Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra HKI Sinh 10 (Mã đề 485) , trường THPT Hoàng Hoa Thám - Khánh Hòa, năm học 2018-2019

dd6d2ae963cf95aa468118dca0431bb9
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 8:14:59 | Được cập nhật: 15 tháng 4 lúc 13:58:20 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 271 | Lượt Download: 3 | File size: 0.073216 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA

TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN: Sinh học

Thời gian làm bài: 45 phút;

(28 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 485

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu, từ câu 1 đến 28)

Câu 1: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là

A. Các bào quan có màng bao bọc B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt

C. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan D. Có thành tế bào bằng peptidoglican

Câu 2: Nói về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Một số chất hóa học khi liên kết với enzim làm tăng hoạt tính của enzim

B. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim

C. Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng

D. Hoạt tính của enzim luôn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất

Câu 3: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây?

A. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể

B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức

C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu

D. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu

Câu 4: Khi bị viêm họng, bị đau răng sâu, nếu ngậm nước muối loãng thì sẽ làm hạn chế được bệnh. Nước muỗi loãng đã làm cho

A. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do tế bào bị co nguyên sinh

B. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do chất nguyên sinh bị biến tính

C. vi sinh vật gây bệnh bị chết

D. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do nước muối có chất độc hại

Câu 5: Gout là một bệnh tăng axit uric huyết thanh ở người.Người bị mắc bệnh gut, các khớp xương đầu gối, mắt cá chân, ngón chân cái, bàn tay, khuỷu tay và vai bị đau đớn, do

A. Rối loạn đường huyết B. Rối lọan chuyển hóa mỡ C. Rối loạn chuyển hóa đạm D. Hạ canxi

Câu 6: Chuyển hóa vật chất là :

A. tập hợp các phản ứng sinh hóa xãy ra bên trong tế bào

B. là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống

C. là sự biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại

D. là sự biến đổi năng lượng trong quá trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên

Câu 7: Một gen có chiều dài 5100A0, có tỉ lệ A/G = 2/3. Mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A bằng 250, mạch đơn thứ 2 có số nuclêôtit loại G bằng 400.Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về gen trên?

(1) Khối lượng phân tử của gen là 9 x 105đvC

(2) Số liên kết hydro của gen là 3900

(3) Số lượng mỗi nu trên mạch 1 là A = 250, T = 350, G = 500, X = 400

(4) Số chu kỳ xoắn của gen 160

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

Câu 8: Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong máu gồm 2 chuỗi poolipeptit α và 2 chuỗi poolipeptit β. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp protein cung cấp cho quá trình tổng hợp hemoglobin là

A. lưới nội chất trơn B. lưới nội chất hạt    C. bộ máy Gôngi D. ti thể   

Câu 9: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là

A. trung tâm điều khiển B. trung tâm hoạt động C. trung tâm phân tích    D. trung tâm vận động

Câu 10: Cho các ý sau:

(1) ADN có cấu tạo hai mạch còn ARN có cấu trúc một mạch

(2) ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không có

(3) Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazo nito khác với đơn phân của ARN

(4) ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN

Trong các ý trên, có mấy ý thể hiện sự khác nhau về cấu tạo giữa ADN và ARN?

A. 4     B. 3     C. 2     D. 1

Câu 11: Cho các hiện tượng sau:

(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc

(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua

(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng

(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục

Có mấy hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?

A. 2     B. 1 C. 4.     D. 3    

Câu 12: Lipit không có đặc điểm:

A. cung cấp năng lượng cho tế bào B. cấu trúc đa phân

C. không tan trong nước D. được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H , O

Câu 13: Testosteron là hoocmon sinh dục nam có bản chất là lipit. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp lipit để phục vụ quá trình tạo hoocmon này là

A. lưới nội chất hạt    B. bộ máy Gôngi C. lưới nội chất trơn    D. riboxom

Câu 14: Để quan sát hiện tượng vận chuyển các chất qua màng, một học sinh làm thí nghiêm như sau: cho 1 lớp biểu bì lá thài lài tía vào dung dịch muối ưu trương 8% (nồng độ muối cao hơn trong tế bào), sau 2 phút quan sát tế bào có hiện tượng ..(1).., học sinh này tiếp tục thay bằng dung dịch muối 10%, sau 2 phút quan sát tế bào có hiện tượng ..(2)... Nội dung đúng của (1) và (2) lần lượt là:

A. cả tế bào co lại/ cả tế bào co lại nhiều hơn. B. co nguyên sinh/ phản co nguyên sinh.

C. co nguyên sinh/ co nguyên sinh nhiều hơn. D. trương nước/ trương nước nhiều hơn.                   

Câu 15: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng,nguyên nhân là do:

A. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat

B. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau

C. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng

D. Đây là liên kết mạnh

Câu 16: Vì sao sử dụng chất kích thích sinh trưởng tổng hợp phun cho rau cải thì rau sẽ nhanh cho thu hoạch nhưng người ăn rau đó có sức khỏe không tốt?

