Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn thi HKI GDCD 10 năm học 2020-2021, trường THPT Việt Đức - Hà Nội.

f207d6d324696edae5304ae1033c1dbc
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 9:41:48 | Được cập nhật: hôm kia lúc 17:28:31 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 355 | Lượt Download: 3 | File size: 0.056895 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD

NĂM HỌC 2020 – 2021

PHẦN I: LÝ THUYẾT

Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

1. Thế nào là mâu thuẫn

* Khái niệm mâu thuẫn

- Theo nghĩa thông thường:

Mâu thuẫn là trạng thái xung đột, chống đối nhau

- Quan niệm Triết học:

Mâu thuẫn là một hiện tượng phổ biến trong GTN và đời sống XH:

+ Bất kì SV, HT nào cũng chứa đựng trong nó những mặt đối lập

+ Hai mặt đối lập ràng buộc nhau , tác động lẫn nhau tạo thành MT

=> Khái niệm: Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.

a) Mặt đối lập của mâu thuẫn

- MĐL: Phản ánh những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm trái ngược nhau trong mỗi SV, HT

- Là những MĐL biện chứng, ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, ko phải là những MĐL bất kì.

=> * MĐL của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của SV, HT chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

b) Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

- Hai MĐL liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các MĐL.

- Lưu ý: Sự thống nhất trong quy luật mâu thuẫn khác với cách nói thống nhất được dùng trong đs hàng ngày.

c) Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

- Sự đấu tranh giữa các MĐL là hai MĐL luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

*Lưu ý:

+ Đấu tranh diễn ra ở mọi lĩnh vực: KT, CT, tư tưởng

+ KN “ đấu tranh ” trong quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa khái quát, không nên chỉ hiểu đó là sự xung đột, dùng sức mạnh diệt trừ nhau.

2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

a) Giải quyết mâu thuẫn

- Sự đấu tranh giữa các MĐL làm cho các SV, HT ko thể giữ nguyên trạng thái cũ

- Kết quả của sự đtranh giữa các MĐL là MT được giải quyết, SV, HT cũ mất đi, SV & HT mới ra đời, xuất hiện MT mới => đòi hỏi đtranh để giải quyết MT mới…=> Tạo ra sự phát triển vô tận của SV & HT

=> * Kết luận: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

b)Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện tiên quyết để giải quyết mâu thuẫn

- MT chỉ được giải quyết khi sự đấu tranh giữa các MĐL lên tới đỉnh điểm và có đk thích hợp

=> * KL: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.

3. Bài học

- Trong CS phải thấy được việc phát hiện MT, giải quyết MT là nguồn gốc bên trong của sự tiến bộ và phát triển.

- Giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng và ưu tiên giải quyết mâu thuẫn cơ bản trước.

- Việc giải quyết MT thì yếu tố tự thân giữ vai trò quyết định còn sự giúp đỡ từ bên ngoài chỉ là quan trọng

- Biết đấu tranh phê bình và tự phê bình để tiến bộ, tránh tư tưởng “dĩ hoà vi quý”.

Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

1. Chất

Khái niệm: Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SV,HT, tiêu biểu cho SV & HT đó, phân biệt nó với các SV & HT khác

2. Lượng

Khái niệm: Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SV,HT, biểu thị trình độ phát triển (cao-thấp) quy mô (lớn – nhỏ) tốc độ vận động (nhanh – chậm) số lượng (ít-nhiều)…của SV,HT.

3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

(Lượng đổi => chất đổi)

- Sự biến đổi của các SV, HT bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của lượng

- Độ: là giới hạn mà sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của SVHT.

Chú ý: phân biệt được độ thông thường với độ theo nghĩa triết học.

- Điểm Nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất cuả SV,HT.

b) Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.

- Mỗi SV & HT đều có Chất đặc trưng và lượng phù hợp với nó.

- Khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

* Bài học

- Trong học tập và rèn luyện phải kiên trì, nhẫn lại, không coi thường việc nhỏ.

- Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hoạt động nửa vời.

Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình

* Phủ định là gi?

Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó

a) Phủ định siêu hình (PĐSH)

PĐSH là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc sóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của SV.

b) Phủ định biện chứng (PĐBC)

PĐBC là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân Svvaf HT, có kế thừa những yếu tố tích cực của SV và HT cũ để phát triển SV và HT mới.

Đặc điểm của PĐBC: Tính khách quan

Tính kế thừa

2. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

a) Sự phủ định của phủ định

Trong quá trình phát triển vô tận của SV và HT, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định, vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu của SV và HT.

b) Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.

