Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 lần 2 năm học 2018-2019, trường THPT Châu Văn Liêm - Cần Thơ

c298722d932f60d1f23d88c13f037914
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 10:05:56 | Được cập nhật: 21 giờ trước (11:06:04) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 138 | Lượt Download: 0 | File size: 0.248761 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM GV: PHAN TRƯỜNG AN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - SINH 12 LẦN 2 - HK I NĂM HỌC 2018 -2019 Câu 1 (Biết): Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Moocgan trong nghiên cứu di truyền là A. bí ngô. B. cà chua. C. đậu Hà Lan. D. ruồi giấm. Câu 2 (Biết): Nhóm gen liên kết là A. các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. B. các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. C. các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. D. các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. Câu 3 (Vận dụng): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Theo lí thuyết, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 là A. BV x bv bv bv B. BV x BV bv bv C. bV x Bv bv bv D. Bv bv x bv bv Câu 4 (Hiểu): Hiện tượng liên kết gen hoàn toàn có ý nghĩa A. làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới. B. hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau. C. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý và hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. D. cho phép lập bản đồ gen, giúp rút ngắn thời gian chọn giống. Câu 5 (Vận dụng): Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit. B. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. D. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau. Câu 6 (Vận dụng cao): Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen. Câu 7 (Biết): Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AB là: ab A. AB = ab = 30% và Ab = aB = 20%. B. AB = ab = 20% và Ab = aB = 30%. 1 C. AB = ab = 40% và Ab = aB = 10%. D. AB = ab = 10% và Ab = aB = 40%. Câu 8 (Biết): Hoán vị gen xảy ra ở kì đầu trong giảm phân I là do A. trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép. B. trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc các nhiễm sắc thể không tương đồng. C. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể khác nhau. D. trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng. Câu 9 (Hiểu): Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là A. ABCD. B. CABD. C. BACD. D. DABC. Câu 10 (Hiểu): Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục, các gen nằm trên NST thường. Cặp bố mẹ đem lai Ab đều có kiểu gen aB , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số bằng nhau. Kết quả quả vàng, bầu dục ở đời con có tỉ lệ A. 9%. B. 6,25%. C. 7,29%. D. 12,25%. Câu 11 (Vận dụng cao): Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận không đúng về kết quả của phép lai là: A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%. B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%. C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%. D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Câu 12 (Vận dụng cao): Khi giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn : 20% thân thấp, quả bầu dục : 5% thân cao, quả bầu dục : 5% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là: A. B. C. AB AB ab x ab , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%. ab AB Ab x ab , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%. AB AB ab x ab , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%. ab AB ab x ab , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%. D. Câu 13 (Hiểu): Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen 2 A. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân). B. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X. D. trên nhiễm sắc thể thường. Câu 14 (Biết): Trong các động vật sau đây, động vật mà giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY là: A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo. B. Trâu, bò, hươu. C. Gà, chim bồ câu, bướm. D. Hổ, báo, mèo rừng. Câu 15 (Vận dụng): Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Tính theo lí thuyết, phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng là A. XAXA × XaY. B. XAXa× XAY. C. XaXa × XAY. D. XAXa× XaY. Câu 16 (Vận dụng cao). Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen A quy định trứng màu sáng trội hoàn toàn so với alen a quy định trứng màu sẫm. Kết quả của phép lai được sử dụng để phân biệt được tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng? A. XAXa × XaY. B. XAXa× XAY. C. XaXa× XAY. D. XAXA × XaY. Câu 17 (Biết): Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi A. điều kiện thời tiết. B. chế độ dinh dưỡng. C. kiểu gen. D. kỹ thuật canh tác. Câu 18 (Hiểu): Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc A. cải tiến giống vật nuôi, cây trồng. B. cải tạo điều kiện môi trường sống. C. cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. tăng cường chế độ thức ăn, phân bón. Câu 19 (Hiểu): Thường biến có đặc điểm là những biến đổi A. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền. B. đồng loạt, không xác định, không di truyền. C. đồng loạt, xác định, không di truyền. D. riêng lẻ, không xác định, di truyền. Câu 20 (Vận dụng): Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm, xét các kết luận sau đây: (1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng. 3 (2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen. (3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin. (4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen. Số kết luận đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên ra đề Trần Thị Đoan Hậu Phan Trường An 4