Đề kiểm tra cuối kỳ môn vật lý lớp 12
Gửi bởi: Khoa CNTT - HCEM 3 tháng 3 2022 lúc 17:13:28 | Update: hôm kia lúc 22:37:09 | IP: 100.108.146.118 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 340 | Lượt Download: 1 | File size: 0.02501 Mb
Nội dung tài liệu
Tải xuốngCác tài liệu liên quan
- Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội năm học 2015 - 2016
- Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Thuận An, Thừa Thiên Huế năm học 2015 - 2016
- Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016
- Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016
- Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Đông Du, TP.HCM năm học 2015 - 2016
- Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Hà Huy Tập, Khánh Hòa năm 2015 - 2016
- Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
- Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Châu Thành, Kiên Giang năm học 2015 - 2016
- Đề kiểm tra cuối kỳ môn vật lý lớp 12
- Đề luyện tập Chuyên đề 1: Dao động cơ
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO | KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 MÔN: Vật lý Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề |
Họ và tên: ..................................................................... Mã đề: 001
Câu 1. Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt{2}\text{cos}\omega t(\omega > 0)\) vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp thì tổng trở của mạch là
A. \(Z = \sqrt{R^{2} + \left( \frac{1}{\text{ωL}} \right)^{2}}\). B. \(Z = \sqrt{\omega^{2}L + R^{2}}\).
C. \(Z_{L} = \sqrt{\frac{1}{R^{2}} + \frac{1}{\omega^{2}L}}\). D. \(Z = \sqrt{R^{2} + \left( \text{ωL} \right)^{2}}\).
Câu 2. Quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ gọi là
A. biên độ sóng. B. tốc độ truyền sóng. C. bước sóng. D. tần số sóng.
Câu 3. Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, biên độ A1 và A2. Biết hai dao động vuông pha nhau. Dao động tổng hợp có biên độ
A. \(A = \left| A_{1} - A_{2} \right|.\) B. \(A = A_{1} + A_{2}.\) C. \(A = \sqrt{A_{1}^{2} + A_{2}^{2}}.\) D. \(A = \sqrt{\left| A_{1}^{2} - A_{2}^{2} \right|}.\)
Câu 4. Tiếng trống trường khi lan truyền trong không khí là
A. hạ âm. B. sóng dọc. C. sóng ngang. D. siêu âm.
Câu 5. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = 5\text{cos}(4\pi t - \pi/4)\text{cm.}\) Pha ban đầu của dao động là
A. \(4\pi\ \text{rad}\) B. \(- \frac{\pi}{4}\text{rad}\) C. \(5\ \text{rad}\) D. \(\frac{\pi}{4}\text{rad}\)
Câu 6. Trong dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là
A. tần số dao động. B. chu kỳ dao động. C. pha ban đầu. D. tần số góc.
Câu 7. Sóng cơ không lan truyền được trong môi trường nào sau đây?
A. Chất lỏng. B. Chân không. C. Chất rắn. D. Chất khí.
Câu 8. Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa theo trục Ox nằm ngang với phương trình \(x = A\text{cos}\left( \text{ωt} \right)\). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng, thế năng của con lắc tại thời điểm t là
A. \(\frac{1}{2}kA^{2}\) B. \(\frac{1}{2}kx^{2}\) C. \(\frac{1}{2}\text{kA}\) D. \(\frac{1}{2}\text{kx}\)
Câu 9. Với k là số nguyên, điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây đàn hồi chiều dài l, một đầu cố định, một đầu tự do là
A. \(\mathcal{l} = \frac{\text{kλ}}{2}.\) B. \(\mathcal{l} = \frac{\text{kλ}}{4}.\) C. \(\mathcal{l} = (k - 0,5)\lambda.\) D. \(\mathcal{l} = (2k + 1)\frac{\lambda}{4}.\)
Câu 10. Điện năng truyền tải đi xa thường bị hao phí chủ yếu do tỏa nhiệt trên đường dây. Gọi R là điện trở đường dây, P là công suất điện được truyền đi, U là điện áp tại nơi phát, cosϕ là hệ số công suất của mạch điện thì công suất hao phí trên đường dây là
A. \(P_{\text{hp}} = R.\frac{U^{2}}{\left( P\text{.cos}\varphi \right)^{2}}\). B. \(P_{\text{hp}} = R.\frac{P^{2}}{\left( U\text{cos}\varphi \right)^{2}}\).