3. Bài học

- Không ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới

- Phát hiện cái mới, ủng hộ cái mới và làm theo cái mới

- Tôn trọng các giá trị cũ

- Không phủ định sạch trơn quá khứ

Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

1. Thế nào là nhận thức

a, Các quan điểm khác nhau về nhận thức

- Triết học duy tâm: nhận thức là do bẩm sinh, hay thần linh

- Triết học DV trước Mác: nhận thức là sự phản ánh đơn giản, máy móc thụ động về SVHT

- Triết học duy vật biện chứng:

+ Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn

+ Quá trình diễn ra phức tạp, gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

b, Hai giai đoạn của nhận thức

* Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động)

- Được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với SVHT

- Đem lại những hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của SVHT

* Nhận thức lý tính (Tư duy trìu tượng)

- Là giai đoạn nhận thức tiếp theo

- Dựa trên những tài liệu (tri thức) của nhận thức cảm tính

- Nhờ các thao tác của tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp

- Tìm ra được quy luật, bản chất của SVHT

Kết luận : Nhận thức là quá trình phản ánh SVHT của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

2. Thực tiễn là gì ?

- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Các dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn:

+ Hoạt động sản xuất vật chất

+ Hoạt động đấu tranh chính tri-xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học kĩ thuật

Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét đến cùng các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này.

3. Vai trò của thực tiễn đối với

nhận thức

a, Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

- Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ thực tiễn

- Nhờ có sự quan sát, tiếp xúc, tác động vào các SVHT, từ đó con người đã hình thành nên được những tri thức về SVHT.

- Thông qua hoạt động thực tiễn các giác quan của con người ngày càng phát triển; Nhờ đó con người càng có khả năng khám phá SVHT sâu sắc hơn.

b, Thực tiễn là động lực của nhận thức

Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức. Từ đó thúc đẩy nhận thức phát triển.

c, Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn

- Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

d, Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

- Chỉ có thể đem những tri thức thu được kiểm nghiệm vào thực tiễn mới thấy rõ đúng hay sai

- Thực tiễn là cơ sở nảy sinh tri thức mới

4. Bài học:

- Coi trọng vai trò của thực tiễn

- Học đi đôi với hành

- Tích cực tham gia các hoạt động….

PHẦN II: CÂU HỎI ÔN TẬP

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý kiến nào sau đây sai khi nói về vận động và phát triển ?

A. Khuynh hướng phát triển là cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

B. Không có phát triển thì không có vận động.

C. Khuynh hướng phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ.

D. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.

Câu 2: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. mâu thuẫn. B. xung đột.

C. phát triển. D. vận động.

Câu 3: Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng như thế nào ?

A. Sự vật, hiện tượng tự mất đi được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác.

B. Sự vật, hiện tượng có sự chuyển biến tích cực.

C. Sự vật, hiện tượng vận động, phát triển.

D. Sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại.

Câu 4: Trong các trường hợp dưới đây, đâu là hoạt động thực tiễn?

A. Gió bão cây đổ B. Gà đang đẻ trứng.

C. Bác nông dân đang cày ruộng. D. Bạn A đang tập đàn.

Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

A. Tre già măng mọc. B. Góp gió thành bão.

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. D. Đánh bùn sang ao.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây nói về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là đúng ?

A. Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối.

B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối.

C. Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối.

D. Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối.

Câu 7: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là

A. quy luật tồn tại của sinh vật. B. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập

C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập D. sự liên hệ giữa các mặt đối lập

Câu 8:Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm

A. một hình thức mới. B. một diện mạo mới tương ứng

C. một lượng mới tương ứng D. một trình độ mới tương ứng.

Câu 9: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng ?

A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất

B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

C. Do sự phủ định biện chứng

D. Do sự vận động của vật chất

Câu 10: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi

A. Mưa dầm thấm lâu B. Học thầy không tày học bạn

C. Góp gió thành bão D. Ăn vóc học hay.

Câu 11: Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất ?

A. Lượng đổi làm cho chất đổi

B. Mỗi chất lại có một lượng tương ứng

C. Chất và lượng là hai mặt thống nhất trong một sự vật

D. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ

Câu 12: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng ?

A. Mọi sự vận động đều là phát triển.

B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.

C. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.

D. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.

