Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II DL9

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 19:48:34 | Được cập nhật: 21 tháng 4 lúc 6:36:03 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 530 | Lượt Download: 8 | File size: 0.05888 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: ĐỊA LÍ 9
Good luck!
CÂU 1: Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng
Đông Nam Bộ?
* Điều kiện tự nhiên :
- Địa hình: bán bình nguyên, thoải -> Mặt bằng xây dựng tốt: Các khu công
nghiệp, khu đô thị.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm với một mùa mưa một mùa khô, đất xám, đất
badan màu mỡ, nguồn nước dồi dào -> trồng và chế biến cây công nghiệp quy
mô lớn: Cao su ,cà phê , hồ tiêu , điều , cây ăn quả …
- Nguồn thuỷ văn phong phú, có vai trò quan trọng: Hệ thống sông Đồng Nai, hồ
Dầu Tiếng, Trị An… -> có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời
sống.
* Tài nguyên thiên nhiên:
Tương đối ít khoáng sản. Chủ yếu là đá axit, sét-caolanh, nước khoáng…
CÂU 2: Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của vùng ĐNB? Dựa vào
Atlat địa lí VN trang 29, kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng?
- Có sự thay đổ rõ rệt so trước ngày giải phóng .
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng
(65,1% năm 2007).
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành như: Công nghiệp
nặng , công nghiệp nhẹ , chế biến lương thực thực phẩm…
- Một số ngành hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển: Khai thác dầu
khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao…
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Các trung tâm công nghiệp:
CÂU 3: Cho BSL:
Dân số thành thị và dân số nông thôn ở TP.HCM (đơn vị:%)
Năm
2000
2005
2010
Vùng
Nông thôn
45,0
44,1
42,7
Thành thị
55,0
55,9
57,3

2015
37,3
62,7

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Niên giám thống kê Việt Nam qua một số năm)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số vùng Đông Nam Bộ phân theo thành thị
và nông thôn giai đoạn 2000 – 2016.
b) Nêu nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân thành thị và nông thôn của vùng
Đông Nam Bộ giai đoạn 2000 – 2016.

1

c) Cho biết sự gia tăng dân số thành thị ảnh hưởng như thế nào đến sự phát
triển kinh tế của TPHCM ?
- Bổ sung thêm lực lượng lao động mới, năng động có tác phong công
nghiệp, khắc phục tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở các
vùng nông thôn
- Thị trường tiêu thụ rộng, tạo nên sự đa dạng văn hoá, ngôn ngữ, phong tục
trong địa bàn
- Tận dụng tốt và quy hoạch lại quỹ đất đai của vùng.
CÂU 4: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành
vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước? Dựa vào Atlat địa lí
VN trang 29, nêu sự phân bố một số cây công nghiệp chính của vùng?
Nhờ các điều kiện về tự nhiên và kinh tế-xã hội:
a) Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: bán bình nguyên, thoải -> địa bàn thích hợp hình thành các vùng
chuyên canh cây công nghiệp lớn.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm với một mùa mưa một mùa khô; đất xám, đất
badan màu mỡ, nguồn nước dồi dào -> phát triển trồng và chế biến các loại cây
công nghiệp quy mô lớn: Cao su ,cà phê , hồ tiêu , điều , cây ăn quả …
- Nguồn thuỷ văn phong phú, có vai trò quan trọng: Hệ thống sông Đồng Nai, hồ
Dầu Tiếng, Trị An… -> đảm bảo nguồn cung cấp nước tưới (đặc biệt vào mùa
khô).
b) Điều kiện kinh tế-xã hội:
- Dân số đông, lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc và
chế biến các sản phẩm cây công nghiệp.
- Các cơ sở chế biến ngày càng được mở rộng và đầu tư mạnh mẽ.
- Chính sách định canh định cư chú trọng phát triển vùng chuyên canh cây công
nghiệp của Nhà nước.
* Phân bố các cây nghiệp chính của vùng (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu):

