Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 lần 1 năm học 2018-2019, trường THPT Châu Văn Liêm - Cần Thơ

5928dc1a84e3cba1736d0146e91ffbd6
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 10:05:46 | Được cập nhật: 3 giờ trước (22:12:04) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 190 | Lượt Download: 1 | File size: 0.230102 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - SINH 12 GV: PHAN TRƯỜNG AN LẦN 1- HK1 NĂM HỌC 2018 -2019 Câu 1 (Vận dụng cao): Cho dữ kiện về diễn biến trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực: (1) Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. (2) Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu. (3) tARN có anticodon là 3‘ UAX 5' rời khỏi ribôxôm. (4) Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé. (5) Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu. (6) Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm. (7) Mêtionin tách rời khỏi chuỗi pôlipeptit (8) Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2. (9) Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm. Trình tự đúng là A. 2-4-9-1-5-3-6-8-7. B. 2-5-4-9-1-3-6-8-7. C. 2-5-9-1-4-6-3-7-8. D. 2-4-5-1-3-9-6-7-8. Câu 2 (Vận dụng cao): Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn, để lộ ra mạch mã gốc có chiều 3'→ 5'. (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3' → 5'. (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối mạch mã gốc của gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (2) → (3) → (1) → (4). C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (1) → (2) → (3) → (4). Câu 3 (Hiểu): Cho các thành phần sau: (1) ADN (2) mARN (3) tARN (4) axit amin (5) A, T, G, X (6) riboxôm Số thành phần không tham gia trong quá trình nhân đôi ADN là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4 (Hiểu): Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là A. 5'GXU3'. B. 5'GXT3'. C. 5'UXG3'. D. 5'XGU3'. Câu 5 (Vận dụng cao): Một gen có 3120 liên kết hidro, có Nu loại G = 720, gen trên nhân đôi một số lần liên tiếp, cần cung cấp 16800 nuclêotit tự do. Số lần nhân đôi của gen là A. 3 lần. B. 4 lần. C. 1 lần. D. 2 lần. 1 Câu 6 (Vận dụng): Một mARN sơ khai được phiên mã từ 1 gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có các vùng và số nuclêotit tương ứng như sau: Exon 1 Intron 1 Exon 2 Intron 2 Exon 3 50 80 60 45 50 Số nuclêotit của mARN trưởng thành là A. 300. B. 160. C. 285. D. 95. Câu 7 (Vận dụng): Một phân tử mARN trưởng thành dài 4080 A0, được dùng làm khuôn tổng hợp 1 phân tử protein cần môi trường cung cấp số axit amin là A. 397. B. 398. C. 399. D. 400. 0 Câu 8 (Hiểu): Một gen cấu trúc dài 4080 A , có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: A. A = T = 721 ; G = X = 479. B. A = T = 479 ; G = X = 721. C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 481 ; G = X = 719. Câu 9 (Vận dụng cao): Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là: A. A = T = 250; G = X = 390. B. A = T = 251; G = X = 389. C. A = T = 610; G = X = 390. D. A = T = 249; G = X = 391. Câu 10 (Vận dụng): Có 5 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 70 ADN có nguyên liệu hoàn toàn mới. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 11 (Biết): Phân tử ADN không có loại nuclêôtit A. Ađênin (A). B. Timin (T). C. Guanin (G). D. Uraxin (U). Câu 12 (Biết): Chức năng chứa đựng thông tin di truyền và trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã được thực hiện bởi A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. ADN. Câu 13 (Hiểu): Trong các bộ ba sau đây, bộ ba mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là A. 3’ AUG5’. B. 3’UAA5’. C. 3’UAG5’. D. 3’AGU5’. Câu 14 (Biết): Vùng khởi động trong OPERON có chức năng A. ức chế quá trình phiên mã. B. liên kết với protein ức chế ngăn cản quá trình phiên mã. C. mang tín hiệu kết thúc phiên mã. D. liên kết với enzym ARN polymeraza thực hiện phiên mã. Câu 15 (Biết): 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng A. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. B. thay thế cặp G-X bằng cặp X-G. C. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. D. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. Câu 16 (Biết): Trong quá trình phát triển phôi, giai đoạn từ 2-8 tế bào, nếu có đột biến xảy ra thì tên gọi dạng đột biến đó là A. đột biến giao tử. B. đột biến xôma. 2 C. đột biến tiền phôi. D. đột biến xôma và đột biến tiền phôi. Câu 17 (Biết): Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ADN pôlimeraza có chức năng A. gắn kết nucleotit của môi trường với nuclêotit của mạch khuôn theo NTBS. B. tổng hợp đoạn mồi có nhóm 3' - OH tự do. C. nối các đoạn Okazaki với nhau. D. tháo xoắn phân tử ADN mẹ. Câu 18 (Hiểu): Phát biểu đúng khi nói về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là: A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được. B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp. C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp. D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp. Câu 19 (Hiểu): Cho các nhận định khi nói về hoạt động của Operon Lac sau đây: 1. Gen điều hòa có vai trò tổng hợp enzym ARN polymeraza. 2. Vùng khởi động là nơi gắn kết của protein ức chế. 3. Vùng vận hành là nơi gắn kết của enzym ARN polymeraza. 4. Gen cấu trúc mang thông tin mã hóa tạo sản phẩm cho tế bào. 5. Lactoz có vai trò gắn kết vào enzym ARN polymeraza ức chế phiên mã. Số nhận định không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20 (Vận dụng(: Cho các quá trình sau: (1) Nhân đôi ADN (2) Phiên mã (3) Dịch mã (4) Nhân đôi NST Số quá trình không diễn ra trong nhân tế bào là A. 1. B. 2 C. 3. D. 4. Tổ Trưởng chuyên môn Giáo viên ra đề Trần Thị Đoan Hậu Phan Trường An 3