Câu 13: Phát triển là khuynh hướng …. của sự vật và hiện tượng

A. vận động. B. biến đổi.

C. tất yếu D. chuyển hóa.

Câu 14: Trong lí luận về mâu thuẫn, người ta gọi quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sống là gì ?

A. Hai mặt đối lập B. Hai quá trình

C. Hai yếu tố D. Hai thuộc tính

Câu 15: Sự tác động theo xu hướng nào thì được gọi là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ?

A. Ràng buộc nhau B. Nương tựa nhau

C. Bài trừ, gạt bỏ nhau D. Liên hệ, gắn bó với nhau

Câu 16: Xu hướng nào dưới đây quy định sự ổn định tương đối của sự vật ?

A. Tác động lẫn nhau của các mặt đối lập B. Bài trừ nhau của các mặt đối lập

C. Đấu tranh của các mặt đối lập D. Thống nhất của các mặt đối lập

Câu 17: Một trong những đặc điểm của phủ định biện chứng là

A. tính xóa bỏ B. tính khách quan

C. tính triệt tiêu D. tính chủ quan

Câu 18: Theo quy luật phủ định của phủ định, con đường phát triển của sự vật diễn ra như thế nào ?

A. Đường thẳng đi lên B. Đường tròn khép kín

C. Đường gấp khúc D. Đường xoáy trôn ốc đi lên

Câu 19: Luận điểm nào sau đây là Sai về cái mới ?

A. Ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới.

B. Cái mới có lúc bị cái cũ, cái lạc hậu phủ định.

C. Sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng.

D. Có niềm tin tất thắng vào cái mới.

Câu 20: Quan điểm nào phủ định sạch trơn sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật ?

A. Quan điểm biện chứng duy vật B. Quan điểm biện chứng duy tâm

C. Quan điểm siêu hình D. Quan điểm duy tâm

Câu 21: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện, luận điểm nào sau đây là Sai về chất của sự vật ?

  1. Chất là thuộc tính vốn có của sự vật.

B. Chất là thuộc tính cơ bản của sự vật.

C. Chất đồng nhất với thuộc tính.

D. Dựa vào chất để phân biệt sự vật này với sự vật khác.

Câu 22: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận siêu hình?

A. Rút dây động rừng. B. Cha nào, con nấy.

C. Tre già măng mọc. D. Môi hở răng lạnh.

Câu 23: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, triết học gọi đó là

A. xung đột B. vận động.

C. phát triển D. mâu thuẫn

Câu 24: Nhờ có sự kiên trì, nhẫn nại trong tập luyện mà vận động viên V đã đạt huy chương vàng Á vận hội, đứng trong hàng ngũ vận động viên bơi lội xuất sắc của thế giới. Nhận định trên phản ánh sự biến đổi nào sau đây trong Triết học ?

A. Chất mới sinh ra lượng mới. B. Lượng mới sinh ra chất mới.

C. Chất đổi làm lượng đổi. D. Lượng đổi làm chất đổi.

Câu 25: Từ một nước thiếu lương thực, hiện nay, Việt Nam là một trong số 15 quốc gia xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu trên thế giới. Có thể nói, nông nghiệp thực sự đã trở thành trụ cột của nền kinh tế, đóng góp lớn vào GDP của cả nước, mang lại doanh thu xuất khẩu quốc gia và tạo việc làm cho một nửa lực lượng lao động nông thôn trong 10 năm qua. Thông tin trên đề cập đến khái niệm triết học nào đã học ?

A. Vận động B. Lao động C. Phát triển. D. Nông nghiệp

Câu 26: Nhà bác học Ga li lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng và còn bổ sung: “Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?

A. Động lực của nhận thức. B. Cơ sở của nhận thức.

C. Tiêu chuẩn của chân lí. D. Mục đích của nhân thức

Câu 27: Hoạt động thực tiễn cơ bản nhất của con người là gì ?

A. Hoạt động chính trị - xã hội. B. Hoạt động sản xuất vật chất.

C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Câu 28: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của những cái bình mà con người có tri thức về toán học. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức ?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 29: Trong các câu thành ngữ dưới đây, câu nào không có yếu tố biện chứng?

A. An cư lạc nghiệp. B..Môi hở răng lạnh

C. Đánh bùn sang ao. D. Tre già măng mọc.

Câu 30: Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau,

nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. sự đấu trah giữa các mặt đối lập. B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. sự phủ định giữa các mặt đối lập D. sự phát triển giữa các mặt đối lập

Câu 31: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập B. sự phủ định giữa các mặt đối lập

C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập D. sự điều hòa giữa các mặt đối lập

Câu 32: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là hai mặt đối lập

  1. cùng bổ sung cho nhau phát triển

B. thống nhất biện chứng với nhau

C. liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại

D. gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau

Câu 33: Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó

A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra

B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật

C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng

Câu 34: Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất ?

