ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Nội dung tài liệu
Tải xuốngCác tài liệu liên quan
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
Câu 1. Cho các giai đoạn phát triển vật lý sau:
1.Các nhà vật lí dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên.
2.Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan.
3.Các nhà vật lí tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng.
Quá trình phát triển vật lí theo đúng thứ tự lịch sử là
A.1;3;2. B. 3; 2; 1. C. 2;1; 3. D. 1;2;3.
Câu 2. Loại sai số do chính đặc điểm và cấu tạo dụng cụ gây ra gọi là
A. sai số hệ thống. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số tỉ đối. D. sai số tuyệt đối.
Câu 3. Nếu thấy có người bị điện giật chúng ta không được
A. chạy đi gọi người tới cứu chữa.
B. dùng tay để kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện.
C. ngắt nguồn điện.
D. tách người bị giật ra khỏi nguồn điện bằng dụng cụ cách điện.
Câu 4. Chọn phát biểu sai.
A. Độ dịch chuyển là một đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
B. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được là bằng nhau.
C. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được không bằng nhau.
D. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được là bằng nhau.
Câu 5. Bạn Việt đi xe đạp từ nhà đến trường theo đường thẳng như hình vẽ. Khi đến quầy báo, bạn sực nhớ đã quên một cuốn sách ở nhà nên quay về nhà lấy sách rồi lại đạp xe đến trường.
Quãng đường mà Việt đi được trong cả chuyến đi trên là
A. 1000m
B. 1800m
C. 600m
D. 1400m
Câu 6. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía Đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 8 km về phía Bắc. Độ dịch chuyển tổng hợp của người đó là
A. 14 km.
B. 10 km.
C. 2 km.
D. 28 km.
Câu 7. Đâu không phải là đặc điểm của vecto vận tốc? Vecto vận tốc có:
A. Gốc nằm trên vật chuyển động.
B. Hướng là hướng của độ dịch chuyển.
C. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của vận tốc.
D. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của tốc độ.
Câu 8. Chọn đáp án đúng khi nói về tốc độ tức thời:
A. Tốc độ tức thời đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động trên cả quãng đường.
B. Tốc độ tức thời chỉ mang tính đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định.
C. Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chuyển động
D. Tốc độ tức thời là cách gọi khác của tốc độ trung bình.
Câu 9. Một chiếc xuồng đi xuôi dòng nước từ A đến B mất 4 giờ, còn nếu đi ngược dòng nước từ B đến A mất 5 giờ. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 4 km/h. Tính vận tốc của xuồng so với dòng nước.
A. 36 km/h.
B. 20 km/h
C. 16 km/h
D. 28 km/h
Câu 10.
Hình bên là đồ thị dịch chuyển theo thời gian của ô tô chuyển động thẳng theo một hướng xác định. Ô tô đi với tốc độ lớn nhất trong đoạn đường nào? | ![]() |
---|
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 11.
Hình vẽ bên là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chiếc xe chạy từ A đến B trên đường 1 đường thẳng. Xe này có vận tốc là |
---|
A. 30 km/h. B. 60 km/h.
C. 15 km/h. D. 45 km/h.
Câu 12. Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức
A. \(\overrightarrow{a} = \frac{\mathrm{\Delta}\overrightarrow{v}}{\mathrm{\Delta}t}.\) B. \(\overrightarrow{a} = \frac{\mathrm{\Delta}\overrightarrow{d}}{\mathrm{\Delta}t}.\) C. \(\overrightarrow{a} = \frac{\overrightarrow{v} + \overrightarrow{v_{0}}}{t - t_{0}}.\) D. \(\overrightarrow{a} = \frac{\overrightarrow{v} - \overrightarrow{v_{0}}}{t + t_{0}}.\)
Câu 13. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 15 m/s thì bắt đầu hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Biết rằng sau 10 s kể từ khi hãm phanh, tàu đạt vận tốc là 10 m/s. Gia tốc của tàu là bao nhiêu?
A. 0,5 m/s2. B. -0,5 m/s2. C. 1,8 m/s2. D. -1,8 m/s2.
Câu 14. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc.
B. có độ lớn không đổi.
C. luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.
D. luôn ngược hướng với vectơ vận tốc.
Câu 15. Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. \(v^{2} - v_{0}^{2} = ad.\) B. \(v^{2} - v_{0}^{2} = 2ad.\)
C. \(v - v_{0} = ad.\) D. \({v^{2}}_{0} - v^{2} = 2ad.\)
Câu 16.
Trong số các đồ thị (I), (II), (III) và (IV), đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng nhanh dần đều ? |
---|
A. gồm đồ thị (I) và (IV). B. chỉ có đồ thị (I).
C. chỉ có đồ thị (III). D. gồm đồ thị (II) và (III).
Câu 17. Một xe chuyển động nhanh dần đều với v0 = 18 km/h. Trong giây thứ 5 xe đi được 5,45 m. Quãng đường đi được trong giây thứ 8 là
A. 5,75 m B. 43,2 m C. 37,45 m D. 10 m
Câu 18. Đồ thị vận tốc – thời gian
của một vật chuyển động thẳng ở hình dưới. Quãng đường vật đã đi được
sau 30s là:
A. 200 m.
B.250 m.
C. 300 m.
D. 350 m.
Câu 19. Hai vật có khối lượng m1 < m2 rơi tự do tại cùng một địa điểm và cùng một độ cao. Hãy chọn đáp án đúng ?
A. Vận tốc chạm đất v1 > v2. B. Vận tốc chạm đất v1 < v2..
C. Vận tốc chạm đất v1 = v2. D. Không có cơ sở kết luận.
Câu 20. Sự rơi tự do là
A. một dạng chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động không chịu bất cứ lực tác dụng nào.
C. chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
D. chuyển động khi bỏ qua mọi lực cản.
Câu 21. Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2 s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 4h xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong
A. 2 s. B. s.
C. 4 s. D.
s.