C. \(P_{\text{hp}} = R^{2}\frac{P}{\left( U\text{cos}\varphi \right)^{2}}\). D. \(P_{\text{hp}} = R.\frac{\left( U\text{cos}\varphi \right)^{2}}{P^{2}}\).
Câu 11. Một con lắc đơn có chiều dài \(\mathcal{l}\) dao động điều hòa trong trọng trường có gia tốc trọng trường g. Tần số dao động của con lắc được tính bằng
A. \(\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{g}{\mathcal{l}}}\) B. \(2\pi\sqrt{\frac{g}{\mathcal{l}}}\) C. \(2\pi\sqrt{\frac{\mathcal{l}}{g}}\) D. \(\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{\mathcal{l}}{g}}\)
Câu 12. Trong thực tế dao động tắt dần được ứng dụng để sản xuất thiết bị nào dưới đây?
A. Máy đầm nền. B. Giảm xóc ô tô, xe máy.
C. Đồng hồ quả lắc. D. Hộp đàn của đàn ghita.
Câu 13. Hình bên là cấu tạo của máy phát điện xoay chiều trên xe ôtô. Thành phần số 1 và số 2 trong hình đó là
A. số 1 stato tạo ra dòng điện, số 2 rôto tạo ra từ tường.
B. số 1 rôto là nam châm, số 2 stato là các cuộn dây.
C. số 1 stato tạo ra dòng điện, số 2 rôto tạo ra từ trường.
D. số 1 rôto là phần ứng, số 2 stato là phần cảm.
Câu 14. Mạng điện dân dụng Việt Nam có chu kì là
A. 0,5s. B. 0,02s. C. 5s. D. 2s.
Câu 15. Khi dùng đồng hồ đo điện đa năng để đo điện áp xoay chiều của mạng điện dân dụng thu được kết quả như hình. Kết quả đó cho chung ta biết
A. điện áp tức thời là 238V. B. điện thế không đổi là 238V.
C. điện áp cực đại là 238V. D. điện áp hiệu dụng là 238V.
Câu 16. Đặt điện áp \(u = 200\sqrt{2}\text{cos}100\pi t\) (V) (t tính bằng s) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi}H.\) Biểu thức cường độ dòng điện trong cuộn cảm là
A. \(i = 2\sqrt{2}\text{cos}\left( 100\pi t - \frac{\pi}{2} \right)\text{A.}\) B. \(i = \sqrt{2}\text{cos}\left( 100\pi t + \frac{\pi}{2} \right)\text{A.}\)
C. \(i = \sqrt{2}\text{cos}\left( 100\pi t - \frac{\pi}{2} \right)\text{A.}\) D. \(i = 2\sqrt{2}\text{cos}\left( 100\pi t + \frac{\pi}{2} \right)\text{A.}\)
Câu 17. Trong dao động cưỡng bức, khi xảy ra cộng hưởng nếu ta tiếp tục tăng hoặc giảm tần số của ngoại lực cưỡng bức, đồng thời vẫn giữ nguyên các điều kiện khác thì biên độ dao động
A. luôn tăng. B. tăng rồi giảm. C. luôn giảm. D. giảm rồi tăng.
Câu 18. Một nhỏ khối lượng 200 g dao động điều hòa với li độ \(x = 10cos(6t - \pi/3)\text{cm.}\) Cơ năng của vật là
A. 0,018 J. B. 360 J. C. 36 J. D. 0,036 J.
Câu 19. Âm thứ nhất có mức cường độ âm là \(80dB\), âm thứ hai có mức cường độ âm là \(20dB.\) Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Âm thứ nhất nghe trầm hơn âm thứ hai. B. Âm thứ nhất nghe cao hơn âm thứ hai.
