Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề khảo sát chất lượng lần 2 Địa lí 12, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình năm học 2018-2019 (Mã đề 001).

a67961a8fd48ce76ccdff6d39fed4d15
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 15:59:05 | Được cập nhật: 10 tháng 4 lúc 20:48:48 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 233 | Lượt Download: 1 | File size: 0.228352 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC CẢNH

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2

MÔN: ĐỊA LÍ 12

NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian làm bài: 50 phút.

MÃ ĐỀ: 001

Chọn đáp án đúng nhất trả lời các câu hỏi dưới đây:

C©u 1 :

Căn cứ át lát địa lí Việt Nam trang 19, cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên hóa của vùng Tây Nguyên:

A.

Cà phê.

B.

Cao su.

C.

Thuốc lá.

D.

Đậu tương.

C©u 2 :

Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

A.

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

B.

Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.

C.

Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

D.

Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng.

C©u 3 :

Ngư trường nào dưới đây không được xác định là ngư trường trọng điểm?

A.

Hải Phòng – Quảng Ninh.

B.

Cà Mau – Kiên Giang.

C.

Thanh Hóa – Nghệ An.

D.

Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

C©u 4 :

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam, hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta là:

A.

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B.

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

C.

Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

D.

Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

C©u 5 :

Hà Nội thuộc kiểu khí hậu nào sau đây:

A.

Nhiệt đới gió mùa.

B.

Ôn đới gió mùa.

C.

Cận xích đạo gió mùa.

D.

Cận nhiệt đới gió mùa.

C©u 6 :

Dựa bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua các năm. (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm

1996

2005

2010

2013

Nhà nước

74,2

249,1

567,1

891,7

Ngoài Nhà nước

37,5

308,9

1150,9

1834,9

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

39,6

433,1

1245,5

2742,6

 Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2005 và 2013 là:

A.

Biểu đồ cột chồng.

B.

Biểu đồ hình tròn (bán kính bằng nhau). 

C.

Biểu đồ miền.      

D.

Biểu đồ hình tròn (bán kính khác nhau).

C©u 7 :

Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

A.

Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.

B.

Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

C.

Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

D.

Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

C©u 8 :

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam trang 26 cho biết số lượng các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là:

A.

6.

B.

5.

C.

3.

D.

4.

C©u 9 :

Địa phương nào sau đây có biên độ nhiệt trong năm lớn nhất?

A.

TP. Hồ Chí Minh.

B.

Hà Nội.

C.

Đà Nẵng.

D.

Huế.

C©u 10 :

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam cho biết đường bờ biển của nước ta dài 3260 km chạy từ

A.

tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.

B.

tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang.

C.

tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau.

D.

tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau.

C©u 11 :

Ý nào dưới đây chưa đúng khi nói về điều kiện khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay ở nước ta?

A.

Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ vẫn còn lạc hậu, hạn chế đánh bắt xa bờ.

B.

Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

C.

Chưa hình thành các cơ sơ chế biến thủy sản.

D.

Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.

C©u 12 :

Dựa vào át lát Việt nam trang 25 (Du lịch) cho biết một trong các địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng của nước ta là:

A.

Vịnh Hạ Long.

B.

Hồ Ba Bể.

C.

Phong Nha - Kẻ Bàng.

D.

Di tích Mỹ Sơn.

C©u 13 :

Ý nào không phải đặc điểm cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta:

A.

Tương đối đa dạng.

B.

Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới.

C.

Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.

D.

Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành.

C©u 14 :

Để thực hiện giao thông Bắc - Nam bằng đường ô tô, ngoài quốc lộ 1 còn có:

A.

Đường số 5.

B.

Đường số 6.

C.

Đường số 2.

D.

Đường Hồ Chí Minh.

C©u 15 :

Đặc điểm đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta:

A.

Tỉ lệ dân thành thị giảm.

B.

Trình độ đô thị hóa thấp.

C.

Phân bố đô thị đồng đều giữa các vùng.

D.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

C©u 16 :

Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò ngành giao thông vận tải:

A.

Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường, hoạt động đi lại của nhân dân được thuận tiện.

B.

Tăng cường sức mạnh quốc phòng.

C.

Tạo mối liên hệ kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng, các địa phương.

D.

Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.

C©u 17 :

Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là:

A.

Đồng bằng sông Hồng.      

B.

Đông Nam Bộ.

C.

Duyên hải Nam Trung Bộ.      

D.

Đồng bằng sông Cửu Long.

C©u 18 :

Cho bảng số liệu: Diện tích cây công nghiệp của nước ta qua các năm . (Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

1995

2000

2010

2014

Cây công nghiệp hàng năm

716,7

778,1

779,6

711,1

Cây công nghiệp lâu năm

902,3

1451,3

2010,5

2133,5

So với năm 1995, tổng diện tích cây công nghiệp năm 2014 của nước ta

A.

không tăng.

B.

tăng 1231,2 nghìn ha.

C.

tăng 1225,6 nghìn ha.

D.

giảm 5,6 nghìn ha.

C©u 19 :

Khu vực Đông Nam Á bao gồm

A.

11 quốc gia.

B.

12 Quốc gia.

C.

10 quốc gia.

D.

15 quốc gia.

C©u 20 :

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do:

A.

Có năng suất lúa cao hơn.

B.

Có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn.

C.

Có diện tích trồng cây lương thực lớn.

D.

Có trình độ thâm canh cao hơn.

C©u 21 :

Dựa vào át lát Việt Nam trang 20 cho biết vùng có hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh là:

A.

Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

B.

Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

C.

Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

D.

Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

C©u 22 :

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam cho biết thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:

A.

Thung lũng sông Đà.

B.

Thung lũng sông Hồng.

C.

Thung lũng sông Chảy.

D.

Thung lũng sông Gâm.

C©u 23 :

Các nước Đông Nam Á lục địa nằm trên

A.

bán đảo Trung Ấn.

B.

bán đảo A ráp.

C.

bán đảo Đông Dương.

D.

quần đảo Mã Lai.

C©u 24 :

Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 21 (Công nghiệp chung) cho biết: Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở

A.

Đồng Bằng sông Hồng.

B.

Duyên hải miền Trung.

C.

Đông Nam Bộ.

D.

Tây Nguyên.

C©u 25 :

Nha Trang và Đà Lạt cùng nằm trên 1 vĩ tuyến, song Nha Trang nằm sát biển (độ cao 0m) Đà Lạt lại cao 1500 m so với mặt nước biển. Khi Nha trang 280C thì Đà Lạt sẽ có nhiệt độ:

A.

190C.

B.

160C.

C.

250C.

D.

200C.

C©u 26 :

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là:

A.

Dầu khí.

B.

Cát.

C.

Than đá.

D.

Ôxit ti tan.

C©u 27 :

Về cơ bản nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp:

A.

Cận nhiệt.

B.

Ôn đới.

C.

Nhiệt đới.

D.

Cận xích đạo.

C©u 28 :

Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do:

A.

Xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế.

B.

Học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động.

C.

Các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

D.

Đời sống vật chất của người lao động tăng.

C©u 29 :

Các hệ sinh thái cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn xuất hiện ở độ cao nào?

A.

Từ 1600-1700m đến 2000m.

B.

Từ 600-700m đến 1600-1700m.

C.

Từ 2000m đến 2600m.

D.

Từ 2600m trở lên.

C©u 30 :

"Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" thể hiện nội dung của mối quan hệ hợp tác giữa

A.

Việt Nam – Trung Quốc.

B.

Việt Nam - Nhật Bản.

C.

Việt Nam - Lào.

D.

Việt Nam - Liên Bang Nga.

C©u 31 :

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam, các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là:

A.

Lào, Trung Quốc, Campuchia.

B.

Lào, Campuchia, Trung Quốc.

C.

Trung Quốc, Campuchia, Lào.

D.

Trung Quốc, Lào, Campuchia.

C©u 32 :

Tên biểu đồ đúng thể hiện hoạt động ngoại thương của Trung Quốc:

A.

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.

B.

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.

C.

Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.

D.

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.

C©u 33 :

Dựa vào át lát trang 24 (Ngoại thương 2007) cho biết thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta là:

A.

Hoa Kì.

B.

Xingapo.

C.

Trung Quốc.

D.

Nhật Bản.

C©u 34 :

Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa hằng năm vào mùa nước lũ là:

A.

Vùng trong đê.

B.

Vùng ngoài đê.

C.

Các ô trũng ngập nước.

D.

Rìa phía tây và tây bắc.

C©u 35 :

Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là:

A.

Công nghiệp luyện kim.

B.

Công nghiệp sành sứ và thủy tinh.

C.

Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

D.

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

C©u 36 :

Cho biểu đồ :

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?

A.

Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.

B.

Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.

C.

Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác có xu hướng giảm.

D.

Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất.

C©u 37 :

 Biện pháp nào dưới đây không sử dụng để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?

A.

Quy định về việc khai thác.

B.

Cấm tuyệt đối việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

C.

Ban hành Sách đỏ Việt Nam.

D.

Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

C©u 38 :

Sự khác nhau về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn ở nước ta biểu hiện sự phân hóa thiên nhiên theo

A.

Bắc – Nam.

B.

Đông – Tây.

C.

độ cao địa hình.

D.

vĩ tuyến.

C©u 39 :

Dựa vào át lát Việt Nam cho biết: Địa hình với 4 cánh cung mở rộng về phía bắc và phía đông, hội tụ ở dãy núi Tam Đảo là đặc điểm địa hình vùng núi

A.

Đông Bắc.

B.

Trường Sơn Nam.

C.

Tây Bắc.

D.

Trường Sơn Bắc.

C©u 40 :

Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là:

A.

Đồng bằng sông Hồng.

B.

Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C.

Đông Nam Bộ.

D.

Đồng bằng sông Cửu Long.

-------------Hết--------------

phiÕu soi - ®¸p ¸n (Dµnh cho gi¸m kh¶o)

§Ò sè : 001

01

28

02

29

03

30

04

31

05

32

06

33

07

34

08

35

09

36

10

37

11

38

12

39

13

40

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

6/4 - Mã đề 001

Trang