Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra HKII môn Vật lí 10 năm học 2018-2019, trường THPT Châu Văn Liêm - TP. Cần Thơ.

e9f073accb25e5d464f115a233dee3f4
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 10:03:44 | Được cập nhật: 6 giờ trước (14:07:11) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 990 | Lượt Download: 51 | File size: 0.380312 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM Mã đề: 101 KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN: VẬT LÍ – LỚP 10 Năm học 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 50 phút Họ và Tên: ............................................................... Lớp : ............................. Câu 1: Một lò xo có độ cứng là 200 N/m gồm một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị dãn 2 cm so với ban đầu thì thế năng đàn hồi của hệ bằng A. 0,4 J. B. 0,8 J. C. 0,08 J. D. 0,04 J. Câu 2: Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào A. chất liệu của vật rắn. B. tiết diện của vật rắn. C. chiều dài của vật rắn. D. độ tăng nhiệt độ của vật rắn. Câu 3: Hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm ở 5 0C có chiều dài bằng nhau, còn ở 1050C thì chiều dài chênh lệch nhau 1 mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt và của kẽm lần lượt là 1,14.10-5 K-1 và 3,4.10-5 K-1. Chiều dài của mỗi thanh ở 50C xấp xĩ A. 44,2 mm. B. 24,4 mm C. 424 ,4 mm. D. 442,5 mm. Câu 4: Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v 1 thì có động năng Wđ1 = 81 J. Nếu vật chuyển động với vận tốc v2 thì động năng của vật là Wđ2 = 64 J. Nếu vật chuyển động với vận tốc v3 = v1 + v2 thì động năng của vật bằng A. 276 J. B. 145 J. C. 289 J. D. 103 J. Câu 5: Người ta thực hiện công 80 J để nén khí trong một xy lanh. Biết khí truyền sang môi trường xung quanh nhiệt lượng 40 J. Độ biến thiên nội năng của khí là A. 40 J. B. 120 J. C. – 40 J. D. – 120 J. Câu 6: Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào sau đây không liên quân tới sự nở vì nhiệt? A. Rơle nhiệt. B. Nhiệt kế kim loại. C. Đồng hồ bấm giây. D. Dụng cụ đo độ nở dài. Câu 7: Trong quá trình biến đổi đẳng tích thì hệ có thể A. nhận nhiệt và sinh công. B. nhận công và truyền nhiệt. C. nhận nhiệt và nội năng tăng. D. nhận công và nội năng tăng. Câu 8: Một khối khí lí tưởng đang ở nhiệt độ 70 0C thì người ta thực hiện quá trình biến đổi sao cho nhiệt độ giảm đi 50 0C, thể tích giảm 1,5 lần so với ban đầu, áp suất lúc sau bằng 3 atm. Khi đó áp suất ban đầu của khối khí bằng A. 1,86 atm. B. 2,34 atm. C. 4,89 atm. D. 2,12 atm. Câu 9: Hình vẽ bên biểu diễn hai quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí. Ta có thể thực hiện một quá trình biến đổi duy nhất từ trạng thái 3 về trạng thái 1 là A. nén đẳng nhiệt. B. dãn đẳng nhiệt. C. nén đẳng áp. D. dãn đẳng áp. Câu 10: Dưới áp suất 1 atm một lượng khí có thể tích 10 lít. Khi nhiệt độ không đổi, dưới áp suất 2 atm, thể tích của lượng khí trên là A. 5 lit. B. 2,5 lít. C. 2 lít. D. 20 lít. Trang 1/3 - Mã đề 101 Câu 11: Một vật đồng chất có khối lượng 300 g nhận vào nhiệt lượng là 6900 J làm nhiệt độ của vật tăng thêm 500C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Nhiệt dung riêng của vật đó là A. 0.46 J/(kg.K). B. 0.41 J/(kg.K). C. 410 J/(kg.K). D. 460 J/(kg.K). Câu 12: Đối với một khối khí lí tưởng nhất định, khi áp suất tăng 5 lần và thể tích giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ A. tăng 10 lần. B. giảm 10 lần. C. tăng 2,5 lần. D. giảm 2,5 lần. Câu 13: Đồ thị nào sau đây phù hợp với định luật Bôilơ-Mariốt đối với một lượng khí xác định ở hai nhiệt độ khác nhau T1 và T2 (với T1 > T2 )? p p V T1 p T2 O Hình 1 T1 T2 V O O Hình 2 T T1 T2 Hình 3 T O T1 T2 T Hình 4 A. Hình 3. B. Hình 4. C. Hình 1. D. Hình 2. Câu 14: Hai bình thuỷ tinh chứa cùng một lượng khí có nhiệt độ 27 0C và thể tích 0,296 lít, người ta dùng một ống hình trụ dài 20 cm, tiết diện 0,4 cm2 nối thông hai bình với nhau, giữa ống có giọt thủy ngân mỏng cách nhiệt trượt được trong ống và chia hệ thống thành hai phần bằng nhau. Khi nhiệt độ bình (1) tăng 20C và nhiệt độ bình (2) giảm 20C thì giọt thuỷ ngân di chuyển một đoạn là A. 3 cm. B. 4 cm. C. 5 cm. D. 1 cm. Câu 15: Khi nói về khí lí tưởng, phát biểu nào sau đây có nội dung sai? A. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua. C. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua. D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình. Câu 16: Hai bình có thể tích không đổi thông với nhau bằng một ống nhỏ có khoá k ban đầu đóng, khoá này chỉ mở nếu p1 p2 + 105) Pa với p1 là áp suất của khí trong bình (1), p2 là áp suất khí trong bình (2). Ban đầu bình (1) chứa khí ở áp suất p 0 = 0,9.105 Pa và nhiệt độ T0 = 300 K, còn bình (2) là chân không. Nguời ta nung nóng đều hai bình, khoá k sẽ mở khi nhiệt độ đạt đến giá trị A. 333 K. B. 370 K. C. 403 K. D. 467 K. Câu 17: Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là A. 3,01.1021 phân tử. B. 1,8.1020 phân tử. C. 3,24.1024 phân tử. D. 6,69.1022 phân tử. Câu 18: Trong hệ toạ độ (V, T), đường đẳng áp là đường A. thẳng có đường kéo dài qua gốc toạ độ. B. hypebol. C. thẳng song song với trục tung D. thẳng song song với trục hoành. Câu 19: Thả một quả cầu bằng nhôm có khối lượng 0,105 kg được nung nóng tới nhiệt độ 1420C vào một cốc nước ở 200C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt có Trang 2/3 - Mã đề 101 giá trị 880 J/(kg.K); 4200 J/(kg.K). Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt thì là 42 0C. Khối lượng của nước trong cốc có giá trị bằng A. 0,5 kg. B. 0,2 kg. C. 0,1 kg. D. 0,4 kg. Câu 20: Một vật có khối lượng m ở độ cao z so với mặt đất. Nếu chọn mặt đất làm mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật xác định bởi A. Wt = mgz. B. Wt = mg + z. C. Wt = mgz2. D. Wt = mg - z. Câu 21: Một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao z so với mặt đất. Khi vừa chạm đất vật có vận tốc là v. Động năng của vật khi vừa chạm đất xác định bởi A. Wđ = mv2. B. Wđ = mgz. C. Wđ = 2mv. D. Wđ =2mgz. Câu 22: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A và Q trong biểu thức ΔU = A + Q phải có giá trị nào sau đây? A. Q < 0, A > 0. B. Q > 0, A < 0. C. Q > 0, A > 0. D. Q < 0, A < 0. Câu 23: Một vật có khối lượng 400 g được thả rơi tự do từ độ cao 20 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Sau khi rơi được 12 m thì động năng của vật bằng A. 48 J. B. 12 J. C. 24 J. D. 32 J. Câu 24: Một viên đạn bằng đồng bay với vận tốc 500 m/s tới xuyên qua một tấm gỗ. Khi vừa ra khỏi tấm gỗ, vận tốc của viên đạn là 300 m/s. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 386 J/(kg.K). Coi toàn bộ cơ năng khi va chạm đều chuyển hóa thành nhiệt làm nóng viên đạn. Khi viên đạn bay ra khỏi tấm gỗ, nhiệt độ của viên đạn tăng lên thêm là A. 1070C. B. 103,50C. C. 52,30C. D. 2070C. Câu 25: Xét một lượng khí có nhiệt độ không đổi và có thể tích là V0 (lít). Nếu áp suất của một lượng khí tăng 2.105 N/m2 thì thể tích khí biến đổi 3 lít. Nếu áp suất tăng 5.10 5 N/m2 thì thể tích biến đổi 5 lít. Giá trị của V0 là A. 4,5 lít. B. 9 lít. C. 12 lít. D. 2,5 lít. Câu 26: Nội năng của vật không đổi khi A. đốt nóng vật. B. cọ xát vật lên mặt bàn. C. đưa vật lên cao. D. làm lạnh vật. Câu 27: Một vật rơi tự do từ độ cao 120 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Độ cao mà ở đó thế năng của vật lớn gấp đôi động năng là A. 100 m. B. 60 m. C. 80 m. D. 40 m. Câu 28: Một thanh sắt dài 10 m ở nhiệt độ t1 = 200C, hệ số nở dài của sắt là 12.10-6 K-1. Chiều dài thanh sắt khi giảm nhiệt độ xuống 0 0C là A. 9,9875 m. B. 9,6799 m. C. 9,5970 m. D. 9,9976 m. Câu 29: Một vật khối lượng m chuyển động với vận tốc v thì động năng của vật xác định bởi công thức mv m + v2 mv 2 vm2 . . A. Wđ = B. Wđ = C. Wđ = D. Wđ = . . 2 2 2 2 Câu 30: Khi nói về chất rắn vô định hình, đặc điểm nào sau đây có nội dung đúng? A. Chất rắn vô định hình có tính dị hướng. B. Chất rắn vô định hình có cấu trúc tinh thể. C. Chất rắn vô định hình có dạng hình học xác định. D. Chất rắn vô định hình có nhiệt độ nóng chảy không xác định. ---------------------------------------------------------- HẾT ---------Trang 3/3 - Mã đề 101