C. Âm thứ nhất nghe nhỏ hơn âm thứ hai. D. Âm thứ nhất nghe to hơn âm thứ hai.
Câu 20. Một dây đàn hồi AB dài 60 cm, hai đầu A và B cố định, trên dây đang có sóng dừng với ba bụng sóng. Biết tốc độ tuyền sóng trên dây là 4 m/s. Tần số của sóng trên là
A. 10 Hz B. 15 Hz C. 25 Hz D. 20 Hz
Câu 21. Roto của máy phát điện xoay chiều với nam châm có 3 cặp cực từ, quay với tốc đô 1200 vòng/phút. Tần số của suất điện động do máy tạo ra là
A. 70 Hz B. 40 Hz C. 50 Hz D. 60 Hz
Câu 22. Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình \(x = 5cos(20\pi t - \pi/6)\text{cm.}\) Tần số dao động của chất điểm là
A. 10π rad B. 20Hz C. 20π rad D. 10Hz
Câu 23. Để sử dụng các thiết bị điện 55V trong mạng điện 220V người ta phải dùng máy biến áp. Tỉ lệ số vòng dây của cuộn sơ cấp N1 trên số vòng dây của cuộn thứ cấp N2 ở các máy biến áp loại này là
A. \(\frac{N_{1}}{N_{2}} = 4\) B. \(\frac{N_{1}}{N_{2}} = 2\) C. \(\frac{N_{1}}{N_{2}} = \frac{1}{2}\) D. \(\frac{N_{1}}{N_{2}} = \frac{1}{4}\)
Câu 24. Một sóng cơ lan truyền trên mặt nước với bước sóng \(\lambda = 15cm\). Hai điểm M, N trên bề mặt chất lỏng trên có vị trí cân bằng cách nhau một khoảng \(d = 5cm\) sẽ dao động lệch pha nhau một góc
A. \(\frac{3\pi}{4}\) B. \(\frac{2\pi}{3}\) C. \(2\pi\) D. \(\frac{5\pi}{6}\)
Câu 25. Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng \(\lambda\). Điểm cách hai nguồn những đoạn \(d_{1}\) và \(d_{2}\) thỏa mãn \(d_{1} - d_{2} = 2,5\lambda\) dao động với biên độ
A. cực tiểu. B. cực đại.
C. gấp đôi biên độ của nguồn sóng. D. bằng với biên độ của nguồn sóng.
Câu 26. Đặt một điện áp \(u = 220\sqrt{2}\text{cos}100\pi t\) (V) vào hai đầu một đoạn mạch RLC ghép nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức \(i = 5\sqrt{2}\text{cos}\left( 100\pi t - \frac{\pi}{3} \right)\) (A). Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A. 0,71 B. 1 C. 0,87 D. 0,5
Câu 27. Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở R mắc nồi tiếp với tụ điện C thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử và hai đầu đoạn mạch lần lượt là UR, UC và U. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mạch được xác định bởi công thức
A. \(\text{tan}\varphi = \frac{U_{R}}{U}.\) B. \(\text{tan}\varphi = \frac{U_{C}}{U_{R}}.\) C. \(\text{tan}\varphi = - \frac{U_{C}}{U_{R}}.\) D. \(\text{tan}\varphi = - \frac{U_{R}}{U}.\)
Câu 28. Xét sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa ba nút sóng liên tiếp bằng
A. nửa bước sóng. B. một bước sóng.
C. hai lần bước sóng. D. một phần tư bước sóng.
Câu 29. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì tốc độ của nó là \(20\ \text{cm}/s\). Khi chất điểm có tốc độ là \(10\ \text{cm}/s\) thì gia tốc của nó có độ lớn là \(20\sqrt{3}\ \text{cm}/s^{2}\). Biên độ của chất điểm bằng
A. \(5\sqrt{3}\ \text{cm}\). B. \(10\sqrt{3}\ \text{cm}\). C. \(10\ \text{cm}\). D. \(5\ \text{cm}\).
Câu 30. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100V vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên thì dòng điện qua đoạn mạch có cường độ là \(i = 4\sqrt{2}\text{cos}\left( \text{ωt} \right)\text{A.}\) Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu AM, ở hai đầu MN và ở hai đầu NB lần lượt là 30V, 30V và 100V. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là
A. 100 W. B. 220 W. C. 200 W. D. 110 W.
Câu 31. Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều, có đồ thị điện áp phụ thuộc vào thời gian như hình bên. Biết điện trở thuần là 100Ω, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(\frac{2}{\pi}H\) và tụ điện có điện dung \(\frac{10^{- 4}}{\pi}\text{F.}\) Cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng bằng
A. \(\frac{1,1}{\sqrt{2}}\text{A.}\) B. \(1,1\sqrt{2}\text{A.}\) C. \(\frac{1,65}{\sqrt{2}}\text{A.}\) D. \(\frac{33}{40}A.\)
Câu 32. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng bằng \(100\ N/m\) và vât nhỏ khối lượng 250g. Từ vị trí cân bằng, kéo vật xuống dưới một đoạn sao cho lò xo dãn \(7,5\ \text{cm}\) rồi thả nhẹ sau đó vật dao động điêu hòa. Chọn chiều dương hướng lên. Lấy \(g = 10\ m/s^{2}\). Thời gian kể từ lúc bắt đầu dao động đến khi vật qua vị trí lò xo không biến dạng là
