyl-5-etylbenzen. D. 1-etyl-5-metylbenzen.

[III.1.b.4]Câu 20: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 12,3 kg nitrobenzen là (Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%)

A. 6,63 kg. B. 7,8 kg. C. 8,7 kg. D. 9,17 kg.

[IV.1.b.4]Câu 21: Đun nóng propan-2-ol với H2SO4 đặc ở 1700C tạo ra sản phẩm chính là

A. C2H5OC2H5. B. C3H6. C. C2H4. D. C3H7OC3H7.

[IV.1.b.2]Câu 22: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Metanol. B. Etanol. C. Propan-1-ol. D. Butan-1-ol.

[IV.2.b.3]Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phenol phản ứng với nước brom ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng.

B. Phenol tác dụng với natri sinh ra khí hiđro.

C. Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.

D. Phenol tan được trong dung dịch natri hiđroxit.

[IV.2.b.4]Câu 24: Cho 9,4 gam phenol tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br2 (dư) thu được a gam kết tủa trắng. Giá trị của a là

A. 331 gam. B. 0,331 gam. C. 3,31 gam. D. 33,1 gam.

[V.1.b.3]Câu 25: Khối lượng kết tủa thu được khi cho 5,5 gam etanal tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 là bao nhiêu?

A. 13,5 gam. B. 33,75 gam. C. 27 gam. D. 20,25 gam.

[V.1.b.4]Câu 26: Dung dịch fomandehit 40% được dùng làm gì?

A. Bảo quản thực phẩm B. Ngâm xác động vật làm tiêu bản

C. Tẩy trắng bánh phở D. tráng ruột phích

[VI.1.b.2]Câu 27: Axit axetic tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na2O, Na, CaCO3. B. HCl, KOH, Zn. C. CuO, NaCl, Na. D. CuO, NaOH, NaNO3.

[VIII.1.b.1]Câu 28: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí etilen trong phòng thí nghiệm:

X là bông tẩm chứa dung dịch nào sau đây?

A. HCl. B. NaOH. C. KCl. D. Br2.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

[II.2.c.1]Câu 1: Thí nghiệm phân biệt etanol (ancol etylic) và glixerol được tiến hành theo hình vẽ dưới đây

Giải thí nghiệm 1 bài 57 hóa 11 nâng cao: Glixerol tác dụng với đồng (II)hidroxit trang 236 - ConKec

Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

[IV.2.c.2]Câu 2: Biết m gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic (tỉ lệ mol 2:1) phản ứng vừa đủ với 480 gam dung dịch Br2 10%. Tính m.

[VII.1.d.1]Câu 3: Oxi hóa m gam ancol đơn chức X thu được 1,8m gam hỗn hợp Y gồm anđehit, axit cacboxylic và nước. Chia hỗn hợp Y thành hai phần bằng nhau:

  • Phần 1: Tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).

  • Phần 2: Tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư. Tính khối lượng Ag thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

[VII.1.d.2]Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết A là hidrocacbon có tỉ khối hơi so với H2 bằng 21.

Xác định A, B, C.

Viết các phương trình hóa học xảy ra.

----------HẾT ----------


ĐỀ ÔN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi: HÓA HỌC - Lớp 11.

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………….

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32;

Cl =35,5; K=39; Fe=56; Ba=137.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm):

Mức độ nhận biết (Từ câu 1 đến câu 16)

Câu 1: Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là

A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.

Câu 2: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.

Câu 3: Trùng hợp hidrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?

A. 2–metylbuta–1,3–đien B. Penta–1,3–đien

C. But–2–en. D. Buta–1,3–đien

Câu 4: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:

A. CnH2n+6 ; n 6. B. CnH2n-6 ; n 3. C. CnH2n-6 ; n 6. D. CnH2n ; n 6.

Câu 5: Tính chất nào không phải của benzen ?

A. Dễ thế. B. Khó cộng.

C. Bền với chất oxi hóa. D. Kém bền với các chất oxi hóa.

Câu 6: Phản ứng của benzen với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?

