Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề khảo sát Vật lý 9 huyện Vĩnh Tường năm 2017-2018

1b73b4f18e7635cfcd9b060ea8c2ed72
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 4 2022 lúc 19:04:21 | Được cập nhật: hôm kia lúc 14:20:00 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 228 | Lượt Download: 3 | File size: 0.280064 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Câu 1: Phép lai nào sau đây ở con lai không đồng tính về kiểu hình nếu tính trội hoàn toàn

PHÒNG GD&ĐT

VĨNH TƯỜNG

ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian 60 phút (không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Một dây đồng dài 100m, có tiết diện 1mm2 thì có điện trở là 1,7Ω. Một dây đồng khác có chiều dài 200m, có điện trở 17Ω thì có tiết diện là bao nhiêu?

A. 5mm2 B. 0,2mm2 C. 0,05mm2 D. 20mm2

Câu 2: Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?

A. 0,2Ω B. 5Ω C. 44Ω D. 5500Ω

Câu 3: Việc làm nào dưới đây là không an toàn khi sử dụng điện?

A. Sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

B. Phơi quần áo lên dây dẫn điện của gia đình.

C. Sử dụng hiệu điện thế 12V để làm các thí nghiệm điện.

D. Mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị điện.

Câu 4: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.

B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

II. TỰ LUẬN

Câu 5: a) Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì? Em hãy phát biểu quy tắc đó?

b) Hãy vận dụng quy tắc này để xác định và vẽ biểu diễn chiều của các đường sức từ ở trong và ngoài ống dây, tên các từ cực của ống dây khi đã biết chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây như hình vẽ (hình 1).

Câu 6: Cho mạch điện như hình 2

TDrawObject3 rong đó: R1 là một biến trở; R2 = 10Ω. Hiệu điện thế

UAB luôn không đổi, điện trở các dây nối không đáng kể, vôn kế có điện trở rất lớn.

1. Điều chỉnh để R1 = 5Ω, khi đó số chỉ của vôn kế là 20V.

a) Tính điện trở đoạn mạch AB, hiệu điện thế UAB và cường độ dòng điện trong mạch?

b) Với mỗi điện trở hãy tính công suất tiêu thụ điện và nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian 1 phút?

c) Thay vôn kế bằng một ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể, xác định số chỉ của ampe kế khi đó.

2. Điều chỉnh biến trở R1 để công suất tiêu thụ trên R1 lớn nhất. Hãy tính R1 và công suất tiêu thụ điện trên đoạn mạch AB khi đó?

Câu 7: Người ta dẫn điện từ nơi phát điện có hiệu điện thế U1 = 10000V đến nơi tiêu thụ bằng dây dẫn có chiều dài 4km, đường kính 3mm và được làm bằng vật liệu có điện trở suất ρ = 1,78.10-8Ωm. Biết công suất của nguồn phát điện là 500KW. Hãy tính công suất hao phí trên đường dây?

Câu 8: Em hãy nêu lợi ích trong việc sử dụng tiết kiệm điện năng?

---------- Hết ----------

Giám thị coi khảo sát không giải thích gì thêm. HS không được sử dụng tài liệu.

PHÒNG GD&ĐT

VĨNH TƯỜNG

HD CHẤM KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2

NĂM HỌC 2017-2018

Môn: Vật lý

I. Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án đúng

B

C

B

C

II. Tự luận (8 điểm):

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 5

( 2 điểm)

  1. Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

* Phát biểu quy tắc: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho 4 ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây

  1. Vẽ đúng

- Đ DrawObject12 DrawObject11 DrawObject10 DrawObject7 DrawObject6 DrawObject8 DrawObject9 DrawObject4 DrawObject5 ầu B của ống dây là cực Bắc(N); đầu A của ống dây là cực Nam (S)

0,5đ

0,75đ

0,5đ

0,25đ

Câu 6

(3 điểm)

1.a. Điện trở đoạn mạch AB là:

RAB = R1 + R2­ = 5+10 = 15 (Ω)

Cường độ dòng điện trong mạch là:

I = I2 =   (A)

Hiệu điện thế: UAB = I.RAB = 2.15 = 30 (V)

  1. Công suất tiêu thụ điện của mỗi điện trở là:

P1 = I2. R1 = 22. 5 = 20 (W)

P2 = I2. R2 = 22. 10 = 40 (W)

Nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở trong 1 phút là:

1 phút = 60s

Q1 = I2.R1.t = 20.60 = 1200 (J)

Q2 = I2.R2.t = 40.60 = 2400 (J)

c. Khi thay vôn kế bằng ampe kế có điện trở nhỏ thì điện trở R2 bị nối tắt, không có dòng điện qua R2,dòng điện chỉ đi qua điện trở R1 và số chỉ ampe kế chính là cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và có giá trị là:

I = U/R1 = 30/5 = 6A

2. Khi điều chỉnh biến trở R1

Ta có:

P1 = I2. R1=  

  = hằng số

Nên   nhỏ nhất hay P1 lớn nhất khi

  ⇒ R1 = R2 = 10 Ω

Khi đó PAB =  2,25 (W)

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 7

(2 điểm)

Chiều dài của dây dẫn l = 4km = 4000m

Diện tích tiết diện của dây dẫn là

S =   = 3,14.(3/2)2 = 7,065 (mm2 )= 7,065.10-6 (m2)

Điện trở của dây dẫn là:

R=  1,78.10-8.  = 10,08 (Ω)

Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:

I =   = 50(A)

Công suất hao phí trên đường dây tải điện là:

Php = I2.R = 502.10,08 = 25200 (W)

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 8

( 1 điểm)

Một số lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng:

+ Giảm chi tiêu cho gia đình

+ Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn

+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm.

+ Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.

..

Học sinh chỉ cần nêu đúng và đủ từ 4 lợi ích trở lên được điểm tối đa

……….. Hết…………..

Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý về lời giải và nội dung trình bày của bài kiểm tra. Nếu HS có cách giải khác vẫn đúng về bản chất vật lí thì vẫn cho điểm tối đa theo phân phối điểm như trên