A. \(\frac{\pi}{60}s\). B. \(\frac{\pi}{12}s.\) C. \(\frac{\pi}{15}s\). D. \(\frac{\pi}{30}s\).
Câu 33. Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức \(e = 200\text{cos}(100\pi t - \pi/3)V\). Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng
A. \(- \pi/6\). B. \(- \pi/3.\) C. \(\pi/6\). D. \(\pi/3\).
Câu 34. Đặt điện áp \(u = U_{0}\text{cos}\left( \text{ωt} \right)V\) vào hai đầu một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Biết \(\omega^{2}LC = 2,\) tại thời điểm t điện áp ở hai đầu cuộn cảm là 160V thì điện áp giữa hai bản tụ là
A. \(- 20V.\) B. \(80V\). C. \(- 80V.\) D. \(20V.\)
Câu 35. Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường g bằng con lắc đơn, một nhóm học sinh tiến hành đo, xử lý số liệu và vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của bình phương chu kì dao động điều hòa \(\left( T^{2} \right)\) theo chiều dài \(l\) của con lắc như hình bên. Lấy \(\pi = 3,14\). Nếu chiều dài của con lắc là 1,5 m thì chu kì dao động sẽ là
A. 2,46 s B. 2,51 s C. 1,78 s D. 2,01 s
Câu 36. Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha có biên độ lần lượt là A1 và A2. Khi li độ của dao động thứ nhất là \(x_{1} = - 0,5A_{1}\). Li độ tổng hợp của hai dao động trên là
A. \(x = A_{1} + A_{2}\) B. \(x = 0,5\left( A_{1} - A_{2} \right)\) C. \(x = 0,5\left( A_{2} - A_{1} \right)\) D. \(x = \left| A_{1} - A_{2} \right|\)
Câu 37. Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm \(A\) và \(B\) dao động cùng pha với tần số 10 Hz. Biết \(AB = 20\)cm và tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 25 cm/s. Xét đường thẳng, đi qua trung điểm \(O\) của \(\text{AB}\), hợp với \(\text{AB}\) một góc \(30^{0}\). Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường thẳng này là
A. 26. B. 11. C. 28. D. 13.
Câu 38. Đặt điện áp xoay chiều \(u = 220\sqrt{2}\text{cos}100\pi t(V)\) vào hai đầu mạch điện gồm điện trở thuần, tụ điện có điện dung C thay đổi được và cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{\pi}(H)\) mắc nối tiếp. Khi \(C = C_{1} = \frac{10^{- 4}}{\pi}(F)\) hoặc \(C = C_{2} = \frac{10^{- 4}}{3\pi}(F)\) thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có giá trị như nhau và độ lệch pha giữa điện áp u so với cường độ dòng điện qua mạch lần lượt là \(\varphi_{1},\varphi_{2}.\) Tỷ số \(\frac{{\text{cos}\varphi}_{2}}{{\text{cos}\varphi}_{1}}\) bằng
A. \(\frac{1}{3}.\) B. \(\frac{1}{2}.\) C. 3. D. 2.
Câu 39. Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 110V và tần số f không đổi. Điều chỉnh để \({R = R}_{1} = 50\Omega\) thì công suất tiêu thụ của mạch là \(P_{1} = 60W\) và góc lệch pha của điện áp và dòng điện là \(\phi_{1}\). Điều chỉnh để \({R = R}_{2} = 25\Omega\) thì công suất tiêu thụ của mạch là \(P_{2}\) và góc lệch pha của điện áp và dòng điện là \(\phi_{2}\) với \(\text{cos}^{2}\phi_{1} + \text{cos}^{2}\phi_{2} = \frac{3}{4}\text{.}\) Tỉ số \(\frac{P_{2}}{P_{1}}\) bằng
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 40. Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m và vật nhỏ có khối lượng 100 g mang điện tích \({2.10}^{- 5}\text{C.}\) Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.104V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vectơ gia tốc trong trường \(\overrightarrow{g}\) một góc \({52,5}^{0}\) rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ gần với giá trị nào sau đây?
A. 3,41 m/s. B. 0,50 m/s. C. 0,59 m/s. D. 2,87 m/s.
ĐÁP ÁN
1D | 2C | 3C | 4B | 5B | 6B | 7B | 8B | 9D | 10B |
11A | 12B | 13B | 14B | 15D | 16A | 17C | 18D | 19D | 20A |
21D | 22D | 23A | 24B | 25A | 26D | 27C | 28B | 29C | 30B |
31A | 32D | 33C | 34C | 35A | 36C | 37D | 38A | 39D | 40B |