Đề minh họa THPTQG năm 2017 môn Văn - Đề số 25 có lời giải chi tiết
Nội dung tài liệu
Tải xuống
Link tài liệu:
Các tài liệu liên quan
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
ĐỀ SỐ 25Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:.Kìa hội thăng bình tiếngpháo reo Bao nhiêu cờ kéovới đèn treo.Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,Thằng bé lom khom ghé hát chèo.Cậ sức cây đu nhiều chị nhún,Tham tiền cột mỡ lam anh leo.Khen ai khéo vẽ trò vui thế,Vui thế bao nhiêu nhục bav nhiêu!(Hội Tây, Nguyễn Khuyến, Theo Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học,2014). Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bàithơ. .Câu 2. Nêu tác dụng của việc sử dụng hai từ tênh nghếch, lom khom trong hai câu thơ "Baquan tênh nghếch xem bơi trải/ Thằng bé lom khom ghé hát chèo. .Câu 3. Có kiến cho rằng, hai câu thơ thứ và thứ của bài, tác giả Nguyễn Khuyến đã sửdụng thủ pháp đối hiệu quả. Anh/chị có đồng với kiến đó không? Vì sao? .Câu 4. Xác định giọng điệu chủ đạo trong hai câu kết của bài thơ. .Phần II. Làm văn (7 điểm)Câu (2 điểm):Chụp ảnh “tự sướng” là cách mà nhiều bạn trẻ sử dụng để thể hiện bản thân, khẳng định cáitôi của mình. Tuy nhiên, một số người bị nghiện quá mức đã gây ra nhiều hệ luỵ đáng tiếc.Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về thói quen nàycủa giới trẻ. Câu (5 điểm):Tình yêu đất nước và tình yêu lứa đôi trong giai đoạn văn học 1945-1975 luôn đan xen hàihòa tạo nên tình yêu cao đẹp của con người Việt Nam.Hãy phân tích Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) và Sóng (Xuân Quỳnh) để làm sáng tỏ nhậnđịnh trên.GỢI LÀM BÀI (Kèm audio CD)Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)Câu 1: Thể thơ: thất ngôn bát cú.Phương thức biểu đạt chính: miêu tả .Câu 2. Hai từ “tênh nghếch”, “lom khom đã miêu tả tư thế nực cười của bà quan (bà đầmTây) đối lập với dáng vẻ đáng thương của đứa bé. Qua đó lột trần thực tại xót xa của cảnh đấtnước trong nô lệ, dưới gót giày của lũ xâm lược. Đau xót hơn, những con người nô lệ ấy khôngnhận thức được nỗi nhục mất nước lại còn cuốn vào những trò chơi mà bọn thực dân Pháp bày rađể mị dân.Câu 3. Đồng ý.Cụ thể: cậy sức đối với tham tiền (lí do tham gia trò chơi) cây đu đối với cột mỡ (danh từchỉ sự vật) nhiều đối với lam (lượng từ chỉ số người tham gia), chị đối với anh (chỉ người thamgia), nhím đối với leo (động từ chỉ hành động).Câu 4. Giọng điệu chủ đạo trong hai câu kết của bài thơ: châm biếm, giễu nhại.Phần II. Làm văn (7 điểm)Câu (2 điểm):Yêu cầu về hình thức:- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...Yêu cầu về nội dung:- Giải thích: Chụp ảnh tự sướng (tiếng Anh gọi là se lfie dùng để chỉ thói quen tự chụp ảnh vàcập nhật trạng thái đăng tải lên các trang mạng xã hội nhằm thu hút sự chú của mọi người.- Chứng minh, phân tích kiến:+ Mạng xã hội là một thế giới ảo, những nội dung được đăng tải trên mạng xã hội có thể làthật nhưng cũng có thể không. Tuy nhiên, những ảnh hưởng đến đời sống lại là thật. Những phátngôn trên mạng xã hội có độ tin cậy thấp. Nhiều bạn trẻ quá tin tưởng vào những lời tán dươngcủa “cư dân mạng”, từ đó mà ảo tưởng về trị của bản thân. Cho đến khi va vấp với hiện thực,nhiều bạn sẽ không khỏi thất vọng về bản thân. Ngược lại, cũng có những bạn trẻ phải nhậnnhững lời nhận xét ác ý, thậm chí thóa mạ của nhiều người sử dụng ác ý.+ Việc ham mê sử dụng mạng xã hội khiến cho thời gian trôi đi lãng phí. Đặc biệt, nhiều bạntrẻ tốn hàng giờ đồng hồ để chỉnh sửa, đăng tải một bức ảnh và tham gia bình luận vào nhữngbức ảnh “tự sướng”. Dành quá nhiều thời gian vào thế giới ảo, những người trẻ sẽ bỏ lỡ, đánhmất nhiều điều của cuộc sống thật.+ Theo nhiều chuyên gia về tâm thần học, nghiện chụp hình “tự sướng” cũng là một loạibệnh lý, một chứng rối loạn về tâm thần, là hội chứng chứng ám ảnh, mặc cảm về ngoại hình...Những người bị chứng ám ảnh này luôn không ngừng lo lắng về dung nhan, diện mạo của họ.Họ cho rằng có vài chỗ trên cơ thể của họ bị khiếm khuyết.+ Chụp và đăng ảnh sel fi thực sự có thể làm người khác khó chịu. Trong những nơi sinhhoạt công cộng, nhiều bạn trẻ mải mê tự sướng làm cản trở công việc của những người xungquanh, gây cho những người bên cạnh cảm giác phiền phức.+ Trên thế giói đã có nhiều trường hợp người đăng ảnh bị kẻ xấu lấy ảnh rồi lắp ghép, chỉnhsửa... nhằm bôi nhọ hình ảnh khiến nạn nhân xấu hổ, tự ti đến mức tự tử. Nhiều người chỉ nhậnthấy ưu điểm của các trang mạng xã hội, nhưng chưa lường hết những việc xấu có thể xảy ra. Vàkhi vướng vào rắc rối, không phải ai cũng đủ can đảm, tự tin để đối phó với làn sóng phản ứng từbạn bè, xã hội.- Bình luận:+ Sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại thế nào cho phù hợp là điều không phải ai cũngbiết. Các phương tiện công nghệ hiện đại chỉ là công cụ giúp cho cuộc sống trở nên tiện nghihơn, thuận lợi hơn. Không nên phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ hiện đại để làm mất đi nhiềugiá trị của cuộc sống thực. Đó là điều mà mỗi người cần phải thức được, đặc biệt là nhữngngười trẻ.+ Dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với gia đình, bạn bè và những người xung quanhsẽ giúp cho mỗi người cảm nhận được những giá trị chân thực của đời sống.Câu (5 điểm):1. Mở bài- Tình yêu là đề tài muôn thuở trong thơ ca và có thể nói đây là đề tài rất quen thuộc nhưngchưa bao giờ cũ. Đã có biết bao nhà văn, nhà thơ đã viết về đề tài này nhưng mỗi cách nhìnkhác nhau, tình yêu lại hiện lên với những dáng hình và màu sắc khác nhau. Nối bật trong mảngđề tài này là tình yêu đất nước và tình yêu lứa đôi. Văn học giai đoạn 1945 1975 đã thể hiệnsự đan xen hài hòa giữa hai tình yêu này. Và có thể nói, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm vàSóng của Xuân Quỳnh đã thể hiện rất thành công sự kết hợp hài hòa này, tình yêu lứa đôi hòaquyện nồng thắm trong tình yêu đất nước tạo nên vẻ đẹp của con người Việt Nam.2. Thân bài- Khái quát chung+ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:Thơ ca giai đoạn 1945- 1975 có nhiều sáng tác đặc sắc về đặc sắc về đề tài đất nước nhưĐất nước của Nguyễn Đình Thi, Mũi Cà Mau của Xuân Diệu, Tổ quốc bao giờ đẹp thế nàychăng của Chế Lan Viên,... Các sáng tác đó đều tái hiện rất sinh động hình ảnh của đất nước trêncác phương diện khác nhau và có sức sống lâu bền trong lòng độc giả bởi những đóng góp riêngđộc đáo. Nằm trong nguồn cảm hứng chung đó, trường ca Mặt đường khát vọng của NguyễnKhoa Điềm, tiêu biểu là chương Đất nước có những đóng góp đặc sắc cho đề tài này. Với giọngđiệu giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, Nguyễn Khoa Điềm mang đến cho Người đọc một cáchnhìn mới mẻ về đất nước, vẻ đẹp của đất nước được phát hiện chiều dài của lịch sử, chiều rộngcủa không gian địa lí và chiều sâu của không gian văn hóa, tinh thần, truyền thống của dân tộc.Ba phương diện này được thể hiện trong sự gắn bó và thống nhất xuyên suốt đoạn trích ĐấtNước và cùng hướng tới một tư tưởng cốt lỗi “Đất nước của nhân dân”.+ Sóng của Xuân Quỳnh ++ Xuân Quỳnh viết Sóng vào năm 1967 trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền(Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, mangđậm phong cách thơ Xuân Quỳnh.+ Sóng được xem là bài thơ tình thuộc hàng kiệt tác nghệ thuật trong thơ ca Việt Nam hiệnđại. Hình tượng trung tâm của bài thơ là “sóng” và vì thế mà mạch thơ cũng giống như từng lớpsóng trào dâng. Ngoài ra, “sóng” còn ẩn dụ cho tình yêu, nỗi nhớ của “em” của nhân vật trữtình. Có những lúc sóng và em hợp thành cặp hình ảnh song hành, quấn quýt, soi chiếu vào nhautô đậm vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam khi yêu với tất cả các sắc thái, cung bậc củanỗi nhớ, lòng yêu: một tình yêu thủy chung, bền bỉ và nhiều trắc trở trong cảm thức hợp tanthời chiến. Hình ảnh “Đất Nước” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:+ Đất nước hiện lên thật gần gũi, quen thuộc++ Nguyễn Khoa Điềm miêu tả về quá trình hình thành và phát triển của đất nước bằng tưduy rất mới mẻ. Quan điểm quen thuộc khi định danh về đất nước thường dựa vào những khảosát lịch sử, khoa học hay những biểu hiện của văn hóa, địa lí. Nó là những cách đánh giá khoahọc, đúng đắn nhưng cũng vì thế mà làm cho hình ảnh của đất nước trở nên xa lạ, tách biệt vớinhân dân. Còn trong cách đánh giá của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả dựa vào những câu chuyệncổ tích, ca dao, truyền thuyết để kiến giải về đất nước, để khẳng định đất nước vốn dĩ là hình ảnhgắn bó, gần gũi với nhân dân đồng thời nhân dân mới là người khai sinh ra đất nước.Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa... mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gùng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó….+ Đất nước tồn tại trong đời sống, tiềm thức của nhân dân. Vì “Khi ta lớn lên Đất Nước đãcó rồi”, đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mà mẹ thường hay kể. Điều đó khẳngđịnh với chúng ta, đất nước là một hình ảnh tồn tại lâu bền bởi vì mỗi con người Việt Nam sinhra và lớn lên đều đã thấy đất nước mình với lịch sử và dáng hình của nó. Đất nước còn tồn tạitrong cái “ngày xửa ngày xưa” của những câu chuyện cổ tích dân gian. Mà chuyện cổ tích lại làsản phẩm trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cho nên có thể nói, đất nước có trongtrái tim, tiềm thức của con người Việt Nam.+ Đất nước không chỉ có trong tiềm thức, kí ức mà đất nước còn là những điều gần gũi, thânquen ngay trong đời sống vật chất của con người. Nguyễn Khoa Điềm luôn dẫn Người đọc đếnmột triết luận, cái hiện tại lớn lên từ trong quá khứ, cái lớn lao bắt đầu từ cái nhỏ bé, bình dị:“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Hai chữ “miếng trầu” gợi cho người đọc nghĩvề phong tục, tập quán ngàn đời của dân tộc (“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, “Miếng trầu nêndâu nhà người”), miếng trầu trong cổ tích Trầu cau mang truyền thống nhân văn cao đẹp của tâmhồn dân tộc. Đất Nước thật lớn lao kì vĩ nhưng chằn phải bắt dầu từ những điều nhỏ bé đó sao!+ Đất Nước còn có trong những tập tục, thói quen, ngôn ngữ, tên gọi,., tất cả những gì cótrong đời sống của con người: “Tóc mẹ thì bới sau đầu/ Cha mẹ thương nhau bằng gừng caymuối mặn/ Cái kèo, cái cột thành tên/ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng...”.Đất Nước thật không xa lạ mà ngay trong thói quen bới tóc sau đầu của mẹ, trong tình nghĩasâu nặng vợ chồng, trong ngôi nhà ấm áp, trong hạt gạo trắng ngần một nắng hai sương, trong sựhình thành của ngôn ngữ dân tộc cái kèo, cái cột cũng thành tên...+ Đất Nước không chỉ hình thành từ trong không gian tinh thần, trong kí ức mà đất nước cònlớn lên cùng chiều dài lịch sử, gắn với truyền thống dấu tranh giữ nước của dân tộc: “Đất Nướclớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Câu thơ nhắc nhờ ta về với cội nguồn, vớitruyền thuyết Thánh Gióng hình ảnh cậu bé vươn vai thành tráng sĩ nhổ tre đánh đuổi giặc Ânra khỏi bò cõi là biểu tượng sức mạnh quật cường của đất nước đứng lên trong suốt bốn ngànnăm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước ủa dân tộc.+ Và trên dải đất hình chữ ấy đã có một dân tộc quần tụ “Đất Nước là nơi dân mình đoàntụ”Đất là nơi “con chìm phượng hoàng bay về núi bạc Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi .Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng khéo léo cả ba mặt cổ tích, ca dao, tục ngữ để lí giải về đấtnước. Một tình yêu đất nước thầm kín, sâu lắng đã được nhà thơ thể đất nước. Phải có một tìnhyêu nước nồng nàn, rất thiết tha thì Nguyễn Khoa Điềm mới thấy được đất nước trong câuchuyện cổ mẹ kể, trong miếng trầu với truyền thuyết về sự thủy chung trong tình cảm của vợchồng, anh em, trong cây tre Thánh Gióng chống ngoại xâm...Và trong tình yêu lớn đó là mộttình cảm riêng tư, tình yêu lứa đôi: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em Đất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn tay tr ỗi nhớ thầm.+ Với tư duy nghệ thuật sắc sảo, sáng tạo, nhà thơ đã tách thành hai yếu tố Đất Nước để tạonên nhiều liên tưởng bất ngờ, sinh động. Đất gắn với anh, Nước gắn với em. Khi anh và em yêunhau thì đất nước gắn bó, hòa quyện vẹn tròn, to lớn. Sự hòa hợp của “Đất” và “Nước” để tạothành “Đất Nước” không chỉ là ngôn ngữ Đất nước còn là văn hóa, mà còn là “Thời gian đằngđẵng/ Không gian mênh mông”.+ Đất nước là không gian sinh tồn rất gần gũi, thân quen; con đường anh đến trường, bếnnước em tắm, mảnh đất ta sinh ra và lớn lên, mà còn là quê hương của tinh thần, tình yêu đôi lứa“nơi ta hò hẹn”, “nơi em đánh roi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm”. Điều đó khẳng định ĐấtNước không chỉ gắn với những phong tục tập quán, truyền thống lao động mà còn gắn liền vớitình cảm cá nhân. Tình yêu của đôi trai gái thật đẹp. Đó là một tình yêu gắn liền với đất nước,với quê hương và họ cũng sẽ gạch nối con đường người đi trước:Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau.+ Trong đời sống mỗi con người, ai cũng phải biết yêu, yêu quê cha đất tổ, yêu vợ chồng, concái. Đó là một tình cảm thiêng liêng, là mối ràng buộc với cuộc sống hiện tại.- Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu nồng nàn, mãnh liệt và ước vọng về một tình yêucao thượng, thủy chung.+ Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả về tình yêu của người phụ nữ:Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiếu nổi mình Sóng tìm ra tận bể.++ Khổ thơ sử dụng nghệ thuật đối song hành khiến người đọc ngỡ ngàng trước khám pháthi vị của tác giả về tính cách của sóng. Sóng biển luôn tồn tại những trạng thái tưởng chừng nhưđối lập: dữ dội đấy rồi lại dịu êm, ồn ào đấy nhưng rồi lặng lẽ. Thông qua tính cách của sóng,nhà thơ muốn nói đến trái tim người phụ nữ đang yêu cũng giống như những con sóng đó. Dầu“dữ dội” và “ồn ào” đến đâu sóng vẫn không đánh mất bản chất “dịu dàng”, “im lặng” như ngườiphụ nữ Đông hiện đại mà vẫn giữ được nét đằm thắm, trữ tình++ Khát vọng nhận thức của nhân vật trữ tình: tương quan ng bể vẽ ra một hành trìnhkhông gian, một hành trình nhận thức. Từ sông đến bể là từ cái hữu hạn đến cái vô cùng. Sóngdứt khoát từ bỏ sự chật chội, tù túng để đến với chân trời bao la, phóng khoáng. Tình yêu cũngsống như sóng luôn mang trong mình những khát vọng về không gian lớn lao, vĩnh hằng.+ Chưa có một định nghĩa nào về tình yêu và chúng chưa ai tìm được ngọn nguồn của nó:Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau .++ Xuân Quỳnh cũng không nằm ngoài quy luật đó, băn khoăn đi kiếm tìm câu trả lời màchính ông hoàn thơ tình Xuân Diệu còn lúng túng: “Đố ai cắt nghĩa được tình yêu”. Có lẽ tìnhyêu là một loại cảm xúc thật khó nắm bắt, thật khó diễn tả bằng lời. Điều này khiến cho ta liêntưởng đến cô gái trong câu hát dân gian bối rối trả lời mẹ: “Yêu nhau cởi áo cho nhau/ về nhà mẹhỏi qua cầu gió bay”. Lời nói dối thật dễ thương làm sao, nó là “tiếng vâng không nói ra của tìnhyêu”, như cách nói nhị của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về Hương giang trong bút kí Ai đãđặt tên cho dòng sông?. Cũng như vậy, từ cái lắc đầu dễ thương rồi lặng lẽ trải lòng mà khôngthốt lên lời đã bộc lộ sự tinh tế, thông minh và khiêm nhường của nhân vật trữ tình tác giả mộthồn thơ con gái. “Sóng bắt đầu từ gió” như tình yêu bắt đầu từ nỗi nhớ.+ Tình yêu muôn đời là điều bí mật. Nhưng khi đã yêu và gắn bó với nhau, họ sẽ nhìn chungvề một hướng: xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương.++ Mượn phương hướng để khẳng định lòng chung thủy là sáng tạo mới mẻ của Xuân Quỳnh.++ Sử dụng hàng loạt những hình ảnh đối lập, đặc biệt là nói ngược với cách nói thôngthường: xuôi bắc, ngược nam. Sự mất tín hiệu của lí trí trong thơ ca đôi khi là điều kiện cho sựxốn xang của cảm xúc. đây, nhân vật trữ tình muốn nhấn mạnh: trong trời đất có bốn phươngtám hướng còn em chỉ có duy nhất một phương, đó là phương anh.++ Nhân vật trữ tình tác giả mang một tình yêu nồng nàn, tha thiết. Đó là tình yêu vượt mọikhông gian, thời gian, mọi cách trở để đến với người mình yêu. Đó là một tình yêu luôn rạo rực,nồng thắm và không bao giờ nguôi ngoai:Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức.+ Nếu như thông qua sóng chỉ thấy được tình yêu lứa đôi, với đời sống phong phú trong tâmhồn mỗi con người thì thật là thiếu sót. khổ cuối, Xuân Quỳnh đã cho thấy khát vọng tình yêucao thượng:Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biến lớn tình yêu để ngàn năm còn vô.++ Tình yêu cá nhân rồi cũng sẽ phai mờ, đổi thay theo thời gian, chính vì vậy Xuân Quỳnhmong muốn được “tan ra”, được hòa mình vào nhịp sống chung của đất nước, góp tình yêu nhỏbé của mình vào tình yêu vĩ đại của dân tộc. Trong thời điểm, cuộc chiến đấu đang diễn ra gaygo, ác liệt thì sự hi sinh cá nhân thật là đáng quý. Chính mong ước đó đã làm cho tình yêu củaXuân Quỳnh trong sáng hơn, cao đẹp hơn.- Đánh giá chung:+ Đoạn thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa sâu hơn về tình yêu đất nước, conngười Việt Nam trong khi Sóng của Xuân Quỳnh lại tô đậm nét đẹp của tình yêu đôi lứa.++ Với Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa chân thật tình yêu với đất nước bốn nghìnnăm lịch sử, trong đó có anh, có em:Trong anh và em hôm nay có một phần của đất nước.++ Một sự kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng, Nguyễn Khoa Điểm đã cho ta biếtyêu quý đất nước vì nó là mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ: Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyển lửa qua nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng đi mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đập, be bờ cho những người sau trồng câyCó ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bạiĐể Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân .++ Tình yêu đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thật đẹp khi ông nhìn rõ đất nước của nhândân. Đó là một điều rất đặc biệt vì theo suy nghĩ thông thường khi nhắc đến đất nước người tathường nhắc đến những vĩ nhân với những chiến công hiển hách nhưng đây tác giả lại nói vềnhững người lao động bình dị. Họ là hình ảnh xuyên suốt đất nước Việt Nam, chính họ bằngnhững việc làm của mình đã làm ra đất nước. Và từ tình yêu đất nước của nhân dân, NguyễnKhoa Điềm cho thấy: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp lên hòn Trống Mái Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho thắng cảnh Hạ Long.++ Tình yêu đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm thật thầm kín và sâu lắng nhưng nó thậtngọn nguồn, sâu lắng. Đó là tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ với lòng khát khao yêutrái “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét” (Chế Lan144 Hãy dùng sách chính hãng để được hưởng đầy đủ các quyên lợi của độc giảđời và nỗ lực tận hiến hết mình cho dáng hình của núi sông. Cứ thế bao nhiêu con người đã sinhvà lớn lên, bao nhiêu thế hệ qua đi làm nên đất nước, nhiều người đã trở thành anh hùng nhưngcũng rất nhiều người vô danh, sống giản dị và bình tâm, họ cống hiến cho đời bằng những khátkhao thầm lặng:Họ đã sống và chết Gi dị và bình tâm Không ai biết biết mặt, đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước..+ Đến với Sóng của Xuân Quỳnh, ta lại cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa:Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức++ Tình yêu luôn đồng hành cùng nỗi nhớ, chẳng biết từ bao giờ ca dao đã ghi lại những xúccảm thật chân thành và nóng bỏng của lòng người trong nỗi nhớ tình yêu: “Nhớ ai ra ngẩn vàongơ”, “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than”...Trong thơ hiện đại,nhiều nhà thơ cũng bày tỏ thật tha thiết, mãnh liệt cảm xúc ấy: “Anh nhớ lắm. Anh nhớ hình.Anh nhớ ảnh/ Anh nhớ em. Anh nhớ lắm em ơi!” (Xuân Diệu) hay “Anh bỗng nhớ em như đôngvề nhớ rét” Chế Lan Viên). Xuân Quỳnh cũng diễn tả nỗi nhớ của “em” với “anh” cũng sâuđậm, tha thiết, khắc khoải, mãnh liệt như thế “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.++ Khổ thơ dôi hẳn ra hai câu để đủ sức ôm chứa những cảm xúc vô bờ của nỗi nhớ tình yêu.Hoài Thanh đã từng đánh giá: dòng cảm xúc quá chừng sôi khiến câu chữ không thế đi theonhững đường viền có săn, thơ xô y, khuôn khổ thơ phải lung lay. Khổ thơ này được đánh giálà hay nhất trong toàn bộ thi phẩm Sóng. Bởi Xuân Quỳnh đã diễn tả thật xúc động nỗi nhớ tìnhyêu, nỗi nhớ vắt ngang tiềm thức, xuyên thấu cả cõi thực và cõi mộng “Cả trong mơ cònthức”.++ Nữ sĩ đã sử dụng hai hình ảnh so sánh thật đắc địa: Nỗi nhớ của “sóng” và “em”. Sóng thìnhớ bờ, em thì nhớ anh. Con sóng dưới lòng sâu trên mặt nước nhớ bờ ngày đêm không ngủ;lòng em nhớ đến anh cũng như con sóng kia mà thậm chí hơn thế: cả trong mơ còn thức. Sự sosánh cộng hường, diễn tả nỗi nhớ vô biên tuyệt đích khi em yêu anh.+ Với thể thơ ngũ ngôn nhịp nhàng, Sóng như một khúc vĩ thanh trong trẻo về tình yêu đôilứa cao đẹp, thể hiện khát vọng sống, khát vọng được yêu của tuổi trẻ Việt Nam trong nhữngnăm tháng chiến tranh ác liệt. Lời thơ giản dị nhưng thơ thì đạt đến độ sâu lắng, thắm thìa khôncùng.+ Ngược lại, với thể thơ tự do, mang đậm tính triết lí, Nguyễn Khoa Điềm lại nêu bật tình yêuđất nước và khẳng định nghĩa vụ mỗi con người với đất nước:Em ơi Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gan bó và san sẻPhải biết thân cho dáng hình xứ sớ Làm nên Đất Nước muôn đời.+ Nhưng nhìn chung, trong cả hai bài thơ nét đẹp của tình yêu đất nước, tình yêu lứa đôi đềuhài hòa vào nhau.3. Kết bài- Tóm lại, Sóng của Xuân Quỳnh và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điểm đều là những bản tìnhca hòa quyện đậm đà tình yêu đất nước và tình yêu đôi lứa. Đặt vào bối cảnh những năm 1945 -1975 trong không khí chiến đấu, con người hòa mình vào công cuộc chung của đất nước, sống vàlàm việc bằng cả lí trí và con tim thì hai bài thơ này có nghĩa thật đặc biệt, thể hiện sâu sắc tinhthần yêu nước và niềm tự hào được hòa nhập vào tình yêu lớn lao, cao cả của cộng đồng. Với sựkết hợp hài hòa như thế, hai bài thơ sẽ mãi là những dư âm thật đẹp về tình yêu thời chiến.