Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 trường THCS Quảng Hợp năm 2021-2022

d8c08f9fcc73523d3a9beb3064d68017
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 9:01:26 | Được cập nhật: 14 giờ trước (7:02:29) bởi: pascaltinhoc8 | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 280 | Lượt Download: 2 | File size: 0.056832 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PPHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ….. TRƯỜNG THCS QUẢNG HỢP ĐÈ KHẢO KIỂM TRA GIƯA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I, PHẦM ĐỌC HIỂU Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. (SGK Ngữ Văn 9, tập 2) 1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? 2. Kể tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng cảu biện pháp tu từ đó. 3. Từ hình ảnh trái tim trong câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn để nói về những „ trái tim” những y bác sĩ đang ngày đêm chiến đấu để góp phần thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch bệnh covid 19 hiện nay. II. PHẦN LÀM VĂN Suy nghĩ của em về mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao… Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2) - ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu Yêu cầu Điểm 1 1. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không 0,5 kính” của tác giả Phạm Tiến Duật 0,5 2. Biện pháp tư từ trong hai câu thơ: Hoán dụ - một trái tim– lấy một bộ phận để chỉ toàn thể. - Tác dụng: trái tim là hình ảnh biểu trưng cho người lính 0,25 lái xe với tình yêu nước và lí tưởng với cách mạng đã dũng cảm, 0,25 ngoan cường, bất chấp mọi khó khăn, thử thách, quyết hi sinh vì miền Nam thân yêu. 3. - Về kĩ năng (1 điểm) Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn 1 trích, bài viết sáng rõ, lập luận chặt chẽ, logic… Người viết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn cho đoạn văn - Về nội dung (1 điểm) Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần 1 nêu được những ý chính sau đây: + Giống với người lính lái xe, những y, bác sĩ cũng dũng cảm, quên mình vì nhiệm vụ cứu người. + Họ là điểm tựa tinh thần cho gia đình, đồng nghiệp và là niềm hi vọng của mỗi quốc gia.. 3 A. Yêu cầu về kĩ năng - Có kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ; thể hiện được sự cảm thụ tinh tế. - Nêu được vẻ đẹp của biển và niềm vui của người lao động qua từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. B. Yêu cầu về kiến thức A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn thơ. B. Thân bài: KHỔ 1: - “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”: + Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím). + Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống. + Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế. -> Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô. - “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”: + Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện. Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động. + Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi...hót chi mà... + Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân. - “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”: + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm. + Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người. + Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình. + Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương. KHỔ 2: - Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước. - Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của mùa xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi. - Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo: + “Lộc” không nằm trên những cành non + “Lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng. + “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển...... -> Phải chăng hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng. Chính họ là những con người đã và đang đi gieo lộc cho đất nước, đem xuân về trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Họ là người làm ra mùa xuân và bảo vệ mùa xuân cho đất nước. - “Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao”: + Điệp cấu trúc + hai từ láy + Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ. Xuân tràn trề, xuân rạo rực, rộn lên không khí khẩn trương hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mạnh mẽ. Cả đất nước đang rộn ràng đi lên giữa mùa xuân tươi đẹp. KHỔ 3: Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về mùa xuân đất nước trong cảm nhận khái quát chan chứa cảm xúc tự hào. - Bốn nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc mà chất chồng bao vất vả, gian lao của cha ông trở về trên từng câu chữ của Thanh Hải. - Để rồi, trong gian lao, đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, kiêu hãnh sánh ngang cùng nhân loại trong nguồn sáng không bao giờ tắt của một vì sao. - Đất nước như vì sao / so sánh: Chỉ là một vì sao khiêm nhường như một vì sao xa nhưng lại chất chứa tự hào: vì sao ấy vẫn mãi tỏa sáng, sức sống Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Tương lai Tổ quốc vẫn mãi sáng trên bầu trời nhân loại. c. Kết bài: - Khái quát nội dung nghệ thuật. - Liên hệ bản thân. C. Biểu điểm + Điểm 5: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. + Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn vài sai sót nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết. + Điểm 3: Bài làm đạt khoảng nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ đuợc ý. Còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải lỗi nặng. + Điểm 1,2: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. + Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25 điểm.