A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. B. Góp gió thành bão.

C. Năng nhặt chặt bị D. Chị ngã em nâng.

Câu 35: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào ?

A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng

B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm

C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh

D. Chất và lượng biến đổi nhanh chóng.

Câu 36: Khi con người tác động trực tiếp lên sự vật bằng các cơ quan cảm giác, đem lại cho con người những hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của sự vật là giai đoạn nhận thức nào?

A. Nhận thức cảm tính. B. Nhận thức khoa học.

C. Nhận thức cảm giác. D. Nhận thức lý tính.

Câu 37: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn

A. luôn cải tạo hiện thực khách quan.

B. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm của nhận thức.

C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.

D. luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức phát triển.

Câu 38: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định. Nội dung này đề cập đến nội dung nào trong quá trình vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng ?

A. Khuynh hướng. B. Nguồn gốc.

C. Cách thức. D. Hình thức.

Câu 39: Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào ?

A. Ấn tượng ban đầu như thế nào. B. Thông qua các mối quan hệ.

C. Quan sát một vài lần việc họ làm. D. Gặp gỡ nhiều lần.

Câu 40: Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?

A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.

B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Câu 41: Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ đến ngày 30/4/1975 đất nước ta hoàn toàn được giải phóng, non sông thu về một mối. Theo quan điểm Triết học, ngày 30/4/1975 được gọi là?

A. Độ. B. Chất. C. Lượng. D. Điểm nút.

Câu 42: Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa B. Tre già măng mọc

C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài D. Nước chảy đá mòn

Câu 43: Con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo

A. đường cong B. đường xoáy trôn ốc

C. đường thẳng D. Đường gấp khúc

Câu 44: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí ?

A. Cá không ăn muối cá ươn B. Học thày không tày học bạn

C. Ăn vóc học hay D. Con hơn cha là nhà có phúc

Câu 45: Ở học kì I bạn T bị lớp trưởng xếp loại hạnh kiểm trung bình vì có thái độ vô lễ với giáo viên và thường xuyên đi học muộn. Sang học kì II bạn T không  mắc lỗi, tham gia tích cực các hoạt động tập thể nên được thầy cô và bạn bè yêu mến. Tuy vậy ở học kì II, bạn T vẫn tiếp tục bị lớp trưởng xét hạnh kiểm loại trung bình. Nhận xét của bạn T lớp trưởng là nhận xét mang tính chất gì dưới đây?

A. Duy vật B. Siêu hình.

C. Biện chứng. D. Duy tâm.

Câu 46: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Nước ta cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.

B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 47: Sau 12 hai năm học phổ thông, với bao khó khăn vất vả, vượt lên hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, trải qua rất nhiều kỳ thi quan trọng, giờ đây H đã vinh dự trở thành một sinh viên ngành Y. Hãy chỉ ra điểm nút theo nghĩa triết học được đề cập trong nội dung trên?

A. Vượt lên hoàn cảnh khó khăn. B. Trở thành sinh viên ngành Y

C. Sau 12 năm học phổ thông. D. Vượt qua nhiều kỳ thi quan trọng

Câu 48: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là chị T là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Trong trường hợp này ai là người tham gia hoạt động chính trị xã hội ?

A. Chị C. B. Anh M. C. Chị T và chị C. D. Anh M và chị T.

Câu 49: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?

A. Hoạt động thực nghiệm khoa học B. Trái Đất quay quanh mặt trời

C. Hoạt động sản xuất của cải vật chất D. Hoạt động chính trị xã hội

Câu 50: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách

A. khái quát và trừu tượng B. chủ quan và máy móc

C. đơn giản và máy móc D. cụ thể và sinh động

Câu 51: Câu thành ngữ nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Tháng tám nắng rám trái bưởi. B. Con hơn cha, nhà có phúc.

C. Gieo gió gặt bão. D. Ăn cây nào, rào cây ấy.

Câu 22: Nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành” thể hiện vai trò nào của thực tiễn?

