Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 12 lần 2 năm học 2018-2019, trường THPT Châu Văn Liêm - Cần Thơ

24efcfabef5f6ddbf70f3e2cfe34217c
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 10:05:22 | Được cập nhật: 20 giờ trước (2:56:26) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 598 | Lượt Download: 10 | File size: 0.288641 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN II - KHỐI 12 Năm học 2018-2019 HÌNH THỨC: TRẮC NGHIỆM 45ph SỐ CÂU: 30 (22 câu lý thuyết, 8 câu toán) CẤP ĐỘ NHẬN THỨC NỘI DUNG KIẾN THỨC Vị trí, cấu tạo của kim loại BIẾT HIỂU 1 10 VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO TỔNG 2 Tính chất của kim loại. Dãy 2,3,4 hoạt điện hóa của kim loại. 11,12 19,20,21 Hợp kim 5 13 22 2 Sự ăn mòn kim loại 6,7 14 23 4 Sự điện phân 8,9 15,16,17 24,25 Tổng hợp Tổng 9 28 9 9 18 26,27 29, 30 4 9 9 3 30 ĐỀ GỐC 1 0001: Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z=13) là A. 1s22s22p63s23p1. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s2. 0002: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Hg. B. Na. C. Pt. D. Au. 0003: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là A. tính khử. B. tính oxi hoá. C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. D. không có tính khử, không có tính oxi hoá. 0004: Ở điều kiện thường, kim loại có độ cứng lớn nhất là A. bạc. B. vonfam. C. crom. D. sắt. 0005: Vàng tây là hợp kim chứa chủ yếu các kim loại nào sau đây? A. Au-Ag-Cu. B. Au-Ag-Al. C. Au-Ag-Zn. D. Au-Ag-Ni. 1 0006: Sự phá hủy kim loại hay hợp kim, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường được gọi là A. sự khử kim loại. B. sự tác dụng của kim loại với nước. C. ăn mòn hóa học. D. sự tác dụng của kim loại với oxi. 0007: Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại là A. phản ứng oxi hoá – khử. B. phản ứng hóa hợp. C. phản ứng trao đổi. D. phản ứng phân hủy. 0008: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên? A. Ancol etylic. B. Dây nhôm. C. Dầu hoả. D. Axit clohiđric. 0009: Để thu được kim loại Al, người ta điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây? A. Al(NO3)3. B. Al2(SO4)3. C. Al2O3. D. AlCl3. 0010: Nhận định nào sau đây đúng? A. Các nguyên tử kim loại đều có ít electron lớp ngoài cùng từ 1e đến 3e. B. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. C. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại. D. Các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại. 0011: Cho 8,8 gam hỗn hợp hai kim loại gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là A. 2,4 gam. B. 6,4 gam. C. 1,2 gam. D. 7,6 gam. 0012: Cho hình vẽ sau Hình vẽ trên minh họa cho tính chất vật lí chung nào của kim loại? A. Tính dẻo B. Tính dẫn điện. C. Tính dẫn nhiệt. D. Ánh kim. 0013: Cho các tính chất sau : (a) Tính chất vật lí ; (b) Tính chất hoá học ; (c) Tính chất cơ học. Trong số các tính chất trên, hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đó có tính chất nào thay đổi? A. (a). B. (b) và (c). C. (b). D. (a) và (c). 2 0014: Một vật bằng gang để trong không khí ẩm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học. Quá trình xảy ra ở cực dương là A. Fe2++2e → Fe . B. Fe → Fe2++ 2e . C. O2 + 2H2O + 4e → 4OH- . D. 2H2O + 2e → H2 +2OH-. 0015: Cho m gam Mg phản ứng vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol FeCl2. Giá trị của m là A. 3,36. B. 4,32. C. 2,88. D. 1,92. 0016: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm: FeCl3, CuCl2, NaCl, KCl. Ở catot cation kim loại bị điện phân đầu tiên là A. Na+. B. Fe3+. C. K+. D. Cu2+. 0017: Muốn thu được kim loại Mg từ MgO cần thực hiện ít nhất bao nhiêu phản ứng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 0018: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4, để loại CuSO4 ra khỏi dung dịch có thể dùng A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Fe hoặc Al. 0019: Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp A gồm 0,1 mol FeO và 0,05 mol Al 2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 10,70. B. 7,75. C. 9,10. D. 13,10. 0020: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, H2SO4 (đặc nóng). Số trường hợp phản ứng tạo ra muối sắt (II) là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 0021: Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2. Số phương trình phản ứng hoá học xảy ra khi cho kim loại và muối tác dụng với nhau là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 0022: Phân tích một mẫu nữ trang bằng hợp kim Au-Cu thấy % khối lượng của Cu là 36%. Để tạo một mẫu nữ trang có khối lượng 20 gam cần khối lượng Au là A. 12,8 gam. B. 7,2 gam. C. 18,2 gam. D. 14,8 gam. 0023: Cho hình vẽ sau Một học sinh đưa ra các nhận định về hình vẽ trên như sau 3 (a) Có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học. (b) Ion H+ bị khử tạo thành H2 thoát ra ở cả thanh Zn và Cu. (c) Đồng phản ứng với H2SO4 loãng sinh ra khí hiđro. (d) Đồng và kẽm đều bị H2SO4 loãng ăn mòn sinh ra khí hiđro. Số nhận định đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 0024: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là A. b > 2a. B. b≤2a. C. b < 2a. D. b ≥ 2a. 0025: Điện phân 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2 M với I = 9,65A. Tính khối lượng Cu bám lên catot khi thời gian điện phân t1 = 200 giây, t2 = 500 giây lần lượt là: A. 0,32 gam và 0,64 gam. B. 0,64 gam và 1,28 gam. C. 0,64 gam và 1,60 gam. D. 0,32 gam và 1,28 gam. 0026: Cho hỗn hợp gồm các kim loại M, X vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa gồm 2 kim loại là M, Cu và dung dịch chứa 2 muối M(NO3)2 và X(NO3)2. Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử của các kim loại là A. X, M, Cu. B. Cu, X, M. C. X, Cu, M. D. Cu, M, X. 0027: Chia hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Al thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, thu được sản phẩm khử duy nhất là 2,24 lít khí N2 (đktc). - Hai phần còn lại cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 11,2. C. 13,44. D. 22,4. 0028: Cho 3,36 gam bột Fe vào 300 ml dung dịch chứa hai muối AgNO 3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 5,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 1,8 gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là A. 1,45. B. 2,91. C. 4,92. D. 2,24. 0029: Cho các phát biểu sau (a) Cu tan trong lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 2 chất tan. (b) Điện phân nóng chảy BaCl2 thu được kim loại Ba. (c) Dung dịch AgNO3 không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2. (d) Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu, Ni, Sn mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu ta dùng dung dịch AgNO3. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. 4 0030: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 22,74% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít CO (điều kiện tiêu chuẩn) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 18. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 10,416 lít NO (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,186m gam muối khan. Giá trị gần nhất của m là A. 82. B. 78. C. 76. D. 80. Cần Thơ, 25/11/2018 TTCM Trương Thị Minh Hải GV ra đề Nguyễn Thanh Tùng 5