A. HNO3 đậm đặc. B. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.

C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc. D. HNO2 đặc/H2SO4 đặc.

Câu 7: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 8: Để đề phòng sự lây lan của virut Corona gây viêm phổi cấp, các tổ chức y tế hướng dẫn người dân nên đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần chất X. Chất X có thể được điều chế từ phản ứng lên men chất Y. Các chất X và Y lần lượt là

A. Axit axetic và glucozơ. B. Etanol và glucozơ.

C. Etanol và Metanol D. Glucozơ và etanol.

Câu 9: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là

A. bậc 4. B. bậc 1. C. bậc 2. D. bậc 3.

Câu 10: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại. C. nước Br2. D. H2 (Ni, nung nóng).

Câu 11: Phenol là chất rắn, không màu, ít tan trong nước lạnh. Khi để lâu ngoài không khí nó bị oxi hóa thành màu hồng. Một trong các ứng dụng của phenol là sản xuất dược phẩm và phẩm nhuộm. Công thức của phenol là

A. C2H5OH B. C6H5CH2OH C. C6H5OH D. C3H5(OH)3

Câu 12: Chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là

A. CH3OH.  B. CH3CHO.  C. CH3COOH.  D. C2H5OH.

Câu 13: Có bao nhiêu andehit là đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C4H8O ?

A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 14: Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được

A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. CH3COOH. D. HCOOH.

Câu 15: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n-2O2 B. CnH2nO2 C. CnH2n+2O2 D. CnH2n+1O2

Câu 16: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?

A. Cu. B. Zn. C. NaOH. D. CaCO3.

Mức độ hiểu (Từ câu 17 đến câu 28)

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:

A. CH4 và C2H6.        B. C2H6 và C3H8.   C. C3H8 và C4H10D. C4H10 và C5H12

Câu 18: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.

B. Có 3 chất làm mất màu dung dịch Br2.

C. Cả 4 chất đều làm mất màu dung dịch Br2.

D. Không có chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là:

A. C9H12. B. C8H10. C. C7H8. D. C10H14.

Câu 20: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Propen. B. Stiren. C. Isopren. D. Toluen.

Câu 21: Cho 2 ml chất lỏng X vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt sau đó thêm từ từ từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp sinh ra hiđrocacbon làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất X là

A. anđehit axetic. B. ancol metylic. C. ancol etylic. D. axit axetic.
Câu 21: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là

A. 2,4 gam. B. 1,9 gam. C. 2,85 gam. D. 3,8 gam.

Câu 22: Cho các phát biểu sau:

1. Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc 2 bằng CuO ta thu được anđehit

2. Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 140oC ta thu được anken.

3. Etylen glycol tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh

4. Ancol anlylic làm mất màu dung dịch Br2.

Số phát biểu đúng là

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 23: Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol có khả năng phản ứng với

A. NaCl. B. KOH. C. NaHCO3. D. HCl.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước lạnh.

(b) Tính axit của phenol mạnh hơn nước là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm -OH.

(c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục.

(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen là do ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen.

(e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (-C6H5 là gốc phenyl).

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 25: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm metanal và etanal tác dụng với một lượng vừa dư AgNO3/NH3 thu được 108 gam Ag. Khối lượng metanal trong hỗn hợp là

A. 4,4 gam. B. 3 gam. C. 6 gam. D. 8,8 gam.

Câu 26: Đốt cháy anđehit A thu được mol CO2 = mol H2O. A là

A. anđehit no, mạch hở, đơn chức. B. anđehit đơn chức, no, mạch vòng.

C. anđehit đơn chức có 1 nối đôi, mạch hở. D. anđehit no 2 chức, mạch hở.

Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → CH3COOH.

Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?

A. CH3COONa. B. C2H5OH. C. HCOOCH3. D. CH3CHO.

Câu 28: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2?

A. CH3CH2COOH. B. CH3COOCH3. C. CH2=CHCOOH. D. CH3CH2CH2OH.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 29 (1,0 điểm): Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (chỉ viết sản phẩm chính):

C6H6C6H5BrC6H5ONaC6H5OH (Br)3C6H2OH

Câu 30 (1,0 điểm): Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2.

a) Viết các PTHH xảy ra

b) Tính a

ĐA a = 8,8 gam

Câu 31 (0,5 điểm): Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6 và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Tính m.

