Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn thi học kì 1 Vật lý 6

f870f03af1ffdd287ba4accc50762a26
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 4 2022 lúc 15:40:40 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 2:05:30 | IP: 14.185.139.17 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 166 | Lượt Download: 1 | File size: 0.054784 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cầu thang là ứng dụng thực tế của máy cơ đơn giản nào ?

A. Đòn bẩy B. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc D. Không có ứng dụng.

Câu 2: Khi xác định khối lượng riêng của một chất nào đó, ta dùng đơn vị nào sau đây ?

A. kg. B. kg/m3. C. m3. D. m.

Câu 3: Đơn vị trọng lượng riêng là gì?

A. Niutơn trên mét khối(N/m3). B. Kilôgam(kg).

C. Niutơn(N). D. Kilôgam trên mét khối(kg/m3) .

Câu 4: Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng là công thức nào sau đây ?

A. D = m : V B. d = P : V C. m = D.V D. d = 10.D

Câu 5: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ mạnh yếu của một lực ?

A. Thước B. Lực kế C. Cân D. Bình chia độ

Câu 6: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi ?

A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt.

B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.

C. Trọng lượng của một quả nặng.

D. Lực kéo của đầu tàu lên toa tàu.

Câu 7: Một bạn học sinh có trọng lượng là 200 N. Khối lượng bạn học sinh đó là:

A. 2 kg B. 20 kg C. 200 kg D. 2000 kg

Câu 8: Trọng lực có phương và chiều:

A. Phương ngang, chiều từ trái sang phải. B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

C. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. D. Phương ngang, chiều từ dưới lên trên .

Câu 9: Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy ?

A. Lực mà chân tác dụng vào quả bóng làm quả bóng chuyển động.

B. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động

C. Lực mà tay người tác dụng vào lò xo làm lò xo nén lại

D. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.

Câu 10: Một bạn học sinh nặng 25 kg. Trọng lượng bạn học sinh đó là:

A. 25 N B. 2500 N C. 250 N D. 25000 N

Câu 11: Khối lượng riêng của một chất là....

A. khối lượng của 1m3 chất đó. B. trọng lượng của 1m3 chất đó.

C. độ dài của 1m3 chất đó. D. thể tích của chất đó.

Câu 12: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước ?

A. Thước B. Lực kế C. Cân D. Bình chia độ

Câu 13: Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là công thức nào sau đây ?

A. d = 10.D B. D = m : V C. P = 10.m D. P = d.V

Câu 14: Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo ?

A. Lực mà chân tác dụng vào quả bóng làm quả bóng chuyển động.

B. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động,

C. Lực mà tay người tác dụng vào lò xo làm lò xo nén lại,

D. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.

Câu 15: Cái bấm móng tay, cái khui nắp chai, búa nhổ đinh… là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào ?

A. Đòn bẩy B. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc D. Không có ứng dụng.

Câu 16: Để đo thể tích chất lỏng, người ta thường dùng đơn vị nào sau đây ?

A. kg. B. N/m3. C. lít D. m.

Câu 17: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi

A. Cái dao B. Cái búa C. Cái nệm D. Cái chén.

Câu 18: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3chứa 65 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá.Khi thả hòn đá vào bình,mực nước trong bình dâng lên tới vạch 120cm3.Thể tích hòn sỏi là:

A. 55cm3 B.100cm3 C.155cm3 D.45cm3

B.ĐIỀN TỪ: Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau

Câu 19: Lò xo, dây cao su, quả bóng bay là những vật có tính chất____________________________

Câu 20: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc được gọi là các ______________________________

Câu 21: Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. Vậy trọng lượng riêng của sắt là_____________

Câu 22: ________________________________________là hai lực cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.

BÀI TẬP

Câu 23: Đổi đơn vị

500 dm = ________________m 2 tấn = _________________kg

0,5 m3 = ________________dm3 500 000 g = ________________kg

500 dm = ________________m 12 tạ = ____________________kg

0,5 m3 = ________________lít 500000 g = ____________________kg

8000 cm = ________________m 1,5 tấn = ____________________kg

2 dm3 = ________________cm3 3000 g = ____________________kg

Câu 24: Một vật có khối lượng 2,4 tấn và thể tích 6000 dm3.

a) Tính trọng lượng của vật đó ?

b) Tính khối lượng riêng của chất làm vật đó ?

c) Tính trọng lượng riêng của chất làm vật đó ?

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________