A. Rau nghèo dinh dưỡng nên không tốt cho con người

B. Những chất kích thích đó gây độc hại cho cây rau

C. Cây không có enzim phân giải những chất đó thành các chất khoáng

D. Rau lớn nhanh quá thì chứa ít chất dinh dưỡng

Câu 17: Để tiến hành thí nghiệm phản co nguyên sinh,khi làm tiêu bản cần đặt mẫu vật ( TB biểu bì hành hoặc TB biểu bì lá thài lài tía) trong môi trường nào?

A. Ưu trương B. Đẳng trương C. Axit HCl đậm đặc D. Nhược trương

Câu 18: Cho các ý sau:

(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào

(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất

(3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục

(4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào

(5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học

Trong các ý trên có mấy ý đúng khi nói về vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?

A. 3.    B. 4.    C. 5 D. 2   

Câu 19: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:

(1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể

(2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào

(3) Vận chuyển các chất qua màng

(4) Sinh công cơ học

Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là

A. (1), (3)     B. (1), (2) C. (1), (2), (3)     D. (2), (3), (4)

Câu 20: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A. saccrôzơ ưu trương. B. urê nhược trương. C. saccrôzơ nhược trương. D. urê ưu trương.

Câu 21: Khi xào rau, nếu cho muối lúc rau chưa chín thì thường làm cho các cọng rau bị teo tóp và rất dai. Nguyên nhân là vì

A. Do muối làm giảm nhiệt độ sôi nên rau không chín mà bị teo tóp lại

B. Nước trong tế bào thoát ra ngoài do có sự chênh lệch nồng độ muối trong và ngoài tế bào

C. Muối đã phá vỡ các tế bào rau nên mỗi cọng rau chỉ còn các sợi xenlulozo

D. Đã làm tăng nhiệt độ sôi dẫn tới rau bị teo lại

Câu 22: Cho các thành phần,bào quan sau:

(1) Thành xenlulozo (2) Không bào trung tâm lớn

(3) Lưới nội chất hạt (4) Ti thể (5) Chất nền ngoại bào

Có bao nhiêu thành phần,bào quan có thể tìm thấy ở cả TBTV và TBĐV?

A. 5 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 23: Cho các nhận định sau:

(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit

(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp

(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn

(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau

(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học

Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?

A. 2 B. 3     C. 4.     D. 5.    

Câu 24: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?

A. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách tăng nhiệt độ

B. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất tham gia phản ứng

C. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế

D. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách giảm nhiệt độ

Câu 25: Cho các phát biểu về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất dưới đây:

(1).Sự khuyêch tán là một hình thức vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng

(2).Hình thức nhập bào và xuất bào các chất tiêu tốn rất nhiều năng lượng của tế bào

(3).Trong vận chuyển chủ động,các chất được vận chuyển xuyên qua lớp photpholipit kép của màng sinh chất

(4).Sự khuyêch tán của các phân tử nước tự do qua màng bán thấm gọi là sự thẩm thấu

Số phát biểu đúng là:

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 26: Enzim có bản chất là

A. pôlisaccarit   B. photpholipit C. monosaccarit     D. protein    

Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng :

A. Một số người khi tiêm một loại thuốc kháng sinh lại có thể chết ngay lập tức vì bị sốc phản vệ nếu không thử thuốc trước vì những người này không có hoặc không đủ lượng enzim phân giải thuốc

B. Trong công nghệ chế biến bột giặt (OMO) người ta thường cho thêm nhiều loại enzim như enzim Prôtêaza để đánh bật các chất bẩn, vết máu ....

C. Ăn thịt bò khô với gỏi xoài thì lại dễ tiêu hóa hơn khi ăn thịt bò riêng vì trong xoài có enzim Papain có khả năng phân hủy protein.

D. Một số người không ăn được cua ghẹ, nếu ăn sẽ bị dị ứng vì cơ thể người đó không có enzim phân giải prôtêin của cua, ghẹ nên không tiêu hoá được

Câu 28: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế

A. vận chuyển thụ động    B. thẩm thấu C. thẩm tách     D. vận chuyển chủ động

II. TỰ LUẬN: ( 3 điểm)

Câu 1: Phân biệt 2 loại môi trường: ưu trương và nhược trương ( khái niệm,chiều vận chuyển của chất tan và

nước )? ( 1điểm)

Câu 2:Trình bày các chức năng của màng sinh chất ở TB nhân thực? ( 1điểm)

Câu 3: Một gen có chiều dài 0,408micromet, có số nuclêôtit loại G = 2A.

a. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen đó .

b. Tính số liên kết hydro của gen đó . ( 1.0 điểm )

------------------------------------------------------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 485