ĐA 13,79.

Câu 32 (0,5 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các hóa chất mắt nhãn sau: Ancol etylic, glixerol, phenol. Viết phương trình hóa học xảy ra.

-------------HẾT-------------


ĐỀ ÔN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi: HÓA HỌC - Lớp 11.

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………….

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32;

Cl =35,5; K=39; Fe=56; Ba=137.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Mức độ nhận biết (Từ câu 1 đến câu 16)

Câu 1: (I.4.a.4) Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng ankin?

A. C3H4. B. C2H6. C. C4H8. D. C3H6.

Câu 2: (II.1.a.4) Phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon no là

A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng tách D. Phản ứng cháy

Câu 3: (II.2.a.2) Trong các chất sau, chất nào là ankađien liên hợp?

A. CH2=C=CH2 B. CH2=CH – CH=CH2

C. CH2=CH – CH2 – CH=CH2 D. CH2=CH – CH2 – CH=CH – CH3

Câu 4: (III.1.a.2) Hợp chất X có CTCT

Tên gọi của X là

A. o-xilen. B. m-xilen. C. p-xilen. D. 1,5-đimetylbenzen.

Câu 5: (III.1.a.4) Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo X. CTPT của X là

A. C6H5Cl. B. p-C6H4Cl2. C. m-C6H4Cl2. D. C6H6Cl6.

Câu 6: (III.1.a.3) Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là

A. gây hại cho sức khỏe.

B. không gây hại cho sức khỏe.

C. gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.

D. tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

Câu 7: (IV.1.a.5) Cho các chất sau đây: etilen glicol (1); pentan-1,2,4-triol (2); propan-1,3-diol (3); glixerol (4). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2

A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 3, 4.

Câu 8: (IV.1.a.2) Tên gọi của ancol: (CH3)2CH—CH2—CH2OH theo danh pháp thay thế là

A. 2-metyl butan-4-ol B. 3,3-đimetyl propan-1-ol.

C. 3-metylbutan-1-ol. D. 1,1-đimetyl propan-2-ol.

Câu 9: (IV.1.a.3) Ancol nào sau đây không bị oxi hóa bởi CuO, to?

A. Ancol secbutylic. B. Ancol butylic. C. Ancol tert – butylic. D. Ancol isobutylic.

Câu 10: (IV.2.a.1) Chất nào sau đây không phải là phenol ?

A.

B.

C.

D.

Câu 11: (IV.2.a. 2) Phản ứng của CO2 tác dụng với C6H5ONa tạo thành C6H5OH xảy ra được là do:

A. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic. B. Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic.

C. Phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic. D. Phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic.

Câu 12:(V.1.a.5) Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?

A. C2H6, CH3CHO ; C2H5OH. C. C2H5OH ; C2H6 ; CH3CHO.

B. CH3CHO ; C2H6 ; C2H5OH. D. C2H6 ; C2H5OH ; CH3CHO.

Câu 13:(V.1.a.2) Khi cho anđehit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa

A. bạc trắng sáng. B. màu vàng nhạt. C. màu vàng đậm. D. màu xanh lam.

Câu 14:(V.1.a.3) Andehit là hợp chất hữu cơ có nhóm –CH=O liên kết

A. với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon. B.trực tiếp với gốc hiđrocacbon.

C. trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro. D.trực tiếp với hai nguyên tử cacbon.

Câu 15: (VI.1.a.1) Tên thay thế của (CH3)2CH—CH2—CH2- COOH là

A. 2-metyl butanoic. B. 3,3-đimetyl propanoic.

C. 4-metylpentanoic. D. 1,1-đimetyl propan-2-oic..

Câu 16:(VI.1.a.2) Công thức chung của axit no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n+1COOH ( n≥ 0). B. CnH2n+1OH ( n≥ 2).

