Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra online địa lý lớp 6

cd6945e04d4b2a67bbd0d6a63135baad
Gửi bởi: Tester 6 tháng 7 2021 lúc 9:59:15 | Được cập nhật: hôm kia lúc 0:01:46 | IP: 14.177.87.115 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 346 | Lượt Download: 1 | File size: 0.062268 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THCS Xuân Phương Tổ Hóa - Sinh Đề kiểm tra học kì II Địa lí 6 Năm học 2020 - 2021 Đánh dấu vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1: [TH] Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương A. trong một thời gian dài. B. trong một thời gian ngắn. C. có tính chất lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn. D. có tính chu kì từ năm này qua năm khác. Câu 2: [TH] Tại sao khi tính nhiệt độ trung bình ngày cần phải đo 3 lần vào lúc 6 giờ, 13 giờ và 21 giờ? A. Là những thời điểm tương ứng với lúc bức xạ Mặt Trời yếu nhất, mạnh nhất và khi đã chấm dứt. B. Cần chia đều khoảng thời gian tương đối đều trong ngày. C. Là những giờ đại diện cho buổi sáng, buổi trưa và buổi tối trong một ngày. D. Do cần phải đo càng nhiều lần càng tốt. Câu 3: [TH] Các đai áp cao phân bố ở các khu vực nào trên Trái Đất? A. Khu vực hai cực. B. Khu vực quanh vĩ tuyến 30o và hai cực. C. Khu vực quanh vĩ tuyến 60o và hai cực. D. Khu vực quanh vĩ tuyến 30o và xích đạo. Câu 4. [NB] Đường đồng mức là A. đường trên đó các điểm có cùng độ dài. B. đường trên đó các điểm có cùng độ cao. C. đường thể hiện hình dạng của địa hình. D. đường thể hiện tuổi của địa hình. Câu 5. [TH] Muốn xác định độ cao của địa hình trên bản đồ (lược đồ) có thang mầu và đường đồng mức, cần căn cứ vào A. thang mầu. B. trị số ghi trên đường đồng mức. C. khoảng cách giữa hai đường đồng mức. D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 6: [TH] Lượng mưa trung bình năm của một địa phương là A. lượng mưa của năm mưa nhiều nhất. B. lượng mưa của năm mưa ít nhất. C. tổng lượng mưa nhiều năm. D. tổng lượng mưa nhiều năm chia cho số năm. Câu 7: [NB] Trong cấu trúc của lớp vỏ khí, tầng nào có ý nghĩa quyết định trong việc đưa hơi nước vào không khí? A. Tầng bình lưu. C. Tầng đối lưu. B. Các tầng cao khí quyển. D. Tất cả các tầng trên. Câu 8: [TH] Sự phân chia ra khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí lục địa, khối khí đại dương được căn cứ vào A. hướng di chuyển của các khối khí. B. phạm vi ảnh hưởng của các khối khí. C. thời gian hình thành các khối khí. D. vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc là lục địa hay đại dương. Câu 9: [NB] Khoáng sản là: A. tất cả các khoáng vật tích tụ trong lòng Trái Đất. B. tất cả các đá có ích tích tụ trong lòng Trái Đất. C. những tích tụ tự nhiên trong các khoáng vật và đá có ích mà con người có thể khai thác và sử dụng. D. Gồm A và B. Câu 10: [VD] Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao là do A. càng lên cao không khí càng gần Mặt Trời. B. lớp không khí dày đặc gần mặt đất chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ nhiệt nhiều hơn lớp không khí loãng có chứa ít bụi và hơi nước hơn ở trên cao. C. càng lên cao càng cách xa nguồn nhiệt Trái Đất. D. Tất cả các ý trên. Câu 11: [TH] Sự phân hóa thành các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất của yếu là do A. vĩ độ. C. hoàn lưu khí quyển. B. sự phân bố lục địa, đại dương. D. độ cao. Câu 12: [TH] Ý nào đúng về việc khai thác và sử dụng khoáng sản? A. Khoáng sản