CÂU 5: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để sản
xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSCL? Dựa vào Atlat địa lí VN trang 19, kể tên
một số tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước?
a) Thuận lợi:
- Địa hình: khá bằng phẳng -> địa bàn thích hợp hình thành các vùng chuyên
canh lương thực thực phẩm quy mô lớn
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa lớn
- Dãy đất phù sa ngọt màu mở dọc sông Tiền, sông Hậu có diện tích 1,2 triệu ha;
đất phèn, mặn ven biển có diện tích 2,5 triệu ha
- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặt, nguồn nước dồi dào.
=> Tạo điều kiện thuận lợi cho vùng ĐBSCL trồng, chế biến các loại cây lương
thực (đặc biệt là cây lúa…), một số loại cây ngắn ngày, cây ăn quả khác…
2

b) Khó khăn:
- Khí hậu có một mùa khô, một mùa mưa -> gây hạn hán, lũ lụt
- Đất phèn, đất mặn còn chiếm diện tích lớn cần cải tạo.
* Một số tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước:
CÂU 6: Nêu tình hình phát triển nông nghiệp của vùng ĐBSCL? Theo em, việc
cải tạo đất phèn, đất mặn có ý nghĩa gì trong phát triển nông nghiệp của vùng?
* Tình hình phát triển:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
Bình quân lương thực theo đầu người là 1066,3 kg gấp 2,3 lần trung bình cả
nước (năm2002).
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,
Vĩnh Long, Trà Vinh.
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: Chiếm hơn 50% cả nước nhiều nhất các tỉnh
Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
- Rừng ngập mặn ven biển, biển ấm với các vùng nước lợ nước mặn, ngư trường
rộng -> Phát triển mạnh đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản.
* Ý nghĩa việc cải tạo đất phèn, mặn:
- Mở rộng diện tích đất canh tác, đất nuôi trồng thuỷ sản
- Tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
- Góp phần bảo vệ môi trường.
CÂU 7: Cho BSL:
Sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi và tôm nuôi của vùng ĐBSCL và cả nước
năm 2016:
(Đơn vị: nghìn tấn)
Vùng
ĐB sông Cửu Long
Cả nước
Sản lượng
Cá biển khai thác
855,5
2242,8
Cá nuôi
1821,0
2585,9
Tôm nuôi
535,5
656,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi và tôm
nuôi của vùng ĐBSCL so với cả nước năm 2016 (Cả nước = 100%).
b) Nêu một số thuận lợi và khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ
sản của vùng ĐBSCL?
* Thuận lợi:
- Đường bờ biển dài (8/13 tỉnh giáp biển), có nhiều bãi triều, các cánh rừng
ngập mặn, vùng nước lợ nước mặn ven biển
- Biển ấm, ngư trường rộng (Cà Mau – Kiên Giang), nguồn lợi hải sản phong
phú
- Sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều ao hồ với diện tích mặt nước rộng
(vùng chiếm trên 45% diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của cả nước).
- Khí hậu có một mùa khô -> phát triển và mở rộng công nghiệp chế biến
- Chính sách phát triển của Nhà nước.
* Khó khăn:
3

- Thiên tai: Gió, bão
- Tàu thuyền, phương tiện đánh bắt còn thô sơ, công suất thấp
- Sự suy giảm nguồn lợi hải sản do khai thác quá mức (đặc biệt ở ven bờ)…
CÂU 8: Kể tên các ngành kinh tế biển mà em đã học? Trong đó, em hãy chọn 1
ngành kinh tế biển và nêu những thế mạnh về ĐKTN và TNTN của nước ta để
phát triển ngành đó.

CÂU 9: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm
môi trường biển - đảo ở nước ta. Theo em, cần có những biện pháp gì để bảo vệ
tài nguyên và môi trường biển?
* Nguyên nhân:
- Đánh bắt, khai thác tài nguyên biển quá mức hoặc sử dụng các phương tiện
huỷ diệt (bom, mìn, thuốc nổ…)
- Các hoạt động kinh tế của con người (công nghiệp, du lịch, khai thác dầu
khí…) thải chất thải ra môi trường biển.
* Biện pháp:
- Đánh bắt, khai thác hợp lí, đúng cách để bảo vệ và phát triển nguồi lợi hải sản,
rừng ngập mặn, rạn san hô…
- Khuyến khích và đầu tư đánh bắt xa bờ
- Nghiêm cấm việc thải rác, chất thải ra môi trường biển để phòng chống ô
nhiễm biển.

4