C. CnH2n+2COOH ( n≥ 1). D. CnH2n-1COOH ( n≥ 1).

Mức độ hiểu (Từ câu 17 đến câu 28)

Câu 17: (II.1.b.5) Ankan Y phản ứng với clo tạo ra 2 dẫn xuất monoclo có tỉ khối hơi so với H2 bằng 39,25. Tên của Y là

A. butan. B. propan. C. iso-butan. D. 2-metylbutan.

Câu 18: (III.2.b.5) Để điều chế 10,304 lít C2H2 ở đktc với hiệu suất phản ứng 95% thì cần lượng canxi cacbua chứa 10% tạp chất là:

A. 29,44g B. 31,00g C. 34,432g D. 27,968g

Câu 19: (III.1.b.3) Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là

A. dung dịch brom. B. Br2 (Fe). C.dung dịch KMnO4. D. dung dịch HCl.

Câu 20: (III.1.b.4) Toluen tác dụng với Br2 (đun nóng) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là.

A. o-bromtoluen. B. hexan. C. p-bromtoluen. D. benzyl bromua.

Câu 21: (IV.1.b.4) Cho 1,84 gam glixerol hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu(OH)2 ?

A. 0,98. B. 1,96. C. 2,4. D. 4,8

Câu 22: (IV.1.b.3) Chất nào sau đây không có liên kết hiđro giữa các phân tử?

A. H2O. B. C2H5OH. C. CH3OH. D. C2H5 – O – C6H5.

Câu 23: (IV.2.b.4) Hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic. Cho 14 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với Na thấy có 2,24 lít khí thoát ra ở (đktc). Phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X tương ứng là

A.55,45% và 44,55% . B.48,35% và 51,65%

C.43,20% và 56,80% . D. 67.14% và 32.86%.

Câu 24: (IV.2.b.3) Chỉ ra thứ tự tăng dần mức độ linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất sau: phenol, etanol, nước.

A. Etanol, nước , phenol. C. Nước, phenol, etanol.

B. Etanol, phenol, nước. D. Phenol, nước, etanol.

Câu 25: (V.1.b.3) Cho 0,66 g một andehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với bạc nitrat trong dung dịch amoniac (lấy dư) thu được 3,24 g bạc . Công thức của andehit trên là

A. CH3CHO B. C2H5CHO C. C3H7CHO D. C4H9CHO

Câu 26: (V.1.b.2) Anđehit nào sau đây tác dụng với H2 dư (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1:4?

A. Anđehit fomic. B. Anđehit acrylic. C. Anđehit oxalic. D. Anđehit benzoic.

Câu 27: (VI.1.b.2) Chất Y có CTPT C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành Z( C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại chất nào sau đây?

A. Anđehit. B. Axit. C. Ancol. D. Xeton.

Câu 28: (VIII.1.b.1) Cho vào ống nghiệm 3-4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2-3 giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Sau đó nhỏ 2-3 giọt dung dịch X vào ống nghiệm và lắc nhẹ, thấy có kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh làm. Chất X là

A. etanol. B. axit axetic. C. benzen. D. etanal.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 29 (1,0 điểm): (VII.1.c.1) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (chỉ viết sản phẩm chính):

a) CH2=CH-CH2-CH3 + H2b) CH3COOH + Na2CO3

c) C2H5OH + HBr → d) C6H5OH + HNO3

Câu 30 (1,0 điểm): (IV.1.c.1,4) Chất X có công thức phân tử là C4H10O2. X hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam.

a) Xác định công thức cấu tạo của X.

b) Viết phương trình hóa học xảy ra.

Câu 31 (0,5 điểm): (III.2.d.2) Hỗn hợp A gồm C3H6, C3H4, C3H8. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(0H)2 dư. Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng.

Câu 32 (0,5 điểm): (V.1.d.1) Cho 0,12 mol andehit mạch hở X phản ứng hoàn toàn với H2 dư thì có 0,36 mol H2 đã phản ứng , thu được 10,80 gam chất Y. Mặt khác, cho 10,8 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Tính m.

-------------HẾT ----------