A. Cơ sở của nhận thức. B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 53: Bác Hồ đã từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở của nhận thức. B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 54: V Lê - nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn. Lê - nin bàn về

  1. nội dung của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. điều kiện của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

C. cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

D. khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Câu 55:  Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định

A. Lần thứ nhất B. Lần hai, có kế thừa C. Từ bên ngoài D. Theo hình tròn

Câu 56: Sự thống nhất giữa chất và lượng là

A. luôn mang tính tuyệt đối. B. luôn mang tính tương đối.

C. vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. D. mang tính lý thuyết.

Câu 57: Bạn T và Q cùng gặp thầy hiệu trưởng trung học phổ thông K để báo về việc bạn P sử dụng điện thoại chép bài thi môn Văn trong kì thi khảo sát vừa rồi. Việc làm của bạn T và Q thể hiện nội dung nào dưới đây khi giải quyết mâu thuẫn?

A. Thái độ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”. B. Vạch áo cho người xem lưng.

C. Phê bình và tự phê bình. D. Đấu tranh chống lại tiêu cực.

Câu 58: Quá trình vận động của tư bản từ hình thái tư bản tiền tệ sang hình thái tư bản hàng hoá là một sự phủ định trong quá trình vận động, phát triển của tư bản. Quá trình này có sự thay đổi hình thái tồn tại của tư bản nhưng nội dung giá trị của tư bản được bảo tồn dưới hình thái mới - hình thái có khả năng khi tiêu dùng trong sản xuất thì chẳng những có khả năng tái tạo giá trị cũ mà còn có khả năng làm tăng giá trị mới của tư bản. Xét về mặt triết học hình thức phủ định trên là phủ định nào dưới đây?

A. Phủ định biện chứng B. Phủ định của phủ định.

C. Phủ định siêu hình. D. Phủ định khách quan.

Câu 59: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của những cái bình mà con người có tri thức về toán học. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 60: Trong lớp học, giáo chủ nhiệm đã tổ chức cho học sinh có tinh thần tập thể mạnh dạn phê bình, góp ý những bạn thường xuyên vi phạm nội quy ảnh hưởng đến tập thể lớp. Trong trường này, cô giáo đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây?

A. Đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Thống nhất mâu thuẫn.

C. Điều hòa mâu thuẫn. D. Thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 61: Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, D đã vượt lên hoàn cảnh gia đình để thi đỗ vào một trường đại học uy tín. Tuy nhiên trong thời gian học đại học, do mải đi làm thêm kiếm tiền, nên D đã sao nhãng việc học tập, nợ nhiều môn học dẫn đến D phải kéo dài thời gian học so với quy định gần 1 năm. Ra trường D gửi hồ sơ xin việc ở nhiều nơi nhưng đều bị các công ty từ chối với lý do kết quả học tập kém và thời gian thử việc có kết quả không tốt do năng lực kém. Từ lý do thất nghiệp của D chúng ta có thể vận dụng đơn vị kiến thức nào dưới đây để lý giải?

A. Chưa biết giải quyết mâu thuẫn của gia đình.

B. Nhà tuyển dụng đánh giá chưa đúng về năng lực.

C. Chưa có sự tích lũy về lượng để thay đổi về chất.

D. Chưa gặp được may mắn trong xin việc.

Câu 62: Bộ luật Hình sự năm 2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật Hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là bộ luật Hình sự năm 1995, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xét về mặt triết học việc bộ

luật hình sự năm 2015 kế thừa các thành quả trong công tác xây dựng pháp luật trước đó là biểu hiện của hình thức phủ định nào?

A. Phủ định biện chứng B. Phủ định khách quan.

C. Phủ định của phủ định. D. Phủ định siêu hình.

Câu 63: Bố của An bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự nghiên cứu, An đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này, An đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục tiêu của nhận thức.

D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

Câu 64: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa vận động và phát triển?

A. Mọi sự vận động đều là phát triển.

B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.

C. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.

D. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.

Câu 65: Bố của A bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại . Qua nhiều lần tự nghiên cứu, A đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Phủ định biện chứng là gì ? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

Có ý kiến cho rằng, kinh nghiệm của các thế hệ cha ông trước đây không có giá trị gì trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày nay.

Em có đồng ý với ý kiến này không ? Vì sao ?

Câu 2: Thực tiễn là gì ? Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Vận dụng kiến thức đã học về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức hãy giải thích câu thành ngữ sau:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu 3: Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?

Câu 4: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng ?

…………………………………..Hết…………………………….

Trang 19/19 Đề cương GDCD HK1- K10