Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra chuyên đề lần 3 Văn 11 trường THPT Liên Sơn năm 2018-2019

09536e42e44ad3a9c25cb77bc212defc
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 5 2022 lúc 13:42:31 | Được cập nhật: 19 tháng 4 lúc 0:08:32 | IP: 14.185.25.86 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 65 | Lượt Download: 0 | File size: 0.113152 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

MA TRẬN ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 3

MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

NĂM HỌC 2018 - 2019

I. MỤC TIÊU ĐỀ THI

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cho học sinh .

- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm với mục đích đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

- Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:

+ Vận dụng kiến thức trả lời các câu đọc hiểu văn bản, tạo lập văn bản.

II. HÌNH THỨC ĐỀ THI

- Hình thức: Tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài ở trường.

- Thời gian làm bài: 90p

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Chọn một số nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

- Xác định khung ma trận.

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

PHẦN I.

Đọc hiểu

- Ngữ liệu: Văn bản nghệ thuật.

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 văn bản hoàn chỉnh

- Nhận biết được các phương thức biểu đạt.

- Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác?

- Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh "vết đen" tượng trưng cho điều gì?

Theo anh/chị, việc chỉ "chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ" thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

Tổng

Số câu:

1

2

1

04

Số điểm

0.5

1.5

1.0

3.0

Tỉ lệ:

5

15

10

30

PHẦN II.

Câu 1: NLXH:

- Viết 01 đoạn văn Khoảng 100 chữ

- Trình bày suy nghĩ của mình về lời khuyên của người thầy trong văn bản ở phần Đọc - hiểu: Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

Viết đoạn văn.

Câu 2: Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

Viết 01 bài văn.

Tổng

Số câu:

01

01

02

Số điểm

2.0

5.0

7.0

Tỉ lệ %

20

50

70

Tổng cộng

Số câu:

1

2

2

1

6

Số điểm

0,5

1,5

3.0

5.0

100

Tỉ lệ %

5%

15%

30%

50%

100%

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 3

MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

NĂM HỌC 2018 - 2019

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC – HIỂU(3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?(0.5đ)

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác?(1.0đ)

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh "vết đen" tượng trưng cho điều gì?(0.5đ)

Câu 4. Theo anh/chị, việc chỉ "chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ" thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?(1.0đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) bàn về lời khuyên của người thầy trong văn bản ở phần Đọc - hiểu: Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

Câu 2: (5.0 điểm)

Anh/chị hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

(Hai đứa trẻ -Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.94)

..........................Hết.......................

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 3

MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

NĂM HỌC 2018 – 2019

Phần

Câu/ý

Yêu cầu cần đạt

Điểm

I

ĐỌC – HIỂU

Câu 1

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.

0.5

Câu 2

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người. 

- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy, Bài học về cách đánh giá con người, Những vệt đen trên tờ giấy trắng,... 

- Lưu ý: HS có thể trả lời khác nhưng đúng và phù hợp vẫn cho điểm tối đa.

0.5

0.5

Câu 3

Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh "vết đen": chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế... mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.

0.5

Câu 4

- Việc chỉ "chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ" thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

- Lưu ý: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng đúng ý, phù hợp vẫn cho điểm tối đa.

1.0

II

LÀM VĂN

Câu 1: NLXH

Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) bàn về lời khuyên của người thầy trong văn bản ở phần Đọc - hiểu: Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

- Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và đảm bảo dung lượng khoảng 100 chữ, tránh viết quá ngắn hoặc quá dài so với quy định.

0.25

Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần bày tỏ được những suy nghĩ đúng đắn, tích cực trên cơ sở hiểu đúng thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:

0.25

- Giải thích: 

+ Thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.

0.25

- Bình luận:

+ Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi:

+ Cách đánh giá chỉ "chú trọng vào những vệt đen" mà không biết trân trọng "nhiều mảng sạch" là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.

+ Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra "tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch" để có thể "viết lên đó những điều có ích cho đời" sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.

0.25

0.25

0.5

- Liên hệ bản thân, rút ra bài học

0.25

Câu 2: NLVH

Anh/chị hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

(Hai đứa trẻ -Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXBGiáo dục, 2008, tr.94)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích được hình ảnh bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người nơi phố huyện nghèo.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

MB:

- Dẫn dắt, giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, hình ảnh bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống con người nơi phố huyện nghèo.

0.5

TB:

*Cảm nhận chung về bức tranh thiên nhiên và búc tranh đời sống nơi phố huyện nghèo:

- Bức tranh phố huyện nghèo được đan dệt từ thiên nhiên và con người. Đó là một hình ảnh về bức tranh thiên nhiên nơi miền quê yên tĩnh.Nhưng cảm giác bình lặng ấy chỉ là cảm giác bề ngoài, thấm sâu bên trong là những cuộc đời nghèo khổ quẩn quanh.

*Phân tích bức tranh nơi phố huyện nghèo

- Bức tranh thiên nhiên:

+ Bức tranh thiên nhiên mở ra với những biểu hiện cụ thể:

. Hình ảnh và màu sắc: Phương tây đỏ rực, dãy tre làng đen sẫm, bầu trời thăm thẳm những vì sao, mặt đất lập lòe đom đóm, bóng tối thăm thẳm, dày đặc.

. Âm thanh: Tiếng trống thu không “gọi buổi chiều về”, tiếng ếch nhái văng vẳng, tiếng muỗi vo ve, tiếng hoa bàng rụng khe khẽ.

. Mùi vị: Mùi quen thuộc của đất cát, của rác rưởi “ mùi riêng của đất của quê hương này”.

-> Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều muộn đang đi dần vào đêm. Tất cả thấm đượm cảm xúc nâng niu của một nhà văn luôn nặng tình với những gì của hồn xưa dân tộc.

+ Vai trò của bức tranh thiên nhiên:

.Gợi đúng đặc trưng của không gian phố huyện.

. Làm nền cho hoạt động của con người

. Gián tiếp thể tâm trạng nhân vật

. Tạo nên chất trữ tình riêng biệt cho truyện ngắn

- Hình ảnh con người:

+ Các hình ảnh và hoạt động:

. Những người bán hàng về muộn còn nán lại nói dăm ba câu chuyện

. Mấy đứa trẻ nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những thanh tre, thanh nứa bị người ta bỏ lại sau phiên chợ.

. Chõng hàng nước tồi tàn của mẹ con nhà chị Tí.

. Gánh phở vắng khách của bác Siêu.

. Cảnh nhếch nhác của gia đình bác Xẩm.

. Cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu của của chị em Liên.

. Cụ Thi điên nghiện rượu với tiếng cười khanh khách trong đêm.

+ Các tâm trạng: Buồn bã, hi vọng mong đợi vào một điều mơ hồ , xa xôi.

-> Tất cả được vẽ ra bằng ngòi bút tả chân thực, sắc sảo, rất gần với các nhà văn hiện thực phê phán. Thạch Lam đã dành cho những con người nơi đây sự đồng cảm, xót thương, mong muốn cuộc đời họ sẽ có sự thay đổi.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng nhiều câu văn giàu nhịp điệu như những câu thơ.

+ Tạo ra được sự tương đồng giữa cảnh vật và con người.

+ Dựng lên được những mẩu đối thoại vẩn vơ có vẻ ngẫu nhiên nhưng đều gợi tâm trạng buồn chán, thất vọng.

+ Các nhân vật được xây dựng trong sự đối lập: giữa cái dày đặc mênh mông của bóng tối với những luồng sáng, giữa quá khứ hạnh phúc với thực tại phũ phàng, rất gợi tâm trạng của con người.

* Đánh giá

- Thạch Lam đã dựng nên bức tranh đời sống phố huyện nghèo bằng một chất thơ lặng lẽ mà đằm sâu. Những câu văn giàu nhịp điệu như những trang thơ thấm vào tâm hồn người đọc.

- Tác phẩm cũng là sự khắc khoải đầy nhân ái mà tác giả dành cho con người. Đó là tư tưởng nhân đạo mới mẻ chưa từng có trong văn học trung đại, được nảy sinh từ sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, khao khát sự tồn tại thực sự có ý nghĩa của đời sống cá nhân.

0.25

0.75

0.25

0.75

0.5

0.5

KB: Khẳng định và chốt lại vấn đề.

0.5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

- Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ.

0.25

e. Sáng tạo

- Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

Tổng điểm toàn bài : 10 điểm

VI. THẨM ĐỊNH VÀ HOÀN THIỆN ĐỀ KIỂM TRA

Duyệt ban chuyên môn Người thẩm định Người ra đề

Trần Thị Ngọc Mai Hà Trọng Huy Hoàng Thị Thu Hiền