Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra giữa HKI môn Ngữ Văn 10 năm học 2020-2021, trường THPT Ngô Gia Tự - Đắk Lắk

51743ae84c08474d9bf5f203c5032d9b
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 5 tháng 2 2021 lúc 22:08:38 | Được cập nhật: 13 giờ trước (13:22:27) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 555 | Lượt Download: 7 | File size: 0.030396 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

(Đề thi có 01 trang)

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN NGỮ VĂN – Khối lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chiều 30/4, 8 học sinh ở xã Trung Lương (Đô Lương, Nghệ An) rủ nhau ra sông Lam tắm. Trong lúc vui đùa, 5 em bị nước cuốn trôi.

Đi ngang qua, thấy nhóm học sinh bị chới với giữa dòng nước, Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô Lương I, lao xuống cứu, Sau khi đưa 4 em vào bờ an toàn, thấy còn Nguyễn Hữu Đô đang chấp chới, Nam dùng hết sức đẩy em vào bờ, còn mình bị kiệt sức và nước cuốn trôi.

Một lúc sau, người dân chạy đến tìm cách cứu Nam nhưng quá muộn. Đến cuối buổi chiều, thi thể em được tìm thấy cách nơi xảy ra sự việc khoảng 100m.

Cô Nguyễn Thị Kiều Hương, hiệu trưởng trường THPT Đô Lương I cho biết, Nam là con thứ 2 trong gia đình nghèo. Học kì I vừa qua, Nam được nhận học bổng “học sinh nghèo vượt khó” của trường.”

(Hải Nguyên, VNexpress.net 02/05/2013)

Câu 1 (0.5 điểm): Em hãy nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1.0 điểm): Tóm tắt ngắn gọn nội dung cơ bản của văn bản trên.

Câu 3 (1.0 điểm): Em hãy nhận xét về hành động cứu người của anh Nguyễn Văn Nam?

Câu 4 (1.5 điểm): Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm của con người.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Bằng hình thức nhập vai hóa thân vào nhân vật, em hãy kể lại quá trình đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám sau khi Tấm được trở thành hoàng hậu.

------HẾT------

Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên học sinh………………………………………………….Số báo danh………..……

SỞ GD & ĐT ĐĂK LĂK KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2020 – 2021

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ MÔN NGỮ VĂN - Khối lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM

(Đáp án - biểu điểm gồm có 02 trang)

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

(Đọc hiểu)

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0,5

2

Nội dung : Viết về Nguyễn Văn Nam, nam sinh lớp 12 cứu 5 em nhỏ bị đuối nước, đưa vào bờ an toàn nhưng anh bị đuối sức và bị nước cuốn trôi.

1,0

3

Nhận xét về hành động của Nguyễn Văn Nam: Hành động cao đẹp , anh là tấm gương sáng tiêu biểu cho lòng dũng cảm của thanh niên Việt Nam, thật đáng khâm phục và tự hào.

1,0

4

Đề bài

1,5

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

- Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, song hành, móc xích, qui nạp, tổng- phân- hợp.

- Viết không đúng hình thức đoạn văn hoặc viết quá ngắn, trừ 0,25 điểm.

0.25

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0.25

c.Triển khai vấn đề nghị luận:

- Khái niệm (0,25 điểm): Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, dám đương đầu với hiểm nguy…

- Khẳng định và chứng minh (0,5 điểm): Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:

+ Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng)

+ Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)

+ Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn

+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn, hiểm nguy, quên mình vì người khác…

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân (0,25 điểm)

+ Liên hệ bản thân…

+Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.

0.5

d.Chính tả, dùng từ đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e.Sáng tạo

Cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện cách nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

II. Làm Văn

LÀM VĂN

Đề bài: Bằng hình thức nhập vai hóa thân vào nhân vật, em hãy kể lại quá trình đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám sau khi Tấm được trở thành hoàng hậu.

6,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Đề bài yêu cầu nhập vai nhân vật kể lại cuộc đời mình nên bài viết cần bám sát những sự việc, chi tiết tiêu biểu của văn bản. Đồng thời cần tái hiện nội dung câu chuyện từ góc nhìn của vai người kể chuyện và đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm để câu chuyện sinh động từ đó thấy được qúa trình đấu tranh ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt của Tấm với mẹ con Cám sau khi được trở thành hoàng hậu.

0,75

c. Triển khai vấn đề nghị luận

* Nhân vật tự giới thiệu khái quát về hoàn cảnh, tính cách và mối quan hệ của Tấm với mẹ con Cám (0,5 điểm).

* Từ lời kể, làm nổi bật được tâm trạng của Tấm qua những lần bị hãm hại:

+ Nỗi uất ức khi bị cướp mất những cái vốn thuộc về mình (0,5 điểm).

+ Cố gắng giành lấy tình cảm và sự quan tâm của vua (1,0 điểm).

+ Ngày càng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt khi thấy mẹ con Cám quá tàn ác, quyết giết Tấm đến cùng. (1,0 điểm)

+ Quyết định trừng trị, không dung túng cho cái xấu, cái ác. (0,5 điểm)

4,0

d. Chính tả, dùng từ đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc.

0,5