Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 8 năm 2020 (Đề 5)

3ee3cb01b979f0a9ae3547c06e5a4081
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 10 2020 lúc 14:33:05 | Được cập nhật: 24 tháng 3 lúc 10:52:36 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 716 | Lượt Download: 4 | File size: 0.023552 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (5đ): Câu 1 (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Không sợ sai lầm Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một phần đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. […] (Theo Hồng Diễm) a. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì? (0,5đ) b. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ) c. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng. (1,5đ) Câu 2 (2đ): Đoạn trích trên đã giúp em rút ra những bài học gì cho bản thân (Trình bày bằng đoạn văn). II. Tập làm văn (5đ): Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (5đ): Câu 1 (3đ): a. Đoạn trích đề cập đến việc con người nhút nhát, luôn sợ phạm phải sai lầm trong cuộc sống. b. Nội dung chính của đoạn trích: đưa ra những minh chứng về việc phạm sai lầm, tuy nó mang đến nhiều hậu quả nhưng chính nó sẽ là những bài học hữu ích giúp con người trưởng thành hơn trong cuộc sống. Nếu con người sợ mắc phải sai lầm thì sẽ không trưởng thành và trở thành con người hèn nhát. c. Biện pháp nghệ thuật: liệt kê (những dẫn chứng của việc nhút nhát và sợ mắc sai lầm). Câu 2 (2đ): - Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau: Bài học em rút ra sau đoạn trích là gì? Em sẽ làm gì để rèn luyện bài học, đức tính đó? II. Tập làm văn (5đ): Dàn ý phân tích câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…” 1. Mở bài Giới thiệu câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…” 2. Thân bài a. Giải thích “Nhiễu điều”: tấm vải lụa đỏ đắt giá. “giá gương”: vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Tấm vải đỏ giữ cho gương sáng, khỏi bị ố mờ vì bụi, còn tấm gương nhờ tấm vải lụa nên luôn sạch đẹp → Chở che cho nhau, tôn vinh thêm nét đẹp của nhau. → Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn để đất nước phát triển và giàu đẹp tình người. b. Phân tích Chúng ta cùng chung “dòng máu đỏ da vàng”, việc giúp đỡ nhau giúp đất nước phát triển tốt đẹp hơn; việc đoàn kết, yêu thương nhau sẽ tạo được sức mạnh chống phá được mọi thế lực của kẻ thù. Yêu thương, đùm bọc, đoàn kết là cách sống, đao lí truyền thống của con người Việt Nam ta. c. Bàn luận (Tình yêu thương, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?) Quyên góp giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn. Đồng lòng đứng lên chống lại kẻ thù. … d. Phản biện Có nhiều người vô cảm trước nỗi đau của người khác, tự tách mình ra khỏi xã hội, … → đáng bị phê phán. 3. Kết bài Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề và liên hệ bản thân. ---------------------------