là tài nguyên vô tận nên khai thác không cần tiết kiệm. B. Khoáng sản là loại tài nguyên có hạn (do sự hình thành rất lâu dài) nên việc khai thác và sử dụng phải hợp lí và tiết kiệm. C. Hiện nay các mỏ khoáng sản vẫn tiếp tục được phát hiện nên cần tích cực khai thác để sử dụng cho nhu cầu con người. D. Hai câu B, C đúng. Câu 13: [TH] Khí áp là: A. sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. B. sức ép của không khí lên các đồ vật. C. trọng lượng của không khí. D. sức ép của cột thủy ngân có tiết diện 1 cm2 và cao 760 mm. Câu 14: [TH] Khối khí lục địa có tính chất A. độ ẩm lớn. C. nhiệt độ tương đối cao. B. tương đối khô. D. nhiệt độ tương đối thấp. Câu 15: [NB] Tín phong là loại gió A. thổi từ các vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo. B. thổi thường xuyên theo một chiều từ khu vực áp cao, ở khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo. C. thổi theo một chiều quanh năm từ hướng bắc và nam về xích đạo. D. thổi theo một chiều quanh năm từ xích đạo lên khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam. Câu 16: [TH] Khu vực khí hậu nhiệt đới không có đặc điểm nào sau đây: A. Giới hạn từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam. B. Góc chiếu lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau ít. C. Lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến trên 2000 mm. D. Quanh năm nóng. Câu 17: [TH] Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là A. nước trong các ao, hồ, sông ngòi. B. nước trong các biển và đại dương. C. nước trong cơ thể động thực vật và con người. D. nước từ bề mặt đất và địa hình. Câu 18: [TH] Hơi nước có ý nghĩa như thế nào trong khí quyển? A. Không có vai trò gì đáng kể. B. Là nguồn gốc của các hiện tượng khí tượng. C. Ảnh hưởng quyết định đến thời tiết và khí hậu. D. Là nguồn cung cấp nước mưa. Câu 19: [TH] Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa? A. Không khí bão hòa nhưng vẫn được cung cấp thêm hơi nước. B. Bị lạnh đi do bốc lên cao (hoặc tiếp xúc với khối khí lạnh). C. Lượng hơi nước được tăng thêm nhiều hơn. D. Cả A,B đều đúng. E. Cả A,B,C đều đúng. Câu 20: [TH] Nguyên nhân gây ra sóng là gì? A. Chủ yếu do gió. B. Do động đất, núi lửa ngầm dưới đáy biển. C. Do bão lớn. D. Tất cả các ý trên. Câu 21: [TH] Trên bề mặt Trái Đất, đới khí hậu nào có 4 mùa rõ rệt? A. Đới nóng. C. Đới lạnh. B. Đới ôn hòa. D. Cả A,B,C đều sai. Câu 22: [NB] Yếu tố nhiệt độ được thể hiện trên biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa bằng A. đường biểu diễn. C. hình vuông. B. hình cột. D. hình tròn. Câu 23: [TH] Trong từng mùa, nhiệt độ không khí trên đất liền và trên biển khác nhau như thế nào? A. Vào mùa hè nhiệt độ trong đất liền nóng hơn nhiệt độ trên biển. B. Vào mùa đông nhiệt độ trên biển ấm hơn trong đất liền. C. Không có sự khác nhau giữa nhiệt độ không khí trên đất liền và trên biển trong từng mùa. D. Cả hai ý A và B. Câu 24: [TH] Khí hậu là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương: A. trong thời gian ngắn và dễ thay đổi. B. trong thời gian dài, ổn định và có quy luật. C. trong thời gian dài nhưng dễ bị thay đổi. D. trong thời gian ngắn nhưng ổn định và có quy luật. Câu 25: [NB] Lưu vực của một con sông là A. nơi các con sông nhỏ đổ vào sông chính. B. tất cả phụ lưu cùng với sông chính. C. diện tích đất đai cung cấp nước cho một con sông. D. tất cả các phụ lưu, chi lưu và sông chính. Câu 26: [TH] Sông có lợi ích gì đối với con người: A. Là môi trường sinh sống của các loài động, thực vật dưới nước. B. Cung cấp cá, tôm; cung cấp nước, phù sa. C. Phát triển thủy điện, du lịch, giao thông đường thủy. D. Cả A, B, C. E. Cả B và C. Câu 27: [TH] Nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất là A. do ảnh hưởng của các loại gió. B. do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. C. do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. D. do hoạt động của các dòng biển. Câu 28: [TH] Nơi gặp gỡ của của các dòng biển nóng và lạnh sẽ đem lại A. nguồn cá biển rất phong phú. B. nguồn lợi về dầu mỏ. C. các mỏ khí tự nhiên. D. môi trường không tốt cho sinh vật phát triển. Câu 29: [VD] Một ngọn núi có độ cao tương đối 500m, nhiệt độ ở vùng chân núi là 25oC, biết rằng khi lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6oC. Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là A. 28oC. C. 22oC. B. 19oC. D. Đáp án khác. Câu 30: [TH] Độ phì của mỗi loại đất được quyết định bởi A. thành phần khoáng. C. hàm lượng nước và khí trong đất. B. thành phần hữu cơ. D. tất cả các thành phần trên. Câu 31: [TH] Dựa vào công dụng, các khoáng sản có thể phân loại ra như sau: A. năng lượng, kim loại, phi kim loại. B. kim loại và phi kim loại. C. khoáng sản nội sinh và khoáng sản ngoại sinh. D. năng lượng và kim loại. Câu 32: [NB] Việt Nam nằm trong khoảng vĩ độ 8o33’B đến 22o23’B. Loại gió nào thường xuyên thổi quanh năm ở Việt Nam? A. Gió Tín phong. C. Gió Đông cực. B. Gió Tây ôn đới. D. Gió mùa. Câu 33: [TH] Hồ nước mặn thường xuất hiện ở những nơi A. khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa. B. khí hậu khô khan, ít mưa, bốc hơi lớn. C. có nhiều rừng. D. gần các sông lớn. Câu 34: [TH] Thủy triều không mang lại lợi ích gì đối với đời sống con người: A. Thuận lợi để sản xuất muối. B. Thuận lợi để đánh cá. C. Thuận lợi để hàng hải, đánh giặc. D. Giúp điều hòa khí hậu, ảnh hưởng quyết định đến khí hậu vùng ven biển. Câu 35: [NB] Gió Tây ôn đới là gió thổi từ A. 30o Bắc và Nam về 60o Bắc và Nam. B. 60o Bắc và Nam về 30o Bắc và Nam. C. 60o Bắc và Nam về cực Bắc và Nam. D. Cực Bắc và Nam về 60oBắc và Nam. Câu 36: [TH] Khu vực khí hậu ôn đới không có đặc điểm nào sau đây: A. Có gió Tây ôn đới hoạt động. B. Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1000 mm. C. Có các mùa thể hiện rất rõ trong năm. D. Gió thường xuyên thổi là gió Tín phong. Câu 37: [TH] Sông không có đặc điểm nào sau đây: A. Là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định. B. Có nguồn cung cấp nước là nước mưa, nước ngầm và nước băng tuyết tan. C. Là những khoảng nước đọng, tương đối rộng và sâu. D. Bồi đắp phù sa tạo nên các đồng bằng châu thổ. Câu 38: [TH] Đặc điểm chuyển động của sóng là: A. dao động theo chiều ngang của nước biển và đại dương. B. dao động theo chiều ngang của lớp nước biển ở dưới sâu. C. dao động tại chỗ của lớp nước trên mặt biển. D. dao động tại chỗ của lớp nước biển ở dưới sâu. Câu 39: [VD] Dựa vào biểu đồ bên, em hãy cho biết nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6; 7) là bao nhiêu? A. 15oC. B. 20oC. C. 25oC. D. 29oC. Câu 40: [TH] Dòng biển không có đặc điểm nào sau đây: A. Là các dòng nước chảy giống như những dòng sông trên lục địa. B. Có nhiệt độ nước biển nóng hơn hoặc lạnh hơn nhiệt độ nước biển xung quanh. C. Nước biển dao động lên xuống theo chu kì. D. Ảnh hưởng lớn đến khí hậu vùng ven